Viết một bài văn nêu nguyên nhân vì sao Lão Hạc phải chon cái chết
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Bài 1:
Lão Hạc chết là vì lão muốn dành dụm tiền cho con. Một tình thương con cao cả, cũng chính tình yêu con đó đã tạo sức hút cho tử thần, muốn lôi kéo lão hạc đi. Vì đó mà lão quyết không ăn vào tiền dành dụm cho con mình cưới vợ, mà ông kiếm được gì ăn nấy, rồi khi không còn gì ăn, có lẽ cũng là lúc cánh cửa của tử thần đã rộng mở để đón lão, lão đến nhờ ông giáo để gửi tiền gửi lại cho con lão. Xong xuôi mọi việc lão quyết định đi qua cánh cửa tử thần bằng cách xin bả cho của binh tư để tự kết liễu mình. Qua đó ta có thể thấy lòng yêu còn cực kì đáng quý trọng của Lão Hạc, vì yêu con có thể bỏ cả tính mạng để cho con mình được sông hạnh phúc.
Bài 2:
Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật. Chiếc lá ấy được vẽ bởi người họa sĩ trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Cụ Bơ men đã dùng tính mạng mình bất chấp mưa bão để hồi sinh chiếc lá. Chiếc lá ấy đẹp và sống động đến mức chính Giôn xi và Xiu cũng không nhận ra được đó là sản phẩm được vẽ. Bên cạnh đó, chiếc lá còn đặc biệt hơn cả vì là sản phẩm cuối cùng của người họa sĩ chân chính trước khi rời xa cõi đời này. Cụ Bơ men dùng chiếc lá ấy cứu sống Giôn xi trên bờ của sự tuyệt vọng. Chiếc lá là kiệt tác nghệ thuật, là kết tinh của tình yêu thương, đức hi sinh và hơn cả là biểu hiện cao đẹp của quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh.
Tham khảo:
Bài 2:
“Nam Cao, nhà văn không biết khóc cho khốn khó đời mình lại rất dễ khóc cho đời người. Khó biết nhân vật hay tác giả khóc, bởi mỗi chữ ứa lệ khi lão Hạc khóc. Khi “rân rấn”, khi “ầng ậng nước”, khi khóc thầm, khi vỡ òa. Nước mắt ẩn cả trong nụ cười, “cười đưa đà”, “cười nhạt”, “cười và ho sòng sọc”, “cười như mếu”. Thật xúc động khi đọc đoạn lão khóc con đi phu. Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...
Với đứa con trai duy nhất, Nam Cao nhìn ra ở người cha xác xơ, còm cõi này một tình phụ tử nguyên sơ và vĩnh cửu. Không phải lão không biết quý sinh mạng của mình. Tuy nhiên có một thứ lão còn quý hơn: ấy là đạo làm người, làm cha! Hoàn cảnh cùng cực ấy đã đẩy lão đến một sự lựa chọn nghiệt ngã: Muốn sống thì phải lỗi đạo làm cha (phải xâm phạm vào mảnh vườn – tài sản duy nhất đáng giá mà lão đêm ngày giữ gìn để bù trì tạo lập cho giọt máu duy nhất mình để lại chơ vơ trên cõi đời này), còn để trọn đạo làm cha thì phải chết. Và lão đã quyên sinh. Cái chết của lão Hạc khiến ta đâu đớn nhận ra tình phụ tử mộc mạc ấy mới thăm thẳm và mới thiêng liêng làm sao!”.
Bài 3:
Lão Hạc chọn cái chết như con chó. Cảnh lão Hạc chết có những nét tương đồng với với cảnh thằng Mục và thàng Xiên bắt cậu Vàng. Đó là lời tạ lỗi chân thành và sâu sắc nhất với câu Vàng. Qua cái chết đó nam cao muốn thể hiện niềm tin vào người nông dân: dù có chết họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện lòng thương con và sự tự trọng của mình. đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.
Câu 4:
- Nó là một tài sản "Lão lẩm nhẩm quy ra tiền", một "vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt", nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.
- Lão coi nó như một đứa con, một thành viên trong gia đình lão Hạc
Em tham khảo:
2.
Lão đã khóc 2 lần
( 1 ) Lão khóc vì khi kể lại câu chuyện thằng con trai lão đi phu với ông giáo
( 2 ) Lão khóc vì đã bán đi con chó mà bao lâu nay đã sống chung với mình
Cho thấy lão là người yêu thương con và có lòng nhân hậu
3.
Lão chết do ăn bả chó của Binh Tư
Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu, trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.
4.
Cậu Vàng giúp cho nhân vật bộc lộ cảm xúc, lòng nhân hậu.
Với lão Hạc, nó giúp lão có thêm niềm vui, như có con trai ở bên
Tham khảo:
Lão Hạc là một nhân vật rât sđáng để ngưỡng mộ, chính lão đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về nhân cách sống. Đó chính là sự yêu thương những người xung quanh. Trong cuộc sống tình cảm là những điều kì diệu nhất. Chính vì vậy chỉ có tình cảm mới có thể đem lại cho con người ta được nhiều sự ấm áp, cảm thấu được tình người. Không chỉ vậy, ta còn phải sống biết rước biết sau, có lòng tự trọng. CHúng ta không nên vì miếng ăn mà đánh mất đi được sự tự trọng, tôn nghiêm của bản thân. Dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng không được đánh mất đi nhân cách cao ngời.
Tham khảo:
Từ cái chết và cuộc đời của nhân vật Lão Hạc ta có thể thấy được cuộc sống của chúng ta thật hạnh phúc bao nhiêu so với nhân dân ta ngày xưa.Cũng cho ta biết người nông dân đã phải chịu uất ức mà chẳng thể giải bày , đến nỗi họ thấy kiếp mình cũng chẳng thua gì kiếp chó.Nhưng dù vậy họ vẫn không để sự nghèo đói kiến họ bán rẻ lương tâm.Họ giữ cho mình những đức tính quý cho đến chết.Họ bị xã hội ép đến con đường sai trái dù vậy họ thà chịu cái chết để giữ lại những phẩm chất đạo đức.Chúng ta hãy biết trân trọng những hạnh phúc mà chúng ta đang có và dù có chuyện gì chúng ta vẫn phải giữ gìn phẩm chất đạo đức .
1. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc có liên quan đến chuyện lão xin bả chó của Binh Tư.
2. Thương thay thân phận những người nông dân như lão Hạc.
2.Văn bản"Tức nước vỡ bờ" :
- Sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu là :
+ Xưng hô lịch sự " gọi ông,xưng cháu";vị trí kẻ bề dưới nói với kẻ bề trên tỏ ý tô trọng
+ Xưng hô"ông-tôi":vị trí ngang hàng , không chịu nhẫn nhục , thái độ hiên ngang
+ Xưng hô "bố-mày": khẳng định tư thế đứng trên đầu kẻ thù sẵn sàng phản kháng , đánh bại đối phương đồng thời thể hiện sự khinh bỉ, tức giận tột cùng.
3.Văn bản"Lão Hạc" :
Câu 1:
-Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc là:
+ Vì tình cảnh đói khổ , túng quẫn phải lựa chọn cái chết như sự giải thoát bất đắc dĩ.
+Tấm lòng yêu thương con thầm lặng mà cao cả cùng với lòng tự trọng lớn lao không cho phép Lão sống một cuộc đời như vậy.
- Ý nghĩa cái chết của Lão Hạc:
+ Cái chết bằng bã chó như là một lời xin lỗi của lão đối với những việc đã làm với cậu Vàng.
+Bộc lộ rõ sự khốn khổ,bế tắc của người nông dân trước CM tháng 8 năm 1945 , thể hiện nên bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân nửa pk đương thời từ đó tố cáo và lên án sự xấu xa, độc ác của xã hội cũ
+ Cái chết cũng là hành động của lòng tự trọng "thà chết vinh còn hơn sống nhục", tình yêu thương dành cho con trai của lão Hạc.
+ Cái chết làm ai cũng phải thương cảm và tiếp thêm niềm tin, hi vọng rằng trên đời vẫn còn có cái thiện.
Câu 2:
-"Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn":
+ Hiểu lầm nhân cách của lão Hạc, cảm thấy ngỡ ngàng và thất vọng.
+ Buồn vì dòng đời xô đẩy khiến người lương thiện như lão Hạc cx biến chất, đổi trắng thay đen trở thành phường trộm cắp như Binh Tư.
-"Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn":
+ Vẫn còn hi vọng và niềm tin về phẩm cách cao quý tiềm tàng của con người thông qua hình ảnh lão Hạc lựa chọn cái chết để giữ lại bản tính thiện lương, lòng tự trọng,
-"Nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác":
+ Cảm thấy xót xa, thương tiếc vì hoàn cảnh khốn khổ khiến một người tốt như lão Hạc phải đến bước đường cùng là lựa chọn cái chết như một sự giải thoát.
Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc.(1) Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử.(2) Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng.
Chúc bạn học tốt. Nhớ tick cho mình nha
– Lão Hạc là một người nghèo khổ nhưng có lòng tự trọng, không muốn gây phiền hà lối xóm. Lão là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận bố thí. Trong tình cảnh túng quẫn, tuyệt vọng lão Hạc đã bị đẩy vào con đường chết để giải thoát.
Lão tự nguyện tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng. Lão Hạc người khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Cái chết đau đớn là do lão tự chọn. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Suy cho cùng đây số phận chung của những người trước cách mạng tháng Tám nghèo đói và túng quẫn.
Lão Hạc là một người nghèo khổ nhưng có lòng tự trọng. Vì vợ mất sớm, con đi làm ở đồn điền cao su nói phải kiếm được trăm đồng mới về. Ông ở nhà cố dành dụm tiền đến khi con về sẽ được trăm đồng. Không dám bán mảnh vườn hay ăn phạm vào tiền để dành cho con. Cuối cùng, vì quá nghèo đói ông đành phải bán cậu Vàng. Vì tính cách lương thiện ông dằn vặt bản thân và cảm thấy tội lỗi khi đã bán cậu . Với gia cảnh nghèo đói cùng tính cách lương thiện ông không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin bã chó của Binh Tư để ăn. Ông đã kết liễu cuộc đời mình như cách cậu Vàng bị giết xem như đền tội.