K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2022

Tham khảo:

I. Mở bài:

Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.

II. Thân bài:

* Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ

Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng.Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể.Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó.Lá cây xà cừ không to lắm, nhưng cây nhiều lá và xanh ngắt. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyển sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông.Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hẳn lên trên mặt đất. 

* Tác dụng của cây xà cừ

Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó.Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.

III. Kết bài:

Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.
2 tháng 4 2022

chx kịp đọc hết đề ;-;

các dàn ý bài văn lớp 5:    Dàn ý mẫu1. Dàn ý Tả người thân trong gia đìnhLập dàn ý cho bài văn tả người mẹ1. Mở bài: Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.2. Thân bài:a) Hình dáng:·         Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.·         Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.·         Mái tóc đen óng mượt mà.·         Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt...
Đọc tiếp

các dàn ý bài văn lớp 5:

 

 

 

 

Dàn ý mẫu

1. Dàn ý Tả người thân trong gia đình

Lập dàn ý cho bài văn tả người mẹ

1. Mở bài: Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

·         Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.

·         Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.

·         Mái tóc đen óng mượt mà.

·         Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng

·         Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.

·         Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.

b) Tính tình:

·         Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.

·         Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.

·         Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.

·         Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.

·         Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

3. Kết bài:

·         Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

·         Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

·         Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

·         Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý bài văn tả người mẹ của em lớp 5

Lập dàn ý cho bài văn tả chị của em

I. Mở bài:

·         Bố mẹ em có hai người con: chị Ngân và em

·         Em rất yêu thương chị

·         Không chỉ là chị mà còn là 1 người bạn.

II. Thân bài:

1. Tả bao quát

·         Chị em năm nay đã 17 tuổi

·         Chị em đang học ở một trường THPT

2. Tả chi tiết

a. Tả hình dáng

·         Dáng người cao, thon gọn, mảnh mai

·         Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp.

·         Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn

·         Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.

·         Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo dài trắng. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

·         Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b. Tả tính tình

·         Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc

·         Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo

·         Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn.

·         Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh

·         Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

III. Kết bài: Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em.

Lập dàn ý cho bài văn tả người bà của em

1. Mở bài: Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

2. Thân bài:

a) Tả hình dáng:

·         Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị.

·         Mái tóc bà dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

·         Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn.

·         Đôi mắt bà không còn tinh anh như trước nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

·         Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

·         Đôi bàn tay bà chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc.

b) Tả tính tình:

·         Mặc dù tuổi đã cao, thế nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dù chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

·         Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc em từng li từng tí và vẫn thường kể truyện cổ tích cho em nghe.

·         Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè.

·         Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà.

3. Kết bài: Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

>> Tham khảo: Lập dàn ý bài văn tả người bà yêu quý của em lớp 5

Lập dàn ý cho bài văn tả người bố của em

1. Mở bài: Trong gia đình em, bố là em yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là em.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

·         Năm nay, bố em đã ngoài bốn mươi tuổi.

·         Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh.

·         Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình.

·         Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều.

·         Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.

·         Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương

b) Tính tình:

·         Trong công việc, bố làm việc rất chăm chỉ. Là thợ giỏi nên không những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến.

·         Khi về nhà, bố gánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố, thế nên mọi đồ vật trong nhà em đều đẹp. Buổi tối, bố còn dành thời gian để dạy em học bài.

·         Tính bố hiền lành, ít nói.

·         Bố luôn dạy em phải sống trung thực, thật thà.

3. Kết bài:

·         Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.

·         Em rất yêu bố

·         Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.

>> Tham khảo: Lập dàn ý bài văn tả người bố của em lớp 5

Lập dàn ý cho bài văn tả người ông của em

1. Mở bài:

·         Trong gia đình em, người mà em thân thiết và gần gũi nhất là ông nội.

·         Ông là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của em.

·         Em rất yêu quý ông nội.

2. Thân bài

a) Giới thiệu bao quát

·         Năm nay, ông nội đã ngoài 70 tuổi.

·         Ông là một thầy giáo về hưu.

·         Từ ngày về hưu ông cứ lầm lũi với mấy chậu kiểng và con chim của ông.

·         Cuộc sống khổ cực đã làm ông vất vả cả cuộc đời, đến cuối đời lại có cuộc sống thanh tịnh.

b) Giới thiệu chi tiết.

·         Tả ngoại hình

·         Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn.

·         Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim

·         Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm.

·         Mái tóc ông bạc phơ như sợi cước, từng mảnh trắng bạc phơ như màu của đám mây.

·         Trên khuôn mặt ông còn có điểm nhấn là bộ râu.

·         Lông mày đậm, hơi xếch.

·         Lúc nào nội cũng tươi cười

·         Nội già nên phải đi khom khom

b. Tả tính tình

·         Ông là người luôn cần mẫn làm việc, tuổi trẻ của ông luôn đặt công việc lên hàng đầu.

·         Ông luôn chăm lo cho con cái rất chu đáo.

·         Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

·         Ông thường dạy em về lòng thương người, lễ phép và sống lễ nghi.

3. Kết bài

·         Em rất tự hào về ông.

·         Ông là chỗ dựa vững chắc của em.

·         Ông là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

·         Ông là tượng đài tráng lệ trong em

2. Dàn ý tả người mà em thường gặp

Lập dàn ý cho bài văn tả cô giáo

 

1. Mở bài: Cô Thư là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Cô là người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

·         Năm nay, cô đã ngoài ba mươi tuổi.

·         Cô có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy.

·         Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn.

·         Mái tóc đen mượt buông thả ngang lưng.

·         Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô

·         Đôi mắt đen lay láy, long lanh dịu hiền khó tả.

·         Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp.

·         Bàn tay mịn màng, trắng hồng.

b) Tính tình

·         Cô rất thương yêu và luôn quan tâm đến học sinh.

·         Cô cũng luôn quan tâm đến tất cả mọi người.

·         Khi giảng bài, cô rất nghiêm khắc, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập.

·         Những khi rãnh rỗi, cô thường kể chuyện cho chúng em nghe.

·         Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

3. Kết bài:

·         Đối với em, cô như người mẹ hiền.

·         Em luôn kính trọng và biết ơn cô.

·         Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.

Lập dàn ý Tả thầy giáo của em

1. Mở bài:

- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.

- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.

2. Thân bài:

a) Tả ngoại hình:

- Ngoài bốn mươi tuổi.

- Dáng người cao

- Nước da ngăm đen

- Mái tóc bạc nhiều

- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.

- Thường đeo kính trắng

- Đôi mắt sâu, hiền từ.

- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.

- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.

b) Tả tính tình:

- Quan tâm đến học sinh

- Quan tâm đến tất cả mọi người.

- Giúp đỡ đồng nghiệp.

- Yêu nghề dạy học

- Tận tụy với công việc.

- Mong học trò khôn lớn, nên người

- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.

3. Kết bài:

- Em luôn nhớ về thầy

- Xem thầy như người cha thứ hai của mình

- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.

Lập dàn ý cho bài văn tả người hàng xóm

1. Mở bài:

·         Cạnh nhà em có bác hàng xóm tốt bụng tên là bác Nam.

·         Nhà bác ở sát nhà em, chỉ cách có một bức tường làm hàng rào.

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình

·         Dáng bác cao, lại dong dỏng gầy gầy, thế nhưng nhìn bác rất khẻo mạnh và rắn chắc.

·         Bác có mái tóc đen được cắt ngắn để lộ khuôn mặt hình chữ điền phúc hậu.

·         Đôi mắt đen nhánh lại rất sáng nhưng có in hằn nhiều vết chân chim.

·         Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím.

b. Tả tính tình, hoạt động

·         Bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.

·         Bác rất yêu quý trẻ em trong xóm. Thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi, bác lại kể chuyện cho chúng em nghe.

·         Bác làm việc rất nhanh nhẹ và tháo vát.

·         Bác rất thích trồng cây cảnh, sáng nào em cũng thấy tưới nước trên mỗi chậu cây hay dùng kéo để tỉa cành lá rụng.

3. Kết bài: Em rất yêu quý bác bởi vì bác rất tốt bụng không chỉ với em mà còn với mọi người xung quanh. Bố mẹ em dặn em luôn phải ngoan ngoãn với bác để không phụ lòng tốt của bác.

>> Tham khảo: Lập dàn ý bài văn tả người hàng xóm của em lớp 5

Lập dàn ý tả em bé

1. Mở bài: Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?

- Cu Tí là em ruột của tôi.

- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.

2. Thân bài:

a) Tả hình dáng của em bé

- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).

- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc, đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay...

+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.

+ Đôi mắt tròn long lanh.

+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.

+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.

+ Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.

+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.

- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.

+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng

+ Thích đi giày vải.

b) Tính tình ngây thơ của bé

- Tập đi, tập nói:

(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)

- Sinh hoạt của bé:

Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người tả.

Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.

Lập dàn ý Tả người bạn thân

1. Mở bài:

Giới thiệu chung:

·         Em có rất nhiều bạn.

·         Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.

2. Thân bài:

a. Ngoại hình:

- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.

- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.

- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.

b. Tính nết, tài năng:

·         Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.

·         Học ra học, chơi ra chơi.

·         Giỏi Toán nhất lớp.

·         Là chân sút số một của đội bóng...

·         Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...

c. Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:

Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của em:

·         Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ

·         Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.

Tham khảo: Lập dàn ý tả người bạn thân của em lớp 5

3. Dàn ý tả một người lao động

Lập dàn ý tả một ý tá hoặc bác sĩ chăm sóc bệnh nhân

I. Mở bài

·         Tuần trước trường em tổ chức tiêm vắc-xin cho học sinh trong trường

·         Có rất nhiều cô chú bác sĩ đến nhưng em ấn tượng nhất với cô bác sĩ Hoa người đã khám bệnh cho em.

II. Thân bài

Tả hình dáng

·         Dáng người cô thon gọn, hơi cao

·         Nước da cô trắng hồng

·         Mái tóc đen dài đến ngang lưng được cô cột gọn gàng

·         Khuôn mặt cô hình trái xoan

·         Đôi mắt cô đen ánh lên vẻ hiền từ

·         Đôi môi đỏ đỏ

·         Đầu của cô đội một chiếc mũ của các cô chú bác sĩ hay đội, có màu trắng

·         Cô mặc trên người bộ quần áo bác sĩ, nhìn cô lại càng đẹp hơn

Thái độ của cô khi khám bệnh

·         Cô ân cần khi khám bệnh cho em và các bạn

·         Cô hỏi han các bạn về việc học

·         Cô nói chuyện vui để các bạn quên đi nỗi sợ phải tiêm

·         Cách cô quan tâm hỏi han khi tiêm xong cho các bạn

III. Kết bài

·         Cô bác sĩ Hoa để lại trong lòng em một ấn tượng rất tốt.

·         Em cũng mong ước sau này được trở thành một bác sĩ

Lập dàn ý cho bài văn tả chú lính cứu hỏa

1. Mở Bài

·         Giới thiệu về người lính cứu hỏa

·         Là người làm công việc cứu hỏa, chữa cháy

2. Thân Bài

·         Miêu tả người lính cứu hỏa

·         Đồng phục của chú lính cứu hỏa: Quần áo bảo hộ, mũ bảo hiểm, ủng

·         Miêu tả hình dáng, cử chỉ hành động: Dáng người, đôi vai, bước đi,

·         Thao tác trong khi làm nhiệm vụ

·         Vẻ đẹp của chú lính cứu hỏa: gan dạ, dũng cảm, nhanh nhẹn,...

3. Kết Bài

·         Cảm nhận của em về chú lính cứu hỏa

·         Là những anh hùng trong cuộc sống đời thường

Lập dàn ý Tả bác nông dân đang cày ruộng

1. Mở bài:

- Bác Tư ở xóm em là một người nông dân chất phác, luôn cặm cụi làm những công việc đồng áng.

- Em được quan sát bác cày ruộng vào một buổi trưa hè.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Dáng người cao lớn.

- Nước da ngăm đen.

- Đầu đội nón lá.

- Mặc bộ bà ba màu nâu đã sờn bạc.

b) Tính tình, hoạt động:

- Cần mẫn làm việc.

- Chăm chú cày trên thửa ruộng.

- Tay trái cầm roi tre.

- Tay phải cầm cán cày.

- Mắt đăm đắm hướng về trước.

- Chân bước dài, chắc nịch.

- Thao tác nhanh nhẹn, đưa cày để trâu đi vòng rất thành thạo.

- Cày xong thửa ruộng bác cho trâu tắm dưới kênh.

- Bác ngồi trên bò nghỉ tay hút thuốc.

- Bác rất hài lòng với kết quả lao động của mình.

3. Kết bài:

- Em rất kính yêu bác Tư.

- Bác Tư là người đã làm ra những hạt gạo thơm ngon đế nuôi sống con người.

 

 

 

 

 

Tả mùa xuân

I. Mở bài: Giới thiệu mùa xuân

Tạo hóa đã tạo nên 4 mùa: Xuân, hạ, thu và đông. Mỗi mùa đều mang một đặc trưng riêng, một cảm nhận riêng về thiên nhiên và con người. Mỗi mùa có sự khác nhau về khí hậu, cây cối,… chính vì thế mà chúng ta phân biệt chúng một cách rõ rệt hơn. Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang lại sự tươi mát, mới mẻ, sự khỏi đầu cho mỗi chúng ta. Nhắc đến mùa xuân ai cũng chờ đợi một sự mới mẻ và tươi đẹp hơn.

II. Thân bài: Tả mùa xuân

1. Cảnh vật mùa xuân

- Bầu trời trong xanh

- Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời

- Những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu sáng sau những ngày đông u ám

2. Tả bao quát mùa xuân

- Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui

- Con đường trải dài sắc xuân

- Không gian như chìm đắm trong hương xuân

3. Tả chi tiết mùa xuân

- Con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi

- Ai ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui

- Cây cối đua nhau nở rộng

- Chim chóc ríu tít kêu

- Khắp nơi đều rộn ràng sắc xuân

- Những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới

- Những người lao động sẽ có một kì nghỉ dài

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân

- Em rất thích mùa xuân

- Mùa xuân như mang đến cho em sự mới mẻ và vui tươi

I- Mở bài:

Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương.

II- Thân bài:

Miêu tả cụ thể một số cảnh tiêu biểu để làm nổi bật nét đặc trưng của buổi sáng mùa xuân:

- Bầu trời: Cao hơn, rộng hơn sau những ngày động âm u, lạnh giá

- Mặt đất: Tràn đầy nhựa sống,...

- Không khí: Ấm áp

- Mưa xuân: Lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: Ấm áp chiếu xuống vạn vật như muốn đánh thức tất cả...)

- Gió xuân: Nhẹ nhẹ, mơn man,...

- Cây cối: Đâm chồi nẩy lộc, trỗi dậy những mầm xanh tươi non...

- Hoa: Đua nhau khoe sắc thắm

- Chim chóc: Ca vang,... từng đàn én rộn ràng bay liệng trên bầu trời...

- Không gian: Chan hoà hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh

- Lòng người: Phơi phới niềm vui, tràn đầy ước mơ, hi vọng,...

III- Kết bài:

- Nhận xét và cảm nghĩ về bức tranh buổi sáng mùa xuân trên quê hương..

 

1.    Mở bài:

- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)

- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: Mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)

2. THÂN BÀI:

Các phương diện của mùa xuân:

Mùa xuân của vạn vật

- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)

=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.

Mùa xuân của đất trời

- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)


Mùa xuân của tình người

- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.

- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả). Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.

- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương

Mùa xuân của phong tục gia đình

- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút

- Nấu bánh chưng, bánh giày.

3. Kết bài: (Các bạn tự viết nhé)


Bài tham kho 1

I. M bài

 Gii thiu chung v mùa xuân

 Không phi ngu nhiên ngưi ta ly mùa xuân làm mùa khi đu cho c mt năm. Cũng không phi ngu nhiên, mùa xuân tr thành mùa đưc ch đón háo hc nht. Xuân đến, cnh vt, đt tri con ngưi đu s đi thay. Mi mùa đu ý nghĩa riêng ca nó, nhưng ý nghĩa ca mùa xuân l sâu sc hơn rt nhiu.

II. Thân bài

a. Thiên nhiên mùa xuân

 Mưa xuân lt pht bay trong gió, không đ đ ưt tóc nhưng cũng khiến lòng ngưi php phi.

 Cái lnh vn thm vào tng th tht, nhưng li mt đi cái tái lnh lo ca nhng ngày đông. Mùa xuân mang theo làn gió ưp hơi nng nên không làm but lòng ngưi.

 Thnh thong, mt tri li rng sau bao ngày đông ln trn. Tia nng nh nhàng đu trên nhng mái hiên, ngn c. Nng du nh như nàng thiếu n mi ln, làm không khí m áp tr li.

b. Khung cnh đt tri mùa xuân

*          Cây ci mi hôm qua còn ng quên trên nhng cành xác, nay như bng tnh tr li. Nhng chiếc non xanh nhú trên đu cành, như còn e p vi đt tri. Sc xanh bng lên gia khu n đ báo hiu mt cuc sng mi. nhng loài hoa thì đã kp bung hương to sc, như đim cho đt tri nhng ngày sang xuân.

 Trên cành, nhng chú chim ríu rít, đàn én tr v sau nhng ngày đông đi trú. Chú mèo p nm dài trưc hiên nhà, i bi...

2
13 tháng 12 2021

hay lắm nhé thank youyeu

cái j dài zậy ❓

5 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đề 1:

I. Mở bài

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hằng năm vào ngày rằm tháng giêng.

 

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.

- Năm 1076. Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.

- Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ..

- Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành.

- Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp) Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi).

- Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình.

- Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế.

- Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây dựng Khuê Văn Các, với một chức năng duy nhất là nơi thờ tự Thánh hiền. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

- Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

 

2. Kết cấu

- Nhà Thái học có ba gian, có tường nang, lợp bằng ngói đồng.

- Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian.

- Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người.

- Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch Bát Tràng.

- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng Khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.

- Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.

- Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh.

- Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.

- Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

+ Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Mòn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mòn và Đạt Tài Môn.

+ Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805).

+ Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời).

+ Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toả trong là Thượng cung.

+ Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá huỷ. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.

- Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).

- Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa.

- Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hoà giữa trời và đất. giữa hai thái cực âm - dương.

 

3. Ý nghĩa

- Là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội.

- Là nơi tượng trưng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

 

III. Kết bài

- Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.

- Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam; tôn vinh nền văn hóa, nền giáo dục, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, quý đức, quý tài của dân tộc Việt Nam.

5 tháng 3 2021

có lun bài sẵn cậu lấy ko ạ ?

8 tháng 9 2019

cần gấp nha

16 tháng 11 2016

Mở bài: Giới thiệu về trường và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

 

Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

 

Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…)

  • Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
  • Tên trường mang tên phó chủ tịch nước
  • Tượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

  • Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)
  • Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
  • Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Công dụng của ngôi trường:

 
  • Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
  • Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
  • Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..

Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.

Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.

16 tháng 11 2016

mb: giới thiệu trường đag học và tình cảm chug vs ngôi trươg đó
tb: -cảm nghĩ về trường
- kỉ niệm, thày cô
-cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trg mag cho mỗi hs
+ tình bạn, tình thày trò, tình yêu thg
+ kiến thức ms lạ
+ nhữg bài học làm ng
+ những ước mơ, hi vọng đẹp trong t/lai
kb: khẳng định lại t/cảm
 

24 tháng 4 2018

chỉ là tham khảo thui nha

DÀN Ý TẢ CHIẾC XE ĐẠP

a) Mở bài

- Năm nay lên lớp bốn, em đã đi xe đạp một cách thành thạo rồi. Dịp sinh nhật vừa qua, ông đã tặng em chiếc xe đạp thật đẹp để em đi học.

b) Thân bài

* Tả hình dáng, chi tiết chiếc xe đạp 

- Chiếc xe đạp này thuộc loại xe mini loại nhỏ, nhãn hiệu của Nhật Bàn.

- Khung xe được sơn màu đỏ, có hai ống tròn hơi võng xuống.

- Đâu xe có hai tay lái như hai cái sừng bò làm bằng i-nốc sáng bóng. Tay cầm được lót bằ

nhựa mềm, dán chặt vào khung.

- Bên trái của tay cầm có gắn một chiếc chuông nhỏ.

- Yên xe màu ghi xám, có nệm rất êm, được gắn chặt vào khung xe.

- Đằng sau yên xe là gác-ba-ga.

- Xe có hai bánh hình tròn, bánh trước nhỏ hơn bánh sau một chút. Bánh xe có lốp màu đen được gán vào và hệ thống trục quay rất chắc chắn.

- Bàn đạp của xe rất chác. Khi đi, xe đi rất êm mà không có tiếng kêu.

- Hộp xích cũng được sơn màu đỏ, bên trong có chứa xích xe.

* Tác dụng của xe đạp

- Xe đạp là phương giúp em đi lại hàng ngày nên nó vô cùng quan trọng với em.

- Với em, nó là người bạn rất thân. Nó giúp em tự làm được nhiều việc hơn.

c) Kết bài

- Em luôn lau rửa chiếc xe của mình cẩn thận để nó luôn được đẹp và bền lâu.

mik nhanh nhất đó

ng 

24 tháng 4 2018

I. Mở bài: giới thiệu về chiếc xe đạp
Xe đạp là một vật dụng rất cần thiết và có ích đối với mọi người trong cuộc sống của chúng ta. Từ thời xưa, thì xe là một vận chuyển hàng hóa và dung để đi rất hữu ích.
II. Thân bài: thuyết minh về chiếc xe đạp
1. Lịch sử, nguồn gốc chiếc xe đạp:

- Năm 1790, Châu Âu là nơi chiếc xe dạp đầu tiên xuất hiện. ban đầu thì xe làm bằng gỗ nhưng bánh trước không đổi hướng được.
- Năm 1813, một Nam Tước người Đức làm cho xe có thể đổi hướng được.
- Năm 1869, có một sự thay đổi từ khung xe bằng gỗ được thay bằng thép.
- Cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ.
- Năm 1880, người sáng chế ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su là Đân-lớp, một học sinh nước Anh.
- Năm 1890, một người Anh và một người Pháp nghĩ ra cách có thể làm cho bánh xe tháo ra và lắp vào được như ban đầu.
- Năm 1920,có một đột biến vượt bật, người ta dùng hợp kim để làm khung xe.
- Năm 1973, chiếc xe đạp địa hình được chế tạo ở Mĩ.
2. Cấu tạo chính của chiếc xe đạp: gồm 6 bộ phận chính.
- Hệ thống truyền lực
- Hệ thống chuyển động
- Hệ thống lái
- Hệ thống phanh
- Khung chịu lực
- Yên xe
3. Công dụng của chiếc xe đạp:
- Xe đạp là một phương tiện rất thuận tiện để sử dụng trên một đoạn đường ngắn
- Sử dụng xe đạp không gây ô nhiễm môi trường
- Đi xe đạp giúp tập luyện thể dục thể thao
- Ngày xưa, xe đạp dung để vận chuyển lương thực, thực phẩm trong chiến tranh.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc xe đạp
- Xe đạp là một vật rất hữu ích cho cuộc sống và môi trường
- Chúng ta sử dụng xe đạp để bảo vẹ môi trường

18 tháng 10 2021

-Phần đầu thư:

+Địa điểm, ngày...tháng...năm

+Tự giới thiệu về bản thân.

-Phần chính bức thư:

+Hỏi thăm sức khỏe, học tập, gia đình,...

+Em biết gì về bạn và đất nước của bạn?

+Bày tỏ mong muốn được làm quen với bạn.

-Phần kết thư:

+Gửi lời chúc đến bạn, hẹn bạn sang Việt Nam chơi để tìm hiểu nhiều hơn.

 


 

24 tháng 12 2021

B

22 tháng 9 2019

I. Mở bài: Giới thiệu nhân vật em định tả

Gia đình em sống ở một vùng quê yên bình, gồm 4 người là bà nội, ba mẹ em và em. Gia đình em rất yêu thương nhau, em là người được yêu thương nhất. trong gia đình, thì bà là người thân thiết với em nhất. Ba mẹ em luôn bận rộn với công việc nên bà là người mà em hay tâm sự, chia sẻ nhiều chuyện vui buồn trong học tập và cuộc sống. Bà là người em yêu nhất trong gia đình, em rất yêu quý bà.

II. Thân bài:

1. Tả ngoại hình của bà nội

- Năm nay bà nội em 70 tuổi

- Dáng bà cao ráo, vì già nên giờ bà hơi khom khom

- Mái tóc bà bạc trắng

- Bà có khuôn mặt trái xoan, trông rất đẹp lão

- Vầng trán bà cao ráo

- Mũi bà cao và thẳng

- Bà có hàng lông mày dày và rậm

- Đôi môi bà nhốm đỏ do nhai trầu

- Bà thường mặc đồ bà ba và búi tóc

- Bà có nước da đen ngăm ngăm

- Bà thường đi dép hài làm bằng nhung

2. Tả tính tình của bà nội

- Bà rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh

- Đôi lúc bà rất nghiêm khắc

- Bà luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh

- Bà luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn

- Bà yêu con nít và thương chúng

3. Tả hoạt động của bà nội

- Lúc chưa nghỉ hưu bà là giáo viên

- Khi về già bà vẫn còn yêu nghề, nên bà dạy em và lũ nhỏ trong xóm học

- Bà giúp bà con trong xóm thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bà nội

- Em rất yêu bà nội

- Em sẽ sống thật tốt để không phụ lòng bà

- Em sẽ cố gắng để trở thành một người như bà

Tk cho mk với!!!!!!!!!!

13 tháng 5 2016

1- Mở bài: 
Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ... 
2- Thân bài: 
a- Tả bao quát: 
- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ). 
- Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( các trò chơi được bày ra thật nhanh ... ) 
b- Tả chi tiết : 
- Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh .... ) 
- Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học. 
- Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả .... ) 
- Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ... ) 
c- Cảnh sân trường sau giờ chơi: 
Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn. 
3- Kết luận: 
Nêu ích lợi của giờ chơi: 
- Giải tỏa nỗi mệt nhọc. 
- Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

13 tháng 5 2016

Bài làm:

Chỉ còn vài phút nữa là hết giờ làm bài kiểm tra chất lượng giữa học kì. Đây là thời điểm chộn rộn nhất của tiết học. Mọi người vội vã nộp bài lên bàn cô giáo rồi trật tự trở về chỗ ngồi, mặt ngóng ra, sân trường, đợi chờ tiếng trống. Bỗng Tùng…! Tùng…! Tùng…! ba tiếng trống vang lên rộn rã làm bể vụn khối không gian tĩnh lặng, báo hiệu giờ giải lao đã đến.

Trong phòng học, tiếng cười nói lao xao rộ lên. Ai cũng muốn nộp bài nhanh để ra chơi. Vài phút sau, từ các cửa phòng học túa ra không biết bao nhiêu mà kể những cánh áo đồng phục màu mây, rập rờn giữa sân trường như những cánh bướm vào những ngày cuối xuân đầu hạ. Sân trường vốn rất rộng vậy mà giờ đây có cảm giác như bị thu hẹp lại. Nó không đủ chứa những bước chân bay nhảy của tụi trẻ chúng con. Khắp sân trường và cả trên hành lang của những dãy phòng học, đâu đâu cũng rộ lên tiếng cười nói ríu rít y như một bầy chim hót vào buổi sáng mai vậy. Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho một pha chơi đẹp mắt của một “cầu thủ” nào đó. Sôi nổi nhất có lẽ là chỗ quang nắng ở góc phải sân trường nơi các “cầu thủ” bóng đá của hai đội lớp 5A và 5B đang tranh thủ thời gian tập dượt, chuẩn bị cho ngày “Hội khoẻ Phù Đổng” sắp tới. Dường như toàn bộ tụi con trai lớp 5A và rải rác một số bạn gái trong lớp đều tụ tập ở đây động viên cổ vũ cho lớp mình. Xuất sắc nhất trong đội 5A là bạn Thành, độl 5B là bạn Thịnh. Hai cầu thủ ấy là “linh hồn” của mỗi đội. Ở vị trí nào cũng thấy bóng dáng của hai bạn. Cả hai đều khỏe và đá hay chẳng kém nhau. Mới năm phút đầu, được đồng đội đưa bóng tới, Thịnh nhanh nhẹn như một con sóc. lừa bóng qua hàng hậu vệ, kẻ một đường bóng căng như sợi dây đàn, ghi bàn thắng đầu tiên cho đội mình. Tiếng hoan hô như làm vỡ tung cả sân trường. Lúc này đội 5A như hăng hái hẳn lên, mồ hôi bạn nào bạn nấy đổ ra như tắm. Thành đón bóng từ chân “đồng đội” của mình đưa đến, lừa bóng qua được hai cầu thủ đội bạn, chỉ còn hàng hầu vệ nữa. Tiếng hoan hô co vũ dậy lên:

- “Chọc thủng hậu vệ! Chọc thủng hậu vệ!”

Như được truyền thêm sức mạnh và bằng sự tài trí lanh lợi của mình, Thành hất nhẹ bóng vào đối phương, bóng dội lại vào chân Thành. Bằng một động tác luồn lách rất đẹp, Thành đưa bóng qua hàng hậu vệ. Và bất ngờ Thành tung một cú sút chân trái lắt léo. Quả bóng như một chiếc lá vàng bay vào khung thành đội bạn, gỡ hòa cho đội mình. Một lần nữa, tiếng reo hò như làm rung chuyển cả sân trường: “Hoan hô Đức Thành! Hoan hô Đức Thành!”