K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2020

* Điều kiện tự nhiên:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi là gió mùa kèm theo mưa => thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.

=> Vì thế từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

* Điều kiện kinh tế:

- Công cụ sản xuất: từ những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt.

- Nông nghiệp: là ngành sản xuất chính. Ở mỗi nước hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt...

- Do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị - hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp.

=> Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á. 

- Ngoài ra còn những tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

17 tháng 12 2020

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

=> Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

=> Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.

=> Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

Chúc bạn thi tốt!

28 tháng 10 2023

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

28 tháng 10 2023

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

undefined

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

26 tháng 10 2023

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư của Đông Nam Bộ (ĐNB) đã có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế?

   - Khí hậu ấm áp và mùa mưa rõ rệt: ĐNB có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa rõ rệt, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng quan trọng như lúa, cây cao su, và cây điều.
  - Vị trí địa lý gần biển: ĐNB nằm bên bờ biển Đông và biển Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và vận tải biển. Các cảng biển như Vũng Tàu, Cần Thơ, và Hồ Chí Minh City đã phát triển nhanh chóng và đóng góp lớn vào kinh tế vùng.
 - Dân cư đông đúc và lao động giá thấp: ĐNB có dân số đông đúc, cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, và du lịch.
   
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ đã có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế của vùng?

   - Thuận lợi từ địa lý và biển: ĐNB có lợi thế địa lý gần biển, điều này hỗ trợ trong việc phát triển các ngành như du lịch biển và vận tải biển. Tài nguyên thủy sản từ biển cũng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế vùng.

   - Khó khăn trong nông nghiệp và nước: Mặc dù ĐNB có khí hậu ấm áp, nhưng cũng có mùa khô kéo dài và khó khăn về nước, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Sự cạnh tranh với các khu vực khác trong sản xuất nông sản cũng là một thách thức.

   - Tài nguyên thiên nhiên bị ô nhiễm: Sự công nghiệp hóa và phát triển nhanh chóng đã gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong các khu vực công nghiệp lớn như TP.HCM và Vũng Tàu. Điều này đe dọa tài nguyên thiên nhiên và sức kháng của môi trường.

   - Cơ sở hạ tầng và giao thông: Mặc dù có sự phát triển của cơ sở hạ tầng và giao thông, nhưng ĐNB vẫn cần đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống này để đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng tăng của vùng.

20 tháng 12 2022

Thao khảm:

 

20 tháng 12 2022

Hơi dài mà  cảm ơn ah