nêu cách sử dụng nồi cơm điện
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu tạo 5 phần
- Nắp nồi: chức năng bao kín, giữ nhiệt. trên nắp có van thoát hơi
- Thân nồi: chức năng bao kín, giữ nhiệt, liên kết các bộ phận.
- Nồi nấu: Hình trụ trong có lớp chống dính
-Bộ phận điều khiển: ở mặt ngoài thân nồi, dùng để bật tắt, điều khiển chế độ nấu, trạng thái hđ.
-Bộ phận sinh nhiệt: mâm nhiệt, hình đĩa, vai trò cung cấp nhiệt cho nồi.
Nguyên lý lm vc.
Bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt khi đó nồi đag ở chđ nấu. khi cạn nc, bpđkh giảm nhiệt độ của bpsnh, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm
tham khảo
Bạn cấp điện cho nồi, bật chế độ nấu mà bạn muốn, bộ điều khiển sẽ cấp điện cho mâm nhiệt, mâm nhiệt chuyển điện năng thành nhiệt năng làm nóng lòng nồi khiến gạo được nấu thành cơm, vỏ nồi giữ nhiệt độ ổn định trong quá trình nấu, khi gạo đã nở đến một mức nhất định, bộ phận điều khiển sẽ tự động
Lòng nồi có nhiều lớp giúp giữ nhiệt.Với 9-13 lớp, lòng nồi nấu có khả năng hạn chế tối đa nhiệt năng thất thoát, giúp giữ nhiệt trong lòng nồi nấu hiệu quả. Cơm gạo nấu bằng nồi cao tần do đó cũng chín nhanh hơn, thời gian nấu ít đi, lượng điện năng tiêu thụ giảm.
1. Cấu tạo
- Nồi cơm điện có các bộ phận chính: Nắp nồi, thân nồi, nồi nấu, bộ phận sinh nhiệt, bộ phận điều khiển.
+ Nắp nồi: có chức năng bao kín và giữ nhiệt. Trên nắp nồi có van thoát hơi giúp điều chỉnh áp suất trong nồi cơm điện
+ Thân nồi: có chức năng bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nồi. Mặt trong của thân nồi có dạng hình trụ và là nơi đặt nồi nấu.
+ Nồi nấu: Có dạng hình trụ. Phía trong của nồi nấu thường được phủ lớp chống dính.
+ Bộ phận sinh nhiệt: là mâm nhiệt có dạng hình đĩa, thường đặt ở đáy mặt trong của thân nồi, có vai trò cung cấp nhiệt cho nồi
+ Bộ phận điều khiển: được gắn vào mặt ngoài của thân nồi dùng để bật, tắt, chọn chế độ nấu hiển thị trạng thái hoạt động của nồi cơm
2.Nguyên lí làm việc
- Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cung cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi đó nồi làm việc ở chế độ nấu
- Khi cơm cạn, bộ phận điều khiển giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm
TK:
Gạo và nước trong nồi cơm điện cần được cung cấp năng lượng nhiệt để chín thành cơm. Do vậy, khi nấu cơm bằng nồi cơm điện thì năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt truyền cho nồi nấu bên trong của nồi cơm điện.
Bàn là điện:
Điều chỉnh độ ủi, lượng hơi nước với từng loại vải
Sau khi bàn ủi nóng mới chỉnh chế độ ủi hơi nước
Vệ sinh bàn ủi thường xuyên
Nồi cơm điện:
Không vo gạo trong nồi
Lau khô nồi
Dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện
- Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt.
– Vo gạo xong, khi bỏ xoong nấu vào nồi, nhiều người chỉ dùng một tay. Cách này có thể làm hỏng rờ le chính của nồi, bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rờ le tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín. Do vậy, khi đặt xoong, nên lau nước xung quanh và đặt bằng hai tay nhẹ nhàng, sau đó xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rờ le tiếp xúc đều, cơm nấu sẽ không bị sượng.
– Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên cùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon.
– Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm.
- Dạy nghề sửa chữa điện dân dụng khuyên bạn có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch.
- Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau.
- Hạn chế việc để cơm hâm liên tục trong nồi tránh làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong khiến rờ le bật tắt không chính xác và như vậy cơm dễ bị sống hoặc quá “lửa”.
Cần sử dụng đúng với điện áp định mức của nồi cơm điện và bảo quản nơi khô ráo