K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

NHẬT BẢN

1. Khái quát chung

- Vị trí địa lí: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3 800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Kiu-xiu).

- Diện tích: 378 000 km2.

- Thủ đô: Tô-ky-ô.

- Tổng số dân: 125,8 triệu người (2020).

2. Đặc điểm kinh tế

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

- Một số sản phẩm đặc trưng và nổi tiếng của:

+ Nông nghiệp: lúa gạo, hoa quả (nho, đào, dâu,...), thịt bò, rượu sake,...

+ Công nghiệp: phương tiện giao thông (tàu biển, ô tô, xe máy), điện tử (sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, rôbôt), sợi, vải,...

+ Dịch vụ: ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới; ngành giao thông vận tải có vị trí đặc biệt quan trọng trên thế giới.

3. Kết luận

- Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

- Nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển hùng mạnh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

NHẬT BẢN

1. Khái quát chung

- Vị trí địa lí: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3 800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Kiu-xiu).

- Diện tích: 378 000 km2.

- Thủ đô: Tô-ky-ô.

- Tổng số dân: 125,8 triệu người (2020).

2. Đặc điểm kinh tế

a. Quá trình phát triển

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Hiện trạng nền kinh tế

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

3. Kết luận

- Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

- Nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển hùng mạnh.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).

- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

28 tháng 11 2023

 GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Hàn Quốc là 31.489 USD/người vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt -1.09% trong năm 2020, giảm -357 USD/người so với con số 31.846 USD/người của năm 2019. GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc năm 2021 dự kiến sẽ đạt 31.136 USD/người nếu nền kinh tế Hàn Quốc vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và mức dân số như năm vừa rồi.

- Đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc là KRW (Korean Won), tỷ giá là 1020 KRW = 1 USD.

28 tháng 11 2023

trong sách có á

17 tháng 11 2023

NHẬT BẢN 

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).

- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

10 tháng 11 2023

Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Campuchia là một trong những nước nghèo nhất.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Khái niệm

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế được phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ hiện đại.

- Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cao hơn so với kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội.

2. Một số đặc điểm của kinh tế tri thức

- Tri thức là nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội.

- Lao động tri thức chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất.
- Dịch vụ với các ngành cần nhiều tri thức là chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.

- Công nghệ thông tin và truyền thông có tính chất quyết định.

- Công nghệ cao, các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội.

- Giáo dục đóng vai trò quan trọng.

- Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng.

- Là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

3. Biểu hiện của kinh tế tri thức

- Một số biểu hiện của kinh tế tri thức:

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng nguyên liệu và năng lượng tự nhiên nên tạo ra những sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Từ đó tạo tiền đề phát triển bền vững.

+ Sản xuất sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, luôn luôn có sự cân bằng giữa cung và cầu, hạn chế hàng tồn kho.

+ Cái mới luôn được sáng tạo liên tục chứ không phải từ cái cũ phát triển lên.

+ Quá trình nghiên cứu, sáng tạo của con người luôn không ngừng được thực đẩy, phát triển ra kĩ thuật công nghệ hiện đại.

+ Có sự ứng dụng công nghệ thực tế - ảo trong các hoạt động như học tập, thiết kế, xây dựng, kiến trúc, thực nghiệm khoa học,... giúp tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời nâng cao năng suất lao động.

- Một số ví dụ về các sản phẩm ứng dụng của nền kinh tế tri thức:

+ Các nguồn năng lượng tái tạo, như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…


+ Các loại rô-bốt thông minh, như: rô-bốt phẫu thuật (trong lĩnh vực y tế); rô-bốt thu hoạch nông sản (trong lĩnh vực kinh tế); rô-bốt chăm sóc trẻ em,…

+ Các phần mềm quản lí hồ sơ học sinh; theo dõi sự tiến bộ của học sinh,… (trong lĩnh vực giáo dục).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

BÁO CÁO VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

1. Khái quát về nền kinh tế tri thức:

Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin. Trong nền kinh tế tri thức, việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ hiện đại. Cơ sở của nền kinh tế tri thức là tri thức (thể hiện trong con người và trong công nghệ)...

Sự ra đời và phát triển của nền kinh tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Nó được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển nhanh, mang tính đột phá của công nghệ thông tin. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sáng kiến, phát minh khoa học,... đã tạo ra tính linh hoạt, hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất.

Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cao hơn so với kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội.

2. Đặc điểm của kinh tế tri thức:

Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức. Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.

Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ. Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, sức cạnh tranh chủ yếu dựa vào tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ hiện có, thì trong nền kinh tế tri thức lại dựa chủ yếu vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ chất lượng cao. Các quyết sách kinh tế được tri thức hóa.

Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ. Lao động trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. Học suốt đời, xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.

Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia. Các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.

Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và theo đó là hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm. Bởi vậy, nó mang tính toàn cầu hóa. Trong nền kinh tế tri thức, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia. Nền kinh tế tri thức còn được gọi là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.

Ngoài các đặc điểm trên, nền kinh tế tri thức còn là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội, làm xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới, các làng khoa học, các công viên khoa học, vườn ươm khoa học...

3. Biểu hiện của nền kinh tế tri thức:

Lao động tri thức chiếm tỉ lệ cao.

Cơ cấu nền kinh tế có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng GDP cao nhất, nổi bật có các ngành cần nhiều tri thức.

Xuất hiện nhiều ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông là động lực chủ yếu cho phát triển nền kinh tế.

Chú trọng cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao.

Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải...
Đọc tiếp
Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải vì sao trong điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được thực hiện hóa? Gợi ý: Tìm hiểu về sự hình thành triều đại Charkit ở Xiêm và triều Nguyễn ở Việt Nam. Tìm hiểu về nền kinh tế ở hai quốc gia. Tìm hiểu về cơ cấu xã hội của 2 quốc gia.
0