K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Tham khảo
bài viết thảo luận về hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí.

Đề tài người lính là đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến chống giặc cứu nước. Có người vẽ lên cuộc sống vất vả, sự hy sinh anh dũng nơi chiến trường của các chiến sĩ, có người vẽ lên vẻ đẹp oai hùng, uy nghi cùng với tinh thần lạc quan… Nhưng tất cả đều thể hiện tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Vậy hình ảnh người lính được thể hiện như thế nào trong thơ văn kháng chiến, cụ thể là qua bài thơ Đồng chí, xin mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe và trao đổi.

Hình ảnh người lính trước hết được thể hiện ở xuất thân và lí tưởng sống cao đẹp. Người lính cụ Hồ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, có thể là những người lao động nghèo khổ “Quê hương anh đất mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” (Đồng Chí – Chính Hữu), hoặc là những chàng thanh niên trẻ tuổi vô tư “chưa một lần yêu/ còn mê thả diều” (Đồng dao mùa xuân- Nguyễn Khoa Điềm)… Dù xuất thân ở hoàn cảnh nào thì ở họ đều có chung một lí tưởng cao đẹp sẵn sàng hy sinh tuổi xuân, dũng cảm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân mặc áo lính gan dạ dũng cảm “tỳ tay trên mũi súng” (Cá nước – Tố Hữu), các anh dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “trăm suối ngàn khe”, vượt suốt, trèo đèo trong cảnh “ngày nắng đốt” chói chang, những “đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng. Không một khó khăn, trở lực ngăn được bước tiến của anh:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới”.

Bên cạnh đó, hình ảnh người lính còn được thể hiện ở hoàn cảnh sống và chiến đấu thiếu thốn, khắc nghiệt. Người lính chiến đấu ở những nơi rừng núi âm u rậm rạp “đêm nay rừng hoang sương muối” (Chính Hữu), “bụi phun tóc trắng”, “mưa xối xả”… Cuộc chiến đấu diễn ra trong mọi hoàn cảnh: trong đêm đông lạnh buốt, hay nắng lửa mưa ngàn, nơi chiến trường ác liệt. Người lính phải gắng vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt mà cuộc sống chiến đấu ở chiến trường đầy gian khổ, thiếu thốn và cả sự khốc liệt của chiến tranh: những cơn sốt rét rừng hành hạ, ốm đau thiếu thuốc men, bom đạn rình rập đe dọa sự sống, cuộc chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy mà những người lính phải đối mặt “áo rách, quần có vài mảnh vá, chân không giày” (Phạm Tiến Duật). Bằng những hình ảnh chân thực, sống động, những nét vẽ không màu. Thơ ca đã gieo vào lòng người đọc những xúc động lắng sâu về hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, hy sinh, thử thách, của những người lính cách mạng- những anh bộ đội cụ Hồ. Đất nước gian lao, cuộc đời người lính cách mạng cũng đầy khó khăn thử thách. Người lính đã vượt lên, chiến thắng mọi hoàn cảnh để chiến thắng được kẻ thù .

Và cuối cùng, hình ảnh người lính hiện lên là những con người yêu nước với những phẩm chất tốt đẹp: giàu lòng yêu nước, kiên cường, lạc quan yêu đời. Những người lính ra đi từ mọi miền quê của đất nước, họ gác lại những tình cảm, ước mơ riêng, những khát khao tuổi trẻ băng qua bom đạn, vượt qua mọi khó khăn, để tiến về phía trước. Quyết tâm ra đi chiến đấu để bảo vệ độc lập cho quê hương cho Tổ quốc. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc và vô cùng vĩ đại của những người lính mang tên gọi vô cùng giản dị mà thân thương: Bộ đội cụ Hồ. Những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Mọi khó khăn gian khổ, bom đạn của kẻ thù lùi lại phía sau bởi ở họ có một lòng yêu nước sâu sắc, một lý tưởng cao đẹp “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần “Tất cả vì Tổ quốc thân yêu”. Trong gian nan thử thách, tình đồng đội càng tỏa sáng, trong chiến đấu gian khổ, đồng đội là nguồn động viên là cánh tay dìu đỡ, là người chia lửa khi giáp mặt quân thù “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đồng thời đó cũng là động lực giúp người lính vượt qua tất cả để hoàn thành lý tưởng cao cả của mình. Dù hoàn cảnh chiến đấu còn đầy những cam go, thử thách, vẻ đẹp phẩm chất cách mạng của người lính vẫn rạng ngời tỏa sáng. Họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng, bất tử với thời gian.

15 tháng 9 2023

Truyện

Thơ Đường luật

Truyện lịch sử và tiểu thuyết

Nghị luận văn học

 Văn bản thông tin

Lão Hạc

Trong mắt trẻ

Người thầy đầu tiên

 

Mời trầu

Vịnh khoa thi Hương

Xa ngắm thác núi Lư

Cảnh khuya

 

Quang Trung đại phá quân Thanh

Đánh nhau với cối xay gió

Bên bờ Thiên Mạc

Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Chiều sâu của truyện Lão Hạc

Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Bộ phim Người cha và con gái

Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ

11 tháng 8 2018
  1. Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái”trọng nam khinh nữ”Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”

    “Thân em vừa trắng lại vừa tròn
    Bảy nổi ba chìm với nước non
    Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn 
    Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

    Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

    “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
    Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
    “Bảy nổi ba chìm với nước non”
    Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ? 
    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế 
    “Mà em vẫn giữ tấm lòng son
    Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
    Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
     ​   Trong lòng văn thơ cổ VN có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan . Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, , góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm … Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua đèo ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ . 
    Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.Bước tới đèo ngang bóng xế tà 
    Cỏ cây chen đá lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú
    Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
    Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . . Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :
    “Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu 
    Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”
    Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy : Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quặng, đơn chiếc càng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi.Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện.Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ nnhững cảm giác hiu quặn, tẻ nhạt, trống trải.
    Tức cảnh sinh tình : 

    Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
    Dừng chân đứng lại trời non nước
    Một mảnh tình riêng ta với ta. 
    Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi… Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh đèo ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa . mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ , triều đại nhà Lê thời kì vàng son,hưng thịnh nay không còn nữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát. Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà.Cảnh vật vắng lặng , đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng .
    Dừng chân đứng lại trời non nước
    Một mảnh tình riêng ta với ta.
    Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng . Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng” . Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn.Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .
    “Qua đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh đèo ngang thật buồn vắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ , cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , ta càng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan
  2.  
 
  1. Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái”trọng nam khinh nữ”Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”

    “Thân em vừa trắng lại vừa tròn
    Bảy nổi ba chìm với nước non
    Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn 
    Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

    Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

    “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
    Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
    “Bảy nổi ba chìm với nước non”
    Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ? 
    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế 
    “Mà em vẫn giữ tấm lòng son
    Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
    Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
     ​   nhocphuc_pro, 31 Tháng mười hai 2011#2 
  2. conan99conan99Guest  Trong lòng văn thơ cổ VN có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan . Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, , góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm … Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua đèo ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ . 
    Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.Bước tới đèo ngang bóng xế tà 
    Cỏ cây chen đá lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú
    Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
    Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . . Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :
    “Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu 
    Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”
    Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy : Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quặng, đơn chiếc càng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi.Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện.Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ nnhững cảm giác hiu quặn, tẻ nhạt, trống trải.
    Tức cảnh sinh tình : 

    Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
    Dừng chân đứng lại trời non nước
    Một mảnh tình riêng ta với ta. 
    Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi… Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh đèo ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa . mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ , triều đại nhà Lê thời kì vàng son,hưng thịnh nay không còn nữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát. Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà.Cảnh vật vắng lặng , đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng .
    Dừng chân đứng lại trời non nước
    Một mảnh tình riêng ta với ta.
    Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng . Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng” . Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn.Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .
    “Qua đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh đèo ngang thật buồn vắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ , cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , ta càng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan
16 tháng 9 2023

Tham khảo!

8 tháng 10 2017

Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở tỉnh Hà Nam.(Có tài liệu ghi năm sinh của Nam Cao là 1917)Cuộc đời và sự nghiệp:Từ năm 1936, Nam Cao bắt đầu viết văn in trên các báo: “Tiểu thuyết thứ bảy”, “Ích hữu”,… Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình.Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn.Năm 1943,Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm Chủ tịch xã.Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc và là thư kí tòa soạn tạp chí “Tiên phong” của Hội.Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên,hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ti Văn hóa Nam Hà. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và là thư kí tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc.Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở Khu III. Bị địch phục kích và hi sinh.Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nam Cao có những đặc sắc,độc đáo mà đa dạng.Tác phẩm của ông vừa rất mực chân thực vừa có một ý vị triết lí,một ý nghĩa khái quát sâu xa.Ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt vừa sắc lạnh,gân guốc,lại vừa thắm thiết trữ tình.Nhà văn tỏ ra có sở trường miêu tả tâm lí con người, nhất là khi đi vào những diễn biến tâm lí tinh tế,phức tạp.Ngôn ngữ văn xuôi của ông cững rất mới mẻ,gần với khẩu ngữ quần chúng, giản dị mà đậm đà, sống động, nhất là trong ngôn ngữ đối thoại.Tác phẩm tiêu biểu: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn, 1941); Nửa đêm(truyện ngắn, 1944);Cười(truyện ngắn,1946);Ở rừng(nhật kí, 1948);Sống mòn(truyện dài,1956-1970);Chí phèo(truyện ngắn,1941)Ngoài ra, ông còn làm thơ, viết kịch và biên soạn sách địa lí cùng với Văn Tân……….Với hơn hai chục truyện ngắn về nông dân,Nam Cao đã dựng nên bức tranh thực về nông thôn Việt Nam bần cùng, thê thảm những năm 1940-1945 và xứng đáng được coi là nhà văn của nông dân. Nhà văn thường đi vào cuộc sống những kẻ cùng khổ, thấp cổ bé họng, bị ức hiếp nhiều nhất, càng hiền lành nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, phũ phàng;đặc biệt đi sâu vào nỗi khổ của tâm hồn bị đày đọa,nhân phẩm bị xúc phạm và đã khẳng định mạnh mẽ bản chất đẹp đẽ của họ ngay cả khi họ bị vùi dập đến mất cả hình người, tình người.Tuy nhiên, trước Cách mạng, Nam Cao chưa thấy được sức mạnh và khả năng đổi đời của nông dân.Do đó,nhân vật của ông chỉ biết cúi đầu chịu đựng hoặc phản kháng một cách mù quáng, liều lĩnh, tuyệt vọng.Cái nhìn bi quan, bế tắc khiến ngòi bút Nam Cao có khi rơi vào chủ nghĩa tự nhiên (Nửa đêm)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

STT

Tên loại, thể loại văn bản

Đặc điểm nội dung

Đặc điểm hình thức

Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học

1

Truyện ngụ ngôn

Trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống

- Hình thức tự sự cỡ nhỏ

- Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió

- Đẽo cày giữa đường

- Ếch ngồi đáy giếng

2

Tục ngữ

Đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.

- Sáng tác ngôn từ dân gian

- Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu.

Một số câu tục ngữ Việt Nam

3

Truyện khoa học viễn tưởng

- Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán.

- Đề tài: thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối với sự sống ngoài Trái Đất,...

- Không gian: Không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương), ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ Mặt Trời hay trong những thiên hà xa xôi khác),...

- Thời gian: thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm.

- Cốt truyện: gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dựa trên những giả thuyết, dự báo và quan niệm khoa học.

- Nhân vật chính: thường có sức mạnh thể chất phi thường do những tác động của các nhân tố khoa học nào đó, có cấu tạo hoặc khả năng kì lạ, có trí thông minh kiệt xuất để tạo ra những phát minh.

- Thường có tính chất li kì.

- Sử dụng cách viết lô-gíc nhằm triển khai những ý tưởng mới về viễn cảnh hay công nghệ tương lai

- Cuộc chạm trán trên đại dương

- Đường vào vũ trụ

8 tháng 3 2018

* Gợi ý nhé :

VD : Trong các văn bản nghị luận đã học em thích nhất tác phẩm "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

* Viết đoạn văn :

- Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" nêu lên lòng yêu nước tha thiết của nhân dân ta từ quá khứ đến hiện tại.

- Dân ta có truyền thống yêu nước từ ngàn đời nay.

- Tinh thần đó được thể hiện ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, tầng lớp, giai cấp,...

- Tinh thần đó thể hiện qua hành động, qua việc làm của người dân :

+ Phụ nữ giúp việc vận tải

+ Hậu phương vì tiền tuyến

+ Bà mẹ khuyến khích con ra ngoài mặt trận

=> Ta phải ghi nhớ, trân trọng và phát huy.

10 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Nhân dịp kỷ niệm bảy mươi lăm năm ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, em được bố mẹ cho ra thăm thủ đô Hà Nội. Đây là một chuyến đi rất bổ ích và ý nghĩa.

Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng cần thiết cho chuyến đi từ mấy hôm trước. Sáng hôm sau, đúng bảy giờ, cả gia đình xuất phát. Từ quê em ra thủ đô Hà Nội mất khoảng hơn một tiếng. Ngồi trên xe, em ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Đường phố ở Hà Nội thật đông đúc, những hàng quán bên đường rất đẹp. Nơi đầu tiên gia đình em sẽ ghé thăm chính là lăng Bác.

Khi đến lăng Bác, em cảm nhận được bầu không khí vô cùng trang nghiêm. Mọi người đến viếng lăng rất đông. Từng dòng người nối nhau chờ để vào được viếng Bác. Họ đến từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc này. Dù bên ngoài khá nắng, nhưng em vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Em và bố mẹ cũng xếp hàng để được vào trong lăng. Khoảng một tiếng sau, gia đình của em mới vào được trong lăng. Bên trong lăng Bác khá lạnh. Các chú bộ đội ai cũng đứng gác rất nghiêm trang. Đây rồi, Bác Hồ đang nằm đó. Khuôn mặt Bác mới hiền từ làm sao. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Đôi môi thì như đang mỉm cười. Nhìn Bác nằm đó mà lòng em cảm thấy vô cùng kính trọng, tự hào.

 

Sau khi thăm lăng Bác, em còn được đi thăm hồ Gươm. Hồ nằm ở trung tâm của thành phố. Diện tích hồ khá rộng. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng. Thỉnh thoảng những làn gió thổi khiến mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Bao bọc xung quanh hồ là những hàng cây cổ thụ đã được trồng từ lâu. Xung quanh hồ còn có đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, đài Nghiên mang vẻ cổ kính. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi. Ở giữa hồ là Tháp Rùa với kiến trúc rất độc đáo.

Sau chuyến đi này, em cảm thấy thêm yêu và tự hào về đất nước mình. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến đi cùng với bố mẹ nhiều hơn.

10 tháng 2 2022

cảm mưn nhoá!!