Bài về nhà
1. Một bể cá cảnh hình hộp chữ nhật có chiều cao 1,2m, chiều rộng 0,4m và chiều cao 0,6m. Mực nước trong bể cao 35cm. Sau khi thả hòn Non Bộ vào trong bể thì mực nước trong bể cao 47cm. Tính thể tích hòn Non Bộ.
Bài giải
Đổi 1,2m=120 cm
0,4m=40cm
0,6m=60cm
Thể tích của mực nước là:
40x60x35=84000(cm3)
Thể tích mực nước sau khi thả hòn non bộ là:
40x60x47=112800(cm3)
Thể tích hòn non bộ là:
112800-84000=28800(cm3)
Đáp số:28800cm3
2.Một bể cá hình hộp chữ nhật có kích thước trong bể là: dài 2,5m; rộng 1,8m; mức nước trong bể cao 0,6m. Người ta thảvào bể một hòn non bộ thì mức nước trong bể cao 0,7 m. Tính thể tích của hòn non bộ ngập trong nước.
Bài giải
Thể tích của mực nước là:
2,5x1,8x0,6=2,7(m3)
Thể tích mực nước sau khi thả hòn non bộ là:
2,5x1,8x0,7=3,15(m3)
Thể tích hòn non bộ là:
3,15-2,7=0,45(m3)
Đáp số:0,45m3
3. Một cái bình thủy tinh có dạng hình hộp chữ nhật, đáy là hình vuông cạnh 10cm, mực nước trong bình cao 20cm. Người ta bỏ vào bình một khối kim loại thì mực nước dâng cao 25,5cm. Tính thể tích khối kim loại đó.
Bài giải
Thể tích mực nước trong bình là:
10x10x20=2000(cm3)
Thể tích mực nước và khối sắt là:
10x10x25,5=2550(cm3)
Thể tích khối sắt là:
2550-2000=550(cm3)
Đáp số:550cm3
4. Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật làm bằng kính( không có nắp) có chiều dài 80cm, chiều rộng 50cm, chiều cao 45cm. Mực nước ban đầu trong bể cao 35cm.
a) Tính diện tích kính dùng để làm bể cá đó.
b) Người ta cho vào bể một hòn đá có thể tích 10dm3. Hỏi mực nước trong bể lúc này cao bao nhiêu xăng – ti- mét?
Bài giải
Đổi 10dm3=10000cm3
Diện tích xung quanh của bể cá là:
(80+50)x2x45=11700(cm2)
Diện tích toàn phần của bể cá là:
11700+80x50x2=19700(cm2)
Diện tích đáy của bể cá là:
80x50=4000(cm2)
Diện tích kính cần để dùng làm bể cá là:
19700-4000=15700(cm2)
Thể tích mực nước trong bể cá là:
80x50x35=140000(cm3)
Thể tích bể cá sau khi thả hòn đá vô là:
140000+10000=150000(cm3)
Chiều cao của mực nước sau khi thả hòn đá vô là:
150000:(80x50)=37,5(cm)
Đáp số:a)15700cm2
b)37,5cm
5. Một căn phòng hình hộp chữ nhật dài 4,2m, rộng 3,6m và cao 3,4m. Người ta muốn quét vôi tường bên trong và trần nhà. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông, biết rằng tổng diện tích các cửa bằng 5,8m2.
Bài giải
Diện tích xung quanh là:
(4,2+3,6)x3,4x2=53,04(m2)
Diện tích trần nhà là:
4,2x3,6=15,12(m2)
Diện tích cần quét vôi là:
(53,04+15,12)-5,8=62,36(m2)
Đáp số: 62,36m2
6.Một hình hộp chữ nhật và một hình lập phương có thể tích bằng nhau. Cạnh hình lập phương bằng chiều cao của hình hộp chữ nhật. Biết hình hộp chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 3cm. Tính diện tích xung quanh ,diện tích toàn phần của mỗi hình.
Bài giải
Thể tích hình lập phương và thể tích hình hộp chữ nhật bằng nhau suy ra:
12 x 3 x h = a x a x a
Bởi vì a = h nên 12 x 3 = a x a.Vậy 36 = a x a
Vì 6 x 6 =36 cm nên cạnh hình lập phương(hay chiểu cao hình hộp chữ nhật là 6 cm.
Diện tích xung quanh hình lập phương là:
36 x 4 = 144(cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
36 x 6 =216(cm2)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(12+3) x 2 x 6 = 180(cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
180+36 x 2 = 252(cm2)
Đáp số: Hình lập phương: Sxq=144 cm2
Stp=216 cm2
Hình hộp chữ nhật:Sxq=180 cm2
Stp=252 cm2
7.Tính thể tích của hình lập phương biết hiệu của diện tích xung quanh và diện tích toàn phần là 162dm2.
Bài giải
Diện tích xung quanh ít hơn diện tích toàn phần 162dm2 mà diện tích xung quanh bằng a x a x 4 còn diện tích toàn phần là a x a x 6 nên suy ra diện tích toàn phần gồm 6 phần còn diện tích xung quanh gồm 4 phần.
Diện tích xung quanh là:
162:(6-4)x4=324(cm2)
Diện tích 1 mặt là:
324 : 4 =81(cm2)
Vì 81=9 x 9 nên suy ra cạnh hình lập phương bằng 9 cm.
Thể tích hình lập phương là:
81 x 9 =729(cm3)
Đáp số:729 cm3
8. Người ta quét vôi một phòng học có kích thước: dài 8m, rộng 6m, cao 3m. Phòng có trần và 6 cửa sổ, mỗi cửa rộng 1,2m cao 1,5m và một cửa ra vào rộng 1,2m, cao 2,2m (chỉ tính quét vôi phía trong lớp). Tính diện tích cần quét vôi.
Bài giải
Diện tích của 6 cửa số là:
(1,2x1,5)x6=10,8(m2)
Diện tích xung quanh phòng học là
(8 + 6 )x3 x2 =84(m2)
Diện tích quét vôi là:
84-10,8=73,2(m2)
Đáp số:73,2 m2
9. Hai khối lập phương có kích thước gấp nhau 8 lần. Hỏi:
a. Thể tích của chúng gấp nhau bao nhiêu lần?
b. Diện tích xung quanh của chúng gấp nhau bao nhiêu lần?
Bài giải
Thể tích của khối lập phương lớn gấp khối lập phương bé số lần là:
8 x 8 x 8 = 512 ( lần)
Diện tích xung quang của khối lập phương lớn gấp khối lập phương số lần là:
8 x 8 = 64 (lần)
Đáp số:a)512 lần
b)64 lần
10. Một bể nước có kích thước: dài 12m, rộng 4m, cao 2m. Có 3 vòi nước chảy vào bể.Lưu lượng các vòi nước: vòi thứ nhất chảy 130 lít/phút; vòi thứ hai chảy 110lít/phút và vòi thứ 3 chảy 80lít/phút. Hỏi trong tình trạng bể hết nước và người ta mở cả 3 vòi một lúc thì sau bao lâu bể nước sẽ đầy?
Bài giải
Thể tích của bể nước là:
12 x 4 x 2 =96(m3)
Đổi 96 m3=96000 dm3=96000 l
Số lít nước chảy được1 phút nếu cả ba vòi cùng chảy là:
130+110+80=320(l)
Thời gian để chảy đầy bề nếu cả ba vòi cùng chảy là:
96000:320=300(phút)
Đáp số:300 phút
cô mình giao bài lớp 5 mình làm thế này đúng không các bạn?
nhận xét dùm nhé
400-400=0
Ai k mình mình k lại!
80 x 50 - 50 x 80
= (80 - 80) x 50
= 0 x 50
= 0