K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2023

– Sử dụng thức ăn càng sớm càng tốt. Nếu để càng lâu, một loại vi khuẩn cơ hội là Listeria, sẽ phát triển, đặc biệt nếu nhiệt độ tủ lạnh ở trên 4 độ C.

– Cảnh giác với thực phẩm dễ hư hỏng. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ thì nên vứt bỏ thức ăn thừa ngay. Vi khuẩn vẫn có thể phát triển ngay trong tủ lạnh, khiến thức ăn không còn ngon và gây hại cho sức khỏe.

– Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống, thịt gia cần, hải sản

23 tháng 2 2023

Một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình là:

 

- Bỏ thực phẩm vào tủ lạnh: Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.

- Muối chua: Độ pH thấp sẽ sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.

- Sấy khô: Biện pháp này giúp làm giảm lượng nước trong thực phẩm → hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.

- Làm mứt: Biện pháp này sử dụng lượng đường cao để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.

2 tháng 3 2023

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh 

7 tháng 1 2022

Tham khảo

Không nên sử dụng thức ăn bị ôi thiuVì thức ăn bị ôi thiu là do thức ăn không được bảo quản tốt, bảo quản thức ăn không đúng cách dẫn đến các vi khuẩn hoại sinh sinh sôi, mùi vị thay đổi là đã  dấu hiệu nhiễm khuẩn. Nếu ăn vào sẽ đưa trực tiếp các vi khuẩn vào cơ thể, gây hại đến sức khỏe.

Bảo quản lạnh ở nhiệt độ thấp để ngăn sự sinh trưởng của vi khuẩn.Loại bỏ nước, diệt vi khuẩn khỏi thực phẩm bằng cách sấy khô, phơi nắng,…Để thực phẩm ở nơi thoáng mát, không để ở những nơi ẩm mốc.

Không nên sử dụng thức ăn bị ôi thiu vì nó có rất có hại cho sức khỏe

Các biện pháp:

Không để tủ lạnh quá lâu

Nên chế biến ngay sau khi mua về

Không để gần những nơi không đảm bảo nhiệt độ, chất lượng

15 tháng 3 2022

1/ Sấy khô
Sấy khô là biện pháp làm giảm tối đa lượng nước có trong thực phẩm để ngăn chặn hoạt động của các loại vi khuẩn làm hỏng thức ăn.

Đây là một trong những cách bảo quản dễ thực hiện và rất tiện lợi có từ lâu đời. Với phương pháp sấy khô, chúng ta có thể dự trữ được nhiều loại thực phẩm khác nhau từ rau củ, trái cây, sữa,… cho đến thịt cá. Ngoài ra, trái cây tươi như táo, lê, nho, chuối, mít, xoài… được sấy khô còn tạo ra một loại thực phẩm rất thơm ngon và được nhiều người ưa thích, sử dụng làm món ăn vặt, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

Ưu điểm: tiết kiệm không gian dự trữ, thời gian bảo quản được lâu, có thể áp dụng với nhiều loại thực phẩm khác nhau, chi phí thấp, hàm lượng chất dinh dưỡng được giữ lại tương đối cao, không tốn nhiều công sức chuẩn bị và thích hợp cho việc dự trữ trong các trường hợp cần thiết.

Hạn chế: nhiều vitamin quan trọng bị mất đi do tác dụng của nhiệt độ cao cộng với thời gian dữ trự kéo dài.

2/ Đông lạnh
Ngày nay, phương pháp đông lạnh thực phẩm được sử dụng rất phổ biến nhờ có các thiết bị  đông lạnh tiện lợi. Nhiệt độ thấp khi bảo quản đông lạnh khiến cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật làm hỏng thức ăn không thể phát triển và hoạt động, từ đó làm chậm quá trình hư hỏng thức ăn.

Ưu điểm: có thể bảo quản các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, thủy hải sản trong một thời gian dài mà vẫn giữ được hương vị vốn có của nó. Bởi phương pháp này chỉ làm ngưng mọi tác động xấu đến thực phẩm.

Hạn chế: cần phải tuân theo những điều kiện bảo quản lạnh phù hợp (như nhiệt độ, bảo quản riêng biệt từng loại) và những phương pháp rã đông khoa học để không làm mất hết giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Khi kết thúc việc bảo quản, phải sử dụng ngay chứ không được để thực phẩm đông lạnh tiếp xúc lâu ở nhiệt độ thường sẽ rất nhanh hỏng.

3. Muối chua
Muối chua cũng là cách bảo quản thực phẩm có từ lâu đời, được sử dụng rộng rãi và dễ dàng. Muối chua sẽ chuyển hóa đường thành acid lac, một loại acid rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, tạo nên những sản phẩm độc đáo, có vị đặc trưng.

Hạn chế: Phương pháp này có thể bảo quản một số loại rau củ nhưng thời gian bảo quản không dài như hai phương pháp trên. Nếu để quá lâu sẽ khiến cho thực phẩm quá chua và không tốt cho dạ dày khi ăn nhiều. Ngoài ra, các loại thực phẩm này sẽ không có lợi cho sức khỏe nếu ăn nhiều và ăn trong thời gian dài bởi chúng có hàm lượng đường, muối cao.

15 tháng 3 2022

Bảo quản thực phẩm trong hộp thủy tinh rồi đóng nắp kĩ rồi hãy để vào tủ lạnh.

Đông lạnh.

Sấy khô.

làm chua

bạn nhé

26 tháng 2 2021
1. Nhóm thực phẩm sống

Các loại đồ sống như thịt sống, cá sống… có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn nguy hiểm. Do đó, trước khi đưa vào tủ lạnh bảo quản cần phải được đóng gói, đựng trong hộp kín và để tách biệt với thực phẩm chín để tránh trường hợp vi khuẩn lan sang thực phẩm khác gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, nên tránh để gần rau sống, các loại đồ uống không lẫn vào nhau.

2. Nhóm đồ uống

Hầu hết, các gia đình việt  nào cũng cất trữ sữa, nước ngọt… trong tủ lạnh. Tuy nhiên việc bảo quản các loại đồ uống này cần phải cẩn thận để tránh các thực phẩm khác có thể lẫn vào. Vì thế, khi bảo quản sữa tươi, bạn nên để ra ngăn riêng biệt không đụng chạm với các loại thực phẩm khác. Nên dùng các loại chai nhựa có nắp sử dụng chứa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn.

3. Nhóm rau xanh

Nếu rau không được bảo quản riêng chúng cũng có thể nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác. Bảo quản hoa quả và rau ở ngăn riêng biệt và trữ theo cùng loại như: táo với táo, cà rốt ... Trái cây và rau quả phả các khí gas khác nhau vì thế nếu để chung loại này có thể khiến loại kia nhanh hỏng hơn. Vì thế không nên để chung rau với các loại hoa quả. Trước khi cho rau, củ quả vào tủ lạnh, hãy rửa sạch và để ráo hẳn nước vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn.

4. Nhóm thức ăn thực phẩm thừa

Đồ ăn thừa khi bảo quản trong tủ lạnh nếu không được đậy kín thức ăn sẽ không giữ được hương vị mà còn dễ biến chất, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, nên nhớ cần đậy kín đồ ăn mỗi khi cho vào tủ lạnh. Tốt nhất, bạn nên cho chúng vào hộp nhựa có nắp đậy. Bạn cũng có thể dùng màng bọc ngăn khí trong tủ bám vào thức ăn hạn chế thức ăn biến chất. Đặc biệt khi bảo quản các loại thức ăn không được chung với nhau nhiều nhà có thói quen dồn thức ăn, nhưng nếu làm như thế thức ăn nhanh bị hư hỏng.

Vì thế thức ăn thừa cũng phải được phải bọc kín bằng màng bọc hoặc cho vào hộp có nắp đậy để tránh vi khuẩn xâm nhập và tránh việc thực phẩm bị khô, hỏng. Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ nên bảo quản trong vòng 2 tiếng sau khi nấu.

28 tháng 2 2021

hay

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

- Tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,… không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc: hoa quả, bánh mì, cơm,…

- Dấu hiệu để biết thức ăn, đồ uống bị hỏng là:

+ Hoa quả bị thâm, mốc

+ Thức ăn, đồ uống có mùi lạ, thiu

23 tháng 2 2023

Bàn, ghế: không để đồ vật quá nặng nên mặt bàn, ghế, không để nơi ẩm thấp tránh mối mọt

Ấm điện: không đun nước quá mức quy định.

Chậu nhựa không để nơi có nhiệt độ cao

9 tháng 5 2016

một số bệnh do vi khuẩn kí sinh gây ra ở người là vi khuẩn bệnh than và vi khuẩn bệnh tả

Cách phòng tránh bệnh do vi khuẩn kí sinh gây ra dùng kháng sinh