K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2022

Nhận xét : Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX đánh dấu bước trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế. Từ đấu tranh tự phát bằng hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng ở giai đoạn đầu, công nhân đã bước đầu đấu tranh có ý thức chính trị. Đặc biệt là phong trào hiến chương ở Anh, mặc dù sau đó bị đàn áp nhưng phong trào đã có mục tiêu chính trị rõ ràng và có được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng.

4 tháng 8 2018

SGK 10 trang 198 – Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra ở Đức, Pháp, Anh, Mĩ. Cùng với sự phát triển của phong trào nhiều đảng công nhân, đảng xã hội ra đời…đánh dấu bước trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế.

Chọn đáp án A.

29 tháng 10 2017

Đáp án A

SGK 10 trang 198 – Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra ở Đức, Pháp, Anh, Mĩ. Cùng với sự phát triển của phong trào nhiều đảng công nhân, đảng xã hội ra đời…đánh dấu bước trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế.

27 tháng 9 2021

Điểm giống nhau:

- Đều xảy ra mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản. 

- Đều do giai cấp công nhân lãnh đạo với mục tiêu là đòi tăng lương, giảm giờ làm. 

22 tháng 11 2018

 Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. 

- Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số). 

- Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến (lấy cái dũng để đền ơn vua, trả nợ nước) của kẻ trượng phu, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc, song qua hai giai đoạn phát triển, phong trào cho thấy nội dung yêu nước, giữ vị trí chủ đạo còn nghĩa trung quân, “Cần cương” chỉ là phụ. 

- Mặc dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại. Sự thất bại này chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đồng thời phản ánh sự bất cập của ngọc cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. 

- Đây là phong trào kháng chiến lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước và phí phách anh hùng của dân tộc ta, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.

22 tháng 2 2016

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, phạm vi rộng khắp trong cả nước.

- Hình thức đấu tranh phong phú: khởi nghĩa vũ trang, cải cách, thu hút được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

- Giai đoạn đầu diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, đã thành lập được chính đảng của mình - Trung Quốc Đồng  minh hội và lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao với thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi (1911). 

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

+ Ách cai trị hà khắc, bóc lột nặng nề của các nước phương Tây đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân các nước Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ hàng loạt các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á.

+ Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á tuy khác nhau về thời điểm và hình thức đấu tranh nhưng đều cùng mục đích: chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân, giành lại nền độc lập cho dân tộc.

+ Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Mặc dù diễn ra quyết liệt, song, do nhiều nguyên nhân các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vẫn chưa đi đến thắng lợi cuối cùng.

+ Dù thất bại, nhưng các cuộc đấu tranh này có ý nghĩa lịch sử to lớn: thể hiện lòng yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm; đồng thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào yêu nước sau này.