Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Hoa đào nở đỏ
Hoa mơ trắng ngần
Búp non nhu nhú
Cùng chào mùa xuân
Rồi cánh mơ rụng
Đào phai hết màu
Cành xanh lá biếc
Mùa xuân về đâu?
A, Em biết rồi!
Mùa xuân rất lạ
Ú tim nắng hè
Ẩn vào chùm quả
Thầy và cô giáo
Người em luôn bảo
Cha mẹ thứ hai
Đã luôn giúp đỡ,
Đã luôn quan tâm,
Đã luôn dạy bảo,
Chúng em nên người.
Trong thời thơ ấu,
Trong từng hơi thở,
Trong từng bước đi,
Có sự xuất hiện
Của thầy và cô
Cuộc đời nhà giáo
Đã rất vinh quang
Nhiều lúc gian nan
Nhưng rất vững vàng
Đã đào tạo ra
Những nhân tài quý
Dành tặng đất nước
Sự nghiệp trồng người
Thật là vẻ vang
Nhân ngày nhà giáo
Chúc các thầy cô
Luôn luôn mạnh khỏe
Đạt nhiều thành tích
Cái đẹp của đất trời.
Cứ vang mãi trong đời
Một mùa thu lãng mạn
Ta lạc vào chốn đây
Thì thầm với cỏ cây
Ôi sao mà đẹp quá
Sắc lá vàng cứ rơi
Càng làm thêm rung động.
Bài thơ "Con chim chiền chiện" được nhà thơ Huy Cận viết vào năm 1967, in trong tập "Hai bàn tay em". Khung cảnh thiên thiên bao la, tươi đẹp là tấm nền để cánh chim bay cao vút trong không gian, cất cao tiếng hót ngọt ngào. Chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến, chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do trên bầu trời quê hương đất nước. Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng được vẽ lên qua những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng: "Bay vút, vút cao", "Cánh đập trời xanh - Cao hoài, cao vợi", "Chim bay, chim sà", "Bay cao, cao vút - Chim biến mất rồi"... Tiếng hót của chim chiền chiện đã mở ra một khung cảnh bình yên, tươi đẹp cho đất nước, làm say mê lòng người đọc. Bài thơ không chỉ là miêu tả khung cảnh quê hương, đất nước tươi đẹp dưới tiếng hót, dưới cánh chim chiền chiện mà qua đó còn bộc lộ tình yêu đất nước, yêu thiên của tác giả, là khao khát về một cuộc sống tự do, hòa bình.
a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:
a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:
- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc
- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc
- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc
- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt
a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
- Xác định đề tài và cảm xúc.
- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.
- Tập gieo vần.
a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:
- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:
- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật
+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?
+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.
+ Ngôn ngữ của nhân vật
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác
- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật
a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:
- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.
- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng
sâu đậm trong em.
- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.
- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.
a.6. Viết văn bản tường trình:
b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.
- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là những bài thơ có những câu thơ bốn chữ, ngắn gọn giàu ý nghĩa.
- Em biết một số bài thơ bốn chữ: Lượm – Tố Hữu, Mẹ - Đỗ Trung Lai, Sắc màu em yêu - Phạm Đình Ân,…
- Cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ: Bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai viết về cảm xúc của người con khi chúng kiến người mẹ của mình già đi theo năm tháng đó là sự xót thương. Khi đọc xong bài thơ em cũng cảm thấy yêu mẹ mình hơn, và hơn cần chăm ngoan hơn nữa để mẹ không phiền lòng.
a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.
b. Khi viết các em cần chú ý:
- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.
- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?
Trường em cạnh dòng sông
Có đồng xanh bát ngát
Và cây đa xanh mát
Cho chúng em nô đùa
Trường em lợp ngói đỏ
Và tường quét vôi vàng
Xung quanh bờ dậu cao
Trường tiểu học làng quê
Mỗi ngày em đi học
Trên con đê đầu làng
Em nhìn thấy xa xa..
Dáng ngôi trường thân yêu
Như dáng của mẹ hiền
Thời gian đã bao năm
Nơi quê người xuôi ngược
Lòng em mãi ko quên
Tiếng trống trường tan học.
(Sưu tầm)