K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2017

+Thuận lợi :
-Nâng cao vị thế và tạo thế đứng vững chắc trên trường quốc tế, có tiếng nói trong việc định hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới thông qua những cuộc thương lượng và đàm phán, từ đó có điều kiện bảo vệ các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo hướng có lợi cho quốc gia.
-Có điều kiện khai thác nhiều tiềm năng thông qua việc hợp tác đa dạng với nhiều đối tác để mở rộng và ổn định thị trường, tiếp cận nguồn vốn quốc tế, tạo môi trường hấp dẫn để đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp cận nhanh sự chuyển giao khoa học – công nghệ trên diện rộng và tham gia tích cực vào việc phân công lao động quốc tế.
-Có điều kiện thúc đẩy tiến trình cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế linh hoạt và năng động hơn theo hướng nâng cao hiệu quả. Cụ thể là đẩy nhanh quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, xoá bỏ cơ chế còn mang tính bao cấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và xuất nhập khẩu phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của các thành phần kinh tế.
-Nâng cao khả năng nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các quy tắc ứng xử theo chuẩn mực quốc tế, góp phần nhanh chóng đưa nền kinh tế của nước ta tiến lên phát triển ngang tầm quốc tế.
-Có điều kiện thực hiện tốt các quan hệ đối ngoại, góp phần tích cực trong việc duy trì an ninh thế giới, giữ vững và ổn định an ninh quốc gia để phát triển.
+ Khó khăn:
-Thách thức lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của từng ngành và từng doanh nghiệp nói riêng còn yếu.
-Việt Nam đi sau rất nhiều nước trên đường phát triển. Cơ chế thị trường còn đang trong quá trình hình thành, các khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Còn tồn tại nhiều bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, trong việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế, trong việc vận dụng các chính sách, quy định, trong việc quy hoạch chiến lược phát triển các ngành kinh tế.
-Sự hiểu biết về các tổ chức cần hội nhập còn rất hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu lại bị hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng hoạt động đàm phán đa phương. -Mở cửa kinh tế còn làm cho nền kinh tế trong nước dễ bị tác động bởi sự biến động không thuận lợi diễn ra từ các nước khác.
-Các nước ASEAN có những lợi thế tương đồng giống Việt Nam do vậy việc hợp tác thông qua sự phân công lao động sẽ trở nên khó khăn phức tạp và mang tính cạnh tranh gay gắt hơn.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông sản chưa qua chế biến. Đây là những mặt hàng giảm thuế chậm, trong khi đó những mặt hàng công nghiệp, xuất nguyên liệu là những mặt hàng giảm thuế nhanh lại là sản phẩm xuất khẩu của các nước AFTA khác và là sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam.
- Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà nhiều nước trong khu vực đã vực dậy sau cơn khủng hoảng

12 tháng 10 2017

* Thuận lợi:
- Việt Nam tham gia tất cả các hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...
- Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến nâng cao vị thế ASEAN trên trường quốc tế từ đó nâng cao vị thế của nước ta
- Việt Nam xuất khẩu gạo sang các nước láng giềng, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực
- Nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN: đầu mỏ, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử, tiêu dùng ...
* Khó khăn:
-Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp
- Trình độ công nghệ còn lạc hậu
- Có sự khác biệt về thể chế chính trị
- Mức sống người dân Việt Nam còn rất thấp

30 tháng 12 2022

thuận lợi:

là sự thúc đẩy nhanh,mạnh và đưa lại sự tăng trưởng cao,xã hội hóa lực lượng sản xuất,góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế việt nam đòi hỏi việt nam phải tiến hành cải cách sâu rọng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế

tiêu cực:

sự bất công trong xã hội trầm trọng hơn,khoét sau thêm khoảng cách giàu nghèo,tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc

Việt Nam có những thuận lợi khi tham gia ASEAN:

– Điều kiện đất nước ổn định, đường lối đổi mới của Đảng và Chính phủ Việt Nam phù hợp với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa.

– Đất nước, con người Việt Nam có những nét tương đồng với các quốc gia Đông Nam Á vì vậy có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm để phát triển… nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các nước này.

– Hợp tác với các nước trong khối ASEAN tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh với các nước trong khu vực và thế giới.

10 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Việt Nam có những thuận lợi khi tham gia ASEAN:

– Điều kiện đất nước ổn định, đường lối đổi mới của Đảng và Chính phủ Việt Nam phù hợp với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa.

– Đất nước, con người Việt Nam có những nét tương đồng với các quốc gia Đông Nam Á vì vậy có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm để phát triển… nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các nước này.

– Hợp tác với các nước trong khối ASEAN tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh với các nước trong khu vực và thế giới. 
20 tháng 10 2023

Thời cơ:
- Tham gia vào thị trường lớn hơn 600 triệu người, tạo ra cơ hội tiếp cận các thị trường mới và mở rộng kinh doanh.
- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có quan hệ lịch sử và văn hóa gắn kết với Việt Nam như Lào, Campuchia, Thái Lan.
- Tăng cường hợp tác về an ninh, quốc phòng, phòng chống tội phạm, khủng bố, ma túy, tội phạm môi trường.
Thách thức:
- Cạnh tranh với các nước thành viên khác trong khu vực, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển như Singapore, Malaysia, Thái Lan.
- Đối mặt với các vấn đề về thương mại, bao gồm cạnh tranh giá cả, chất lượng sản phẩm, quy định về xuất khẩu và nhập khẩu.
- Đối mặt với các vấn đề về an ninh, bao gồm tình trạng tội phạm, khủng bố, ma túy, tội phạm môi trường.

26. Trong những yếu tố dưới đây yếu tố nào là thời cơ của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức ASEAN?A. Có điều kiện tăng cường sự ảnh hưởng của mình đối với các nước trong khu vực.B. Có cơ hội tiếp cận những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của thế giới.C. Có điều kiện tăng cường sức mạnh quân sự của mình trong khu vực.D. Có điều kiện để thiết lập quan hệ ngoại giao với các...
Đọc tiếp

26. Trong những yếu tố dưới đây yếu tố nào là thời cơ của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức ASEAN?

A. Có điều kiện tăng cường sự ảnh hưởng của mình đối với các nước trong khu vực.

B. Có cơ hội tiếp cận những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của thế giới.

C. Có điều kiện tăng cường sức mạnh quân sự của mình trong khu vực.

D. Có điều kiện để thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.

27. Khi tham gia vào tổ chức ASEAN Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ nào dưới đây?

A. Mất quyền tự chủ về kinh tế.

B. Sự chống phá của các thế lực thù địch.

C. Mất bản sắc dân tộc, do sự hoà tan về văn hoá.

D. Khó xây dựng nền kinh tế công nghệ cao do không đủ tài nguyên.

28. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi" vì

A. châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".           

B. có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.

C. tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.

D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.

1
24 tháng 10 2021

26D

27C

28B