K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2022

Những người phụ nữ khi mặc lên mình những chiếc áo dài của người Việt toát lên   những vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết , đơn giản những cũng rất cầu kì 

17 tháng 10 2022

tl :

Những người phụ nữkhi mặc lên mình những tà áo dài của Việt Nam thì toát lên những vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết , đơn giản , đơn xơ những trông cũng rất cầu kì , và tà áo dài cx làm  cho ai mặc lên trở lên trẻ trung hơn , gắn bó học với quê hương đất nc hơn

16 tháng 4 2023

 Phụ nữ Việt Nam từ xưa đã ý tứ, dịu dàng, kín đáo khi mặc áo dài bên ngoài những chiếc áo mớ ba mớ bảy. Dần dần, áo dài cách tân thành áo tứ thân, rồi thành áo dài tân thời bây giờ. Chiếc áo dài tôn lên vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam cả về ngoại hình lẫn tâm hồn.

25 tháng 5 2017

Em cảm thấy khi mặc áo dài người phụ nữ như đẹp ra, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.

Nội dung: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

4 tháng 4 2018

------------------------ 

Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Chiếc áo dài làm tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nét duyên dáng của người phụ nữ Á đông. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn có đức hy sinh. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến. 

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh tà áo dài Việt Nam

Chiếc aó dài của người phụ nữ Việt Nam được thiết kế khá đơn giản. Áo dài từ cổ đến chân, cổ áo thường là cổ tròn, ôm khít lấy cổ tạo vẻ kín đáo.Thân áo gồm thân trước và thân sau dài từ bả vai xuống mắc cá chân,dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống hết tà áo. Khuy áo thường được thiết kế từ cổ kéo sang vau rồi xuống ngang hông. Thân áo may sát thân người để làm tôn lên những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. Tay áo không có cầu vai, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay, áo thường được mặc kết hợp với quần đồng màu hoặc với các màu trắng, vàng nhạt rất tao nhã, áo dài thường được may từ nhiều loại vải khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là mềm, nhẹ, thoáng mát.   

Có thể thấy rằng, áo dài rất kín đáo, duyên dáng và gợi cảm, trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt. Ở Việt Nam, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng. Khi tham dự một sự kiện đặc biệt nào đó hoặc xuất hiện trên truyền hình, Áo dài luôn là trang phục được phụ nữ Việt Nam ưu tiên lựa chọn vì nó góp phần tôn lên vẻ đẹp của họ. Có thể nói rằng Áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới.

Chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc hay giày; nếu cần trang trọng như trang phục cho cô dâu thì thêm chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài của người phụ nữ Việt Nam có rất nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong tà áo thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo như những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón  những đứa con trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ dịu dàng đằm thắm và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa và cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết.

Ngoài ra, tà áo dài của người phụ nữ Việt Nam có cách riêng để tôn lên nét đẹp hình thể. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vải lụa mềm, khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà”. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, khi mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.  

Cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày. Dù nhu cầu và phong cách thời trang thay đổi theo con người của thời đại, nhưng áo dài vẫn sẽ là trang phục tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam mà không có một trang phục nào trong tương lai có thể thay thế được. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi là sự ấn tượng sâu sắc cho những du khách trong và ngoài nước và nó luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam./.

4 tháng 4 2018

“Có phải em mang trên áo bay. Hai phần gió thổi, một phần mây. Hay là em gói mây trong áo. Rồi thở cho làn áo trắng bay?” (Nguyên Sa) Áo dài là hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi từ thuở thiếu thời.

Áo dài của bà, của mẹ, của chị, của cô giáo, của những nữ sinh trung học,…luôn hiện diện trong ký ức tôi. Thuở ấy, áo dài xuất hiện khắp mọi nơi. Má tôi là một phụ nữ Sài Gòn chỉ ở nhà nội trợ, thế mà má có cả mấy chục chiếc áo dài đủ các loại vải: nhung, gấm, mình the bông ép,.v.v. Nhìn tủ áo dài của má, ai cũng trầm trồ thích thú. Tiệc tùng, họp mặt gì, má cũng mặc áo dài. Đi đám tang thì má luôn mặc chiếc áo dài trắng để thể hiện sự đồng cảm với tang chủ. Áo dài của các cô giáo cũng là đề tài mà lũ học sinh chúng tôi thời đó hay nhắc đến, so sánh áo dài nào đẹp hơn, duyên dáng hay rực rỡ hơn.

Tôi đã bao lần ngẩn ngơ nhìn các chị nữ sinh trong chiếc áo dài trắng túa ra từ cổng trường. Sau này cũng mê mẩn ngắm hình ảnh các bạn nữ sinh trung học trường tôi trong tà áo trắng mỗi buổi ra về…Trong mắt tôi, phụ nữ Việt Nam đẹp nhất trong trang phục áo dài, và chính chiếc áo dài trang trọng nhưng duyên dáng đã tăng thêm giá trị của phụ nữ trong mắt người khác. Đứng trước một phụ nữ mặc áo dài, người đối diện bỗng thấy mình cần lịch sự hơn, ứng xử văn hóa hơn,…Khó thể giải thích tại sao? Phải chăng đó chính là vì đứng trước chiếc áo truyền thống, quốc hồn quốc túy, không ai muốn thể hiện sự “xem thường” hay trong tà áo dài, người phụ nữ Việt Nam như đoan trang, thùy mị hơn, xinh đẹp hơn,…buộc mọi người phải tôn trọng hơn? Tất cả không có một giải đáp rõ ràng.

Giờ đây, áo dài đã không còn xuất hiện nhiều như trước. Ngay cả trong trường học, các cô giáo cũng có xu hướng mặc váy đầm hay âu phục công sở. Nữ sinh các trường phổ thông giờ cũng không mặc áo dài hàng ngày, hiếm hoi chỉ xuất hiện vào đầu tuần ở vài nơi. Ngày cưới, cô dâu cũng chỉ mặc áo dài khi làm lễ gia tiên... Rất nhiều phụ nữ biện luận cho việc mặc trang phục khác mà không phải áo dài lo do công việc hàng ngày cần nhanh nhẹn, năng động, áo dài vướng víu, gò bó khó làm việc, hay cần phải thời trang hơn, áo dài đơn điệu, xưa cũ quá…Tôi thật sự buồn cho những giải thích ấy. Nếu thật sự yêu áo dài, thấy được cái đẹp đầy nữ tính của chính mình trong chiếc áo dài thì chắc chắn phụ nữ Việt sẽ sẵn sàng xuất hiện trong chiếc áo dài thường xuyên như trước đây.

Xin đừng để một ngày nào đó, những tâm hồn thuần Việt nuối tiếc thở than: “Áo dài ơi, đã xa rồi còn đâu…”

14 tháng 5 2023

theo mik là thướt tha nha

15 tháng 5 2023

thanh thoát nha

học tốt

8 tháng 4 2021

Hãy nêu lên suy nghĩ của em về vẻ đẹp phẩm chất của cây tre VN

 Tuỳ bút Cây tre Việt Nam được nhà báo, nhà văn Thép Mới viết vào năm 1956, để thuyết minh cho bộ phim Cây tre Việt Nam của một số nhà điện ảnh Ba Lan. Cảm hứng tự hào dạt dào, bút pháp tài hoa đã tạo nên chất thơ trữ tình của áng văn xuôi này.

Mở bài là một câu văn 18 chữ, Thép Mới giới thiệu cây tre trong tâm hồn nhân dân ta, nó là người bạn thân gần gũi thân thiết yêu thương. Câu văn đầy ấn tượng: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

Phần thứ hai, tác giả nói đến cây tre trong đời sống vật chất và tinh thần, trong sản xuất, trong tâm hồn, trong chiến đấu của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam qua trường kỳ lịch sử. ý tưởng đẹp, giàu có, cách diễn đạt và giọng văn biến hoá, hấp dẫn, đã tạo cho tre có một vị trí đặc biệt trong mỗi chúng ta.

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, chan hoà ánh nắng, cây cỏ tốt tươi xanh muôn ngàn cây lả khác nhau. Tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: Cây nào củng đẹp, cây nào củng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, là luỹ tre thân mật làng tôi. Tre được nhân hoá, trở nên gần gũi yêu thương: đâu đâu ta củng có nứa tre làm bạn.

Họ hàng nhà tre thật đông đúc: tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng lại có một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Một phát hiện tinh tế, ý vị. Tre có một sức sống vô cùng mạnh mẽ vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. 15 năm sau, nhà thơ Nguyễn Duy cũng có những vần thơ xúc động về sức sống của cây tre:

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu.

(Tre Việt Nam)

Nhìn dáng tre, màu tre, sự sinh sôi nảy nở của tre, nhà văn phát hiện ra bao vẻ đẹp riêng của tre như mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre được nhân hoá trở thành một biểu tượng sáng giá: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Phẩm chất của tre cũng là phẩm chất của con người Việt Nam xưa nay.

Thép Mới trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: Bóng tre trùm mát rượi để từ đó nói lên vẻ đẹp của luỹ tre làng quê, một vẻ đẹp êm đềm của xứ sở: Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, là vẻ đẹp của nền văn hoá lâu đời của dân tộc, là nếp sống lao động cần cù và cuộc sống yên vui êm đềm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Các từ ngữ, hình ảnh: bóng tre, dưới bóng tre của ngàn xưa, dưới bóng tre xanh,... được điệp lại, láy lại đã tạo nên giọng văn nhẹ nhàng mênh mang biểu cảm:



Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoảng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu dời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Màu xanh của tre cũng là màu tâm hồn, màu thời gian, màu sắc của nền văn hoá, màu chung thuỷ.

Cánh tay là hình ảnh hoán dụ ca ngợi cây tre là người bạn cần cù trong lao động của nhà nông, từng chia ngọt sẻ bùi, từng một nắng hai sương với bà con dân cày Việu Nam:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh răm.

Nói về cối xay tre thủ công Thép Mới gợi nhớ một thời gian khổ. Câu văn xuôi được cắt thành những vế ngắn 3, 4 chữ, có vần, nhằm tạo ra một trường liên tưởng về nền kinh tế lạc hậu, đời sống thiếu thốn của nhân dân ta sau một thế kỷ bị thực dân thống trị: Cối xay tre / nặng nề quay từ, nghìn đời nay / xay nắm thóc.

Tre được nhân hoá: Tre ăn ở với người, tre ... giúp người..., tre vẫn phải còn vất vả mãi với người, tre là người nhà,... Từ một vật thể, cây tre trở nên có tâm hồn, có linh hồn gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta trong dòng chảy thời gian. Tre gắn bó với tâm tình của nhân dân. Lạt giang mềm để gói bánh chưng; sự hiện hữu của nó trong sính lễ như "khít chặt" những mối tình quê thắm thiết; thuỷ chung. Cách viết của Thép Mới rất tài hoa, cách dẫn thơ đạm đà, lí thú.

Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình què cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa:

Lạt này gói bánh chưng xanh

Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.

Chiếc điếu cày tre làm niềm vui tuổi già, chiếc nôi tre là sự ấm êm hạnh phúc của tuổi thơ, cái giường tre bình dị gắn bó với mọi người mọi nhà sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ. Qua cây tre, tác giả ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung là đạo lí cao đẹp của dân tộc.

Tre là bạn thân, là người nhà là cánh tay của người nông dân, tre là bạn tâm tình của mọi lứa tuổi. Tre còn là "đồng chí chiến đấu của ta" trong kháng chiến. Tre mọc thẳng, trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng là dáng đứng không chịu khuất của con người Việt Nam. Gậy tầm vông, cái chông tre là vũ khí đánh giặc rất lợi hại của ta, làm nên chiến công và truyền thống anh hùng của dân tộc. Thép Mới đã vận dụng phép nối trong văn xuôi cổ rất sáng tạo:

Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chồng tre. Trong đoạn văn sau, tre được nhân hoá mang chí khí người nông dân mặc áo lính, người dũng sĩ anh hùng lẫm liệt hiên ngang. Chữ "tre" được điệp lại 7 lần, câu văn ngắn dồn dập diễn tả không khí chiến đấu và chiến thắng giòn giã của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre, anh hùng clúển đấu!.

Đây là một trong những đoạn văn tráng lệ nhất, mang âm điệu anh hùng ca trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Không khí, lịch sử thời đại, chiến thắng Điện Biên Phủ thần kỳ đã đem đến sức tung hoành của ngòi bút của Thép Mới.

Nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhạc của khóm tre làng rung lên man mác trong nồm nam con gió thổi, là diều lá tre là sáo tre sáo trúc giữa lồng lộng trời cao. Đoạn văn xuôi giàu tính nhạc và chất thơ cho ta bao cảm xúc và ấn tượng:

Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...

Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời..

Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều

Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng

nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...

Phần thứ ba của bài tuỳ bút nói về cây tre trong tương lai. Như một quy luật của sự sống vĩnh hằng: Tre già măng mọc. Búp măng non sẽ còn mãi trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam. Tre, nứa sẽ còn mãi... còn ựiãi... còn mãi... với dân tộc ta, "chia bùi sẻ ngọt" với nhân dân ta trong hạnh phúc, hoà bình.

Đất nước sẽ được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sẽ có nhiều sắt thép, nhưng cây tre vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bóng mát của tre xanh, khúc nhạc tâm tình của tre, cổng chào thắng lợi, những chiếc đu tre, tiếng sáo diều tre vẫn trường tồn cùng đất nước và nhân dân ta trên dặm đường trường của những ngày mai tươi hát...

Cây tre Việt Nam, cây tre xanh với bao phẩm chất nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm là biểu trưng cao quý của dân tộc Việt Nam". Thép Mới đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi cây tre với tất cả tình yêu và niềm tự hào về quê hương xứ sở, về đất nước và con người Việt Nam.

 

28 tháng 6 2021

Chị gợi ý xong em tự viết nhé:

Nêu khái niệm nét đẹp lao động

Người sở hữu nét đẹp lao động là người ntn?

Biểu hiện

Dẫn chứng

Phản đề (Người không chịu khó lao động...)

Kết bài.

Tham khảoVới đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ nên trước mắt chúng ta một khung cảnh lao động tuyệt vời trên biển. Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy với những màu sắc huyền ảo, cuốn hút vô cùng. Hoà cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biển. Mặt trời đội biển nhô màu mới một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa sáng niềm vui. Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh vật, của con người. Đoàn thuyền đánh cá là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Nhà thơ ca ngợi biển cả mênh mông - nguồn tài nguyên bất tận của Tổ quốc, ca ngợi những con người lao động cần cù, gan góc, ngày đêm làm giàu cho đất nước. Cảm hứng trữ tình của Huy Cận và nghệ thuật điêu luyện của ông đã cuốn hút người đọc thực sự. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả. Những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng. Nửa thế kỉ đã trôi qua, bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó. Phần nào, bài thơ giúp chúng ta hiểu được chân dung tinh thần mới của Huy Cận sau bao biến cố lịch sử trọng đại của đất nước và dân tộc - một Huy Cận trữ tình cách mạng.