K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2021

Giúp hộ với ạ

25 tháng 10 2021

  - Hiện nay, định nghĩa cụ thể về công nghiệp xanh chưa thống nhất, nhưng có thể hiểu như sau: Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, là nền công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn.

VD: Khu công nghiệp Protrade tại Bình Dương 

31 tháng 5 2018

Gợi ý làm bài

Phải phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến là vì:

- Giảm giá cước vận chuyển, tiêu thụ kịp thời nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm cây công nghiệp.

- Nâng cao giá trị hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm cây công nghiệp nước ta xâm nhập thị trường thế giới.

- Việc hình thành các xí nghiệp nông - công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

3 tháng 2 2023

- Mỗi ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

- Phát triển công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy cần phát triển các ngành công nghiệp tái tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai: Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Tăng trưởng xanh,…

Trồng cây xanh trong thành phố mang lại rất nhiều lợi ích: ... Cây xanh làm giảm tiếng ồn, hấp thụ bụi, tạo bóng mát, chắn bớt tia cực tím, giữ ẩm cho mặt đất, làm cho mặt đất không bị đốt nóng. Cây xanh tạo ra không gian tươi mát, làm giảm bớt căng thẳng cho người dân sống trong thành phố vốn phải chịu rất nhiều áp lực........

27 tháng 4 2021

có phải sao chép ở lick này ko https://www.google.com/search?q=t%E1%BA%A1i+sao+ph%E1%BA%A3i+tr%E1%BB%93ng+nhi%E1%BB%81u+c%C3%A2y+xanh+ph%E1%BA%A3i+tr%E1%BB%93ng+nhi%E1%BB%81u+%E1%BB%9F+th%C3%A0nh+ph%E1%BB%91+v%C3%A0+c%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p&client=firefox-b-d&sxsrf=ALeKk01CMpnAhBDhIvB0-6nMsfsEQ2NkiA%3A1619535439305&ei=TyaIYI6QEtnWhwPZ_JjgCg&oq=t%E1%BA%A1i+sao+ph%E1%BA%A3i+tr%E1%BB%93ng+nhi%E1%BB%81u+c%C3%A2y+xanh+ph%E1%BA%A3i+tr%E1%BB%93ng+nhi%E1%BB%81u+%E1%BB%9F+th%C3%A0nh+ph%E1%BB%91+v%C3%A0+c%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p&gs_lcp=Cgdnd3Mtd2l6EAM6BwgjELADECc6BwgAEEcQsAM6BwgjEOoCECc6CQgjEOoCECcQEzoECCMQJzoECC4QQzoECAAQQzoFCAAQsQM6AggAOgIILjoICAAQsQMQgwE6BwguELEDEEM6BQguELEDOgQIABAKOgcIIxCxAhAnOgYIABAWEB46BAgAEA06CAgAEAgQDRAeOgUIIRCgAToHCCEQChCgAToECCEQFToICCEQFhAdEB5QwA1YjJ8CYNCrAmg1cAJ4FYAB2wGIAaxvkgEHNC4xMTYuMZgBAKABAaoBB2d3cy13aXqwAQrIAQnAAQE&sclient=gws-wiz&ved=0ahUKEwjO873U157wAhVZ62EKHVk-BqwQ4dUDCA0&uact=5

24 tháng 6 2017

Gợi ý làm bài

- Công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử,...

- Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) đều ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, bởi vì:

+ Hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ còn thấp, có nguồn lao động dồi dào (dư thừa lao động).

+ Các ngành công nghiệp nhẹ là những ngành cần vốn ít, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao động, trình độ công nghệ không quá khắt khe, phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển từ đó tạo dà cho sự phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của đất nước.

23 tháng 2 2016

a) Cơ cấu công nghiệp theo ngành

- Được thể hiện ở tỉ trọng giá trị xuất khẩu của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp

- Tương đối đa dạng ( có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp)

- Đang nổi lên một số ngành trọng điểm (năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử,...

- Có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

b) Lí do phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

- Khai thác có hiệu quả các thế mạnh (tự nhiên, kinh tế - xã hội)

- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường

23 tháng 3 2018

Gợi ý làm bài

Lí do phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm:

- Khai thác có hiệu quả các thế mạnh (tự nhiên, kinh tế - xã hội).

- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường.

2 tháng 3 2018

Đáp án A

Cho đến những năm đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là nước đế quốc phong kiến quân phiệt với ngành kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp và thương nghiệp mới hình thành chưa bắt kịp với các nước đế quốc khác như Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Tình trạng đó cộng với tác động kéo dài của chiến tranh đế quốc và nội chiến làm cho kinh tế Liên Xô những năm sau nội chiến sa sút nghiêm trọng. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi Liên Xô phải có một nền kinh tế công nghiệp phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Chính sách Kinh tế mới đã nớ lỏng cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện để người nông dân yên tâm sản xuất nhờ đó mà đã đảm bảo an ninh lương thực và nước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Yêu cầu lúc này là phải xây dựng một nền công nghiệp đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các nước tư bản và thúc đẩy công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và củng cố nền quốc phòng.