tập làm một bài thơ bốn chữa hoặc năm chữ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:
a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:
- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc
- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc
- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc
- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt
a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
- Xác định đề tài và cảm xúc.
- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.
- Tập gieo vần.
a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:
- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:
- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật
+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?
+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.
+ Ngôn ngữ của nhân vật
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác
- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật
a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:
- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.
- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng
sâu đậm trong em.
- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.
- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.
a.6. Viết văn bản tường trình:
b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.
Từ cách viết của tác giả trong bài thơ, em học được cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, đó là:
- Nhan đề bài thơ phải phù hợp với nội dung.
- Thơ sử dụng chủ yếu vần chân hoặc vần lưng.
- Cách ngắt nhịp 2/2 cho thơ bốn chữ hoặc 3/2, 2/3 cho thơ năm chữ.
- Ngoài hình ảnh độc đáo, tinh tế còn phải thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về cuộc sống xunh quanh, biểu lộ được tình cảm mình muốn gửi gắm trong bài thơ.
Trường em cạnh dòng sông
Có đồng xanh bát ngát
Và cây đa xanh mát
Cho chúng em nô đùa
Trường em lợp ngói đỏ
Và tường quét vôi vàng
Xung quanh bờ dậu cao
Trường tiểu học làng quê
Mỗi ngày em đi học
Trên con đê đầu làng
Em nhìn thấy xa xa..
Dáng ngôi trường thân yêu
Như dáng của mẹ hiền
Thời gian đã bao năm
Nơi quê người xuôi ngược
Lòng em mãi ko quên
Tiếng trống trường tan học.
(Sưu tầm)
Chín tháng mười ngày
Mẹ nâng niu con
Khi được vuông tròn
Mẹ chăm mẹ bẵm
Tuổi xanh tươi thắm
Đến lúc bạc đầu
Mẹ vẫn lo âu
Con mình bé bỏng
Từng đêm trông ngóng
Con ngủ bình yên
Tiếng nói dịu hiền
Mẹ khuyên con học
Nhận bao khó nhọc
Mẹ bao bọc con
Khôn lớn vẫn còn
Cơm no, áo ấm
Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả
Trời cao hỉ xả
Xin nhận lời con
Để mẹ mãi còn
Bên con mãi mãi
thơ về bạn bè:
Bạn em là My
Rất thích lì xì
Lại là cây toán
Trò giỏi, con ngoan.
Tính tình dễ mến
Bao thầy cô yêu
Bạn luôn tìm hiểu
Những điều đẹp hay
Nguyễn Trãi thân yêu
Bao năm xa cách
Vẫn không đổi thay
Vẫn hàng ghế đá
Vẫn cây bàng già
Sẽ mãi khắc ghi
Ngôi trường dấu yêu
Bn thấy sao
Chẳng muốn làm thơ/Vì chẳng có mực/không nghĩ ra gì/Nên không làm luôn.
Năng học mới hiểu
Năng đọc mới nhớ
Hiểu, nhớ, sẽ giỏi
Thân, trí nên người
Hữu dụng cho đời
Thành công từ đó
Sự học tuy khó
Tập mãi thành quen
Kẻ trí năng rèn ..
Sắt sẽ thành kim ..
Sau khi đã quen
Vượt qua thử thách
Làu làu kinh sách
Thành bậc hiền nhân
Mọi việc cân phân
Trí thần lấp lánh
Hóa thành bậc thánh
Giúp ích cho người
Môi nở nụ cười
Tay vung bút thép
Khổ đau được dẹp
Hoa lòng trỗ đẹp
Ruộng phước sanh sôi
Trên dưới an vui
Cúi đầu tôn kính
Tích mk nha bạn !!!~~
Bà kể em nghe
Chuyện con ếch nọ
Da thì nhăn nhó
Tính lại kiêu căng
Bơi lội tung tăng
Ở trong giếng hẹp
Bên con nháy nhép
Và chú cua đồng
Ếch xưng là ông
Các loài điều sợ
Con chim chiền chiện (Huy Cận)
“Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào
Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói.”
…….
Mùa thu đang đến
Bầu trời trong xanh
Gió thổi rì rào
Tiết trời se lạnh
Khắp các con đường
Lá vàng khẽ rơi
Đón mùa thu tới :3
Ngày hè thật rực rỡ
Phượng nở khắp sân trường
Ve ca vang bản nhạc
Chào tạm biệt mái trường.
Chiếc trống nằm im lặng
Những dãy nhà vắng vẻ
Bảng đen và phấn trắng
Buồn bã chào học trò.