K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Điều quan trọng của dinh dưỡng bữa ăn lành mạnh là với mỗi bữa ăn hàng ngày bạn hãy chú ý: tăng cường lượng rau củ, trái cây, đậu hạt và hạn chế các chất không tốt cho sức khỏe như chất béo bão hòa, muối/natri và đường tinh luyện. Ngoài ra, đừng quên việc kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cùng việc rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.

Ví dụ thực đơn chế độ ăn 1 ngày:

- Bữa sáng: Bánh mì nguyên hạt + trứng luộc + sữa tươi

- Bữa ăn nhẹ: Trái cây sấy khô

- Bữa trưa: Mỳ nấu xương + trái cây tùy chọn

- Bữa tối: Cơm gạo lứt ăn kèm thịt gà kho + trái cây tùy chọn

3 tháng 12 2017

Mình ko chắc là trả lời đúng hay ko dâu đó nha :

Tại vì mỗi người đều có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Vd:phụ nữ có thai thì phải ăn đồ nhiều vitamin,trẻ em cũng cần bổ sung các chất chủ yếu,người béo thì phải ăn nhiều rau,người gầy nên ăn đồ có nhiều chất đạm,......

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỷ lệ người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng.Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỷ lệ người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng.

Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn đề nhức nhối và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu như đối với thuốc lá và rượu bia thì những tác hại là dễ dàng nhìn thấy trước mắt và có từ bỏ được, thì đối với chế độ dinh dưỡng lại hoàn toàn ngược lại.

Chế độ dinh dưỡng được bàn đến là tác nhân gây bệnh ung thư, đó chính là sự mất an toàn vệ sinh thực phẩm với những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lý với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán …
1. Hãy chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản trên
2. Theo tác giả thế nào thì được coi là mất an toàn thực phẩm?
3. Theo anh/ chị làm thế nào để ngăn chặn tình trạng mất an toàn thực phẩm( viết khoảng 5-7 dòng)?

0
7 tháng 5 2019

- Cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn vì nó đóng góp phần quan trọng trong cuộc sống chúng ta, nó cung cấp cho ta chất dinh dưỡng, năng lượng để hoạt động.

- Biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm
+ Các loại thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh
+ Các thực phẩm đóng hộp, có bao bì.phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì
+ Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống (rau, quả) với thực phẩm cần nấu chín (thịt, cá).

7 tháng 5 2019

rán lâu sẽ mất nhiều dinh dưỡng, nhất là các chất dễ tan trong chất béo như sinh tố:c, nhóm b và pp

nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố dễ tan trong nước như: sinh tố A,D,E,K

Dựa vào thông tin trên, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau:1. Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.2. Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo các bước sau:Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.Xác định tên thực phẩm và...
Đọc tiếp

Dựa vào thông tin trên, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau:

1. Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.

2. Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo các bước sau:

Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.

Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.

Xác định tên thực phẩm và lượng thực phẩm ăn được (Z), Z = X – Y. Trong đó: X là khối lượng cung cấp; Y là lượng thải bỏ, Y = X × tỉ lệ thải bỏ.

Lưu ý: Xác định tỉ lệ thải bỏ của thực phẩm bằng cách tra bảng 32.3.

Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.

Xác định giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm bằng cách lấy số liệu ở Bảng 32.3 nhân với khối lượng thực phẩm ăn được (Z) chia cho 100.

Bước 4: Đánh giá chất lượng của khẩu phần.

Cộng các số liệu đã liệt kê, đối chiếu với Bảng 32.1, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp.

Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.

2
D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Câu 1. 

- Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lí của cơ thể,…

- Ví dụ:

+ Trẻ em cần có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người cao tuổi.

+ Người lao động chân tay có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhân viên văn phòng.

+ Người bị bệnh và khi mới khỏi bệnh cần được cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.

+ Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng tăng thêm năng lượng, bổ sung chất đạm và chất béo, bổ sung các khoáng chất.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Câu 2:

Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.

Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.

- Ví dụ: Gạo tẻ

+ X: Khối lượng cung cấp, X = 400g.

+ Y: Lượng thải bỏ, Y = 400 × 1% = 4g.

+ Z: Lượng thực phẩm ăn được, Z = 400 – 4 = 396g.

Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.

Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.

- Ví dụ: Giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ

+ Protein = \(\dfrac{7,9.396}{100}\)= 31,29 g.

+ Lipid = \(\dfrac{1,0.396}{100}\)= 3, 96 g.

+ Carbohydrate = \(\dfrac{75,9.396}{100}\)= 300,57 g.

Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.

Tên thực phẩm

Khối lượng (g)

Thành phần dinh dưỡng (g)

Năng lượng (Kcal)

Chất khoáng (mg)

Vitamin (mg)

X

Y

Z

Protein

Lipid

Carbohydrate

 

Calcium

Sắt

A

B1

B2

PP

C

Gạo tẻ

400

4,0

396

31,29

3,96

300,57

1362

273,6

10,3

-

0,8

0,0

12,7

0,0

Thịt gà ta

200

104

96

22,4

12,6

0,0

191

11,5

1,5

0,12

0,2

0,2

7,8

3,8

Rau dền đỏ

300

114

186

6,1

0,56

11,5

76

536

10

-

1,9

2,2

2,6

166

Xoài chín

200

40,0

160

0,96

0,5

22,6

99

16

0,64

-

0,16

0,16

0,5

48

70

0,0

70

0,35

58,45

0,35

529

8,4

0,07

0,4

0,0

0,0

0,0

0,0

Bước 4: Đánh giá chất lượng khẩu phần ăn:

- Protein: 31,29 + 22,4 + 6,1 + 0,96 + 0,35 = 61,1 (g)

- Lipid: 3,96 + 12, 6 + 0,56 + 0,5 + 58,45 = 76,07 (g)

- Carbohydrate: 300,57 + 11,5 + 22,6 + 0,35 = 335 (g)

- Năng lượng: 1362 + 191 + 76 + 99 + 529 = 2257 (Kcal)

- Chất khoáng: Calcium = 845,5 (mg), sắt = 22,51 (mg).

- Vitamin: A = 0,52 (mg), B1 = 3,06 (mg), B2 = 2,56 (mg), PP = 23,6 (mg), C = 217,8 (mg).

So sánh với các số liệu bảng 31.2, ta thấy đây là khẩu phần ăn tương đối hợp lí, đủ chất cho lứa tuổi 12 – 14.

Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng trong khi hệ tiêu hóa còn chưa phát triển toàn diện, khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn dễ dẫn đến tình trạng không thể tiêu hóa, từ đó tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.

Nếu trẻ không được ăn đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể của trẻ không đủ dưỡng chất để hấp thụ và phát triển bình thường, dẫn đến trẻ còi cọc và thiếu dinh dưỡng.

Câu 1:

    Phân loại thức ăn vật nuôi :

1, Nhóm thức ăn giàu năng lượng.

2, Nhóm thức ăn giàu protein.

3, Nhóm thức ăn giàu chất khoáng.

4, Nhóm thức ăn giàu vitamin.

* Phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

 

 

 

Hỏi đáp Công nghệ

 

Giúp em với ạ, em cần gấp.1.    Nêu các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi? Vai trò của thức ăn vật nuôi?2.    Nêu các phương pháp chế biến thức ăn?3.    Thức ăn vật nuôi là gì ? Nêu vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?   4.     Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản đạt kết quả, cần chú ý giai đoạn nào?   5.     Em hãy trình bày tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh ? Khi xây dựng...
Đọc tiếp

Giúp em với ạ, em cần gấp.

1.    Nêu các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi? Vai trò của thức ăn vật nuôi?

2.    Nêu các phương pháp chế biến thức ăn?

3.    Thức ăn vật nuôi là gì ? Nêu vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?   

4.     Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản đạt kết quả, cần chú ý giai đoạn nào?   

5.     Em hãy trình bày tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh ? Khi xây dựng chuồng nuôi ta nên chọn hướng nào? Vì sao?

6.    Nêu phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?thức ăn thô? Gluxit?

7.    Thế nào là vật nuôi bị bệnh? Hãy phân biệt bệnh do yếu tố sinh học, lí học gây ra cho vật nuôi?

8.    Nêu mục đích dự trữ và chế biến thức ăn vật nuôi.

2
1 tháng 5 2022

tham khảo++++1Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu: Protein: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của cơ thể con vật. Lipit: Cung cấp năng lượng. Gluxit: Cung cấp năng lượng.+++++++2 Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước.
2/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước.
3/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa.
4/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.
5/ Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.+++++++++3Thức ăn vật nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, chất khoáng, những sản phẩm hoá học… Trong đó vật nuôi ăn được, tiêu hóa và hấp thụ được để cung cấp năng lượng và các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đảm bảo duy trì các hoạt động sống và tạo ra sản phẩm.+++++++4- Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản có kết quả phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con của chúng . + Giai đoạn nuôi dưỡng: Phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đọan, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.+++++++++5Hướng chuồng : Nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam . Để có độ chiếu sang tương thích, chuồng hoàn toàn có thể làm kiểu một dãy hoặc kiểu chuồng hai dãy . * Tiêu chuẩn chuồng hợp vệ sinh Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp ( ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè ).++++++6– Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein: + Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn. + Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm. + Trồng xen canh, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.++++++++++++++++8* Mục đích của chế biến thức ăn:
- Khử bỏ chất độc hại. * Mục đích của dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

1 tháng 5 2022
bạn tham khảo nha

1.    Nêu các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi? Vai trò của thức ăn vật nuôi?

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi  

Protein: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của cơ thể con vật.

 Lipit: Cung cấp năng lượng.

 Gluxit: Cung cấp năng lượng.  

Nước: Chất hòa tan, chất vận chuyển, điều hòa thân nhiệt.  

Chất khoáng Ca,P,Na,Fe… Xây dựng các tế bào,cơ quan, hệ cơ quan.  

Vitamin A,B,D … Giúp cơ thể phát triển chống vi trùng gây bệnh,giúp tiêu hóa và giữ thăng bằng hệ thần kinh…  

-Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu :  + protein  + lipit  + gluxit  + nước  + khoáng và vitamin.  

– Mỗi loại thức ăn có tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng khác nhau .

vai trò:-Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con. Thức ăn còn cung cấp năng lượng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng

2.    Nêu các phương pháp chế biến thức ăn?

- Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.

- Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.

- Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu

- Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột.

- Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí. 

3.    Thức ăn vật nuôi là gì ? Nêu vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?   

 Thức ăn vật nuôi là những thức ăn có các thành phần dinh dưỡng như : nước , Prô-tê-in , Gluxit , Lipit , khoáng & vitamin .

 Vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi :

+ Tạo ra nguồn năng lượng cho vật nuôi hoạt động , duy trì thân nhiệt , tăng sức đề khác ,cho ra các sản phẩm ( thịt , trứng , sữa , da , ... )

 Cần cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để vật nuôi cho sản phẩm chất lượng cao . 

4.     Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản đạt kết quả, cần chú ý giai đoạn nào?   

- Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản có kết quả phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con của chúng .

+ Giai đoạn nuôi dưỡng: Phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đọan, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.

+ Giai đoạn nuôi con: Chăm sóc vận động, tắm chải hợp lí nhất là cuối giai đọan mang thai.

- Vì vật nuôi cái có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con.

5.     Em hãy trình bày tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh ? Khi xây dựng chuồng nuôi ta nên chọn hướng nào? Vì sao?

*Hướng chuồng : Nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam . Để có độ chiếu sang tương thích, chuồng hoàn toàn có thể làm kiểu một dãy hoặc kiểu chuồng hai dãy .

* Tiêu chuẩn chuồng hợp vệ sinh Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp ( ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè ).

6.    Nêu phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?thức ăn thô? Gluxit?

 Phương pháp sản xuất ra thức ăn giàu protein (chất đạm)

  + Nuôi trồng thủy hải sản

  + Trồng xen,tăng vụ để có thêm nhiều cây và hạt đậu

  + Nuôi và tận dụng các nguồn thức ăn từ con vật như tằm,giun đất,...

- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit:

  + Luân canh

  + Xen canh

  + Gối vụ

⇔ Để có thể sản xuất ra nhiều ngô, khoai, sắn,lúa,...

- Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh:

  + Luân canh,xen canh,lối vụ để sản xuất ra nhiều lúa,ngôi,khoai,sắn.

  + Tận dụng các khoảng trống đất đai rộng rãi như vườn,mương để trồng thêm nhiều loại cỏ,rau xanh cho các con vật nuôi.

  + Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm,rạ,... 

7.    Thế nào là vật nuôi bị bệnh? Hãy phân biệt bệnh do yếu tố sinh học, lí học gây ra cho vật nuôi?

*Khái niệm, tác hại của bệnh  

-Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn các chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm năng suất và giá trị kinh tế của vật nuôi. 

*Nguyên nhân sinh ra bệnh: Có 2 nguyên nhân sinh ra bệnh: 

-Yếu tố bên trong (di truyền) 

-Yếu tố bên ngoài 

+Cơ học ( chấn thương) 

+Lí học (nhiệt độ cao...) 

+Hóa học (ngộ độc) 

+Sinh học (bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm) 

8.    Nêu mục đích dự trữ và chế biến thức ăn vật nuôi.

* Mục đích của chế biến thức ăn:

- Làm tăng mùi vị

- Tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều

- Dễ tiêu hóa

- Làm giảm bớt khối lượng

- Giảm độ thô cứng

- Khử bỏ chất độc hại.

* Mục đích của dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

chúc bạn học tốt nha.