K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nằm trong tiếng nóiNằm trong tiếng nói yêu thươngNằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.Sơ sinh lòng mẹ đưa nôiHồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con.Tháng ngày con mẹ lớn khôn,Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha,Đời bao tâm sự thiết thaNói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ...Câu hỏi:1.Em có nhận xét gì về nhịp của bài thơ lục bát trên?2.Để miêu tả cảm nhận của mình về tiếng Việt, tác giả đã sử dụng...
Đọc tiếp

Nằm trong tiếng nói

Nằm trong tiếng nói yêu thương

Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.

Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi

Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con.

Tháng ngày con mẹ lớn khôn,

Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha,

Đời bao tâm sự thiết tha

Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ...

Câu hỏi:

1.Em có nhận xét gì về nhịp của bài thơ lục bát trên?

2.Để miêu tả cảm nhận của mình về tiếng Việt, tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào?

3.Những hình ảnh như "hồn thiêng đất nước","hồn cha ông" trong những dòng thơ trên đem đến cho em cảm nhận gì về tiếng nói của dân tộc. Hãy lí giải.

4.Những từ ngữ như "sơ sinh","lớn khôn" khiến em liên tưởng đến điều gì?Hình ảnh tiếng Việt xuất hiện cùng những từ ngữ ấy giúp em hiểu thêm về điều gì?

5.Xác đinh sắc thái tình cảm của tác giả đối với tiếng nói quê hương được thể hiện qua bài thơ. Dựa vào đâu mà em xác đinh được như vậy?

6.Hiện nay, trên mạnh xã hội có hiện tượng một số người thường xuyên sử dụng những từ ngữ như thui (thay vì thôi), iu (thay vì yêu), chiện (thay vì chuyện)… Từ nội dung của bài thơ Nằm trong tiếng nói, em có suy nghĩ gì về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ nêu trên?

7.Tìm từ đơn và từ phức có trong câu thơ lục bát sau:

Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi

Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con.

8.Đọc đoạn thơ sau và thực hiện Các yêu cầu:

Nằm trong tiếng nói yêu thương

Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.

a.Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

b.Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ “nhớ thương” để thay cho từ “vấn vương” trong câu thơ “Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.”được không? Vì sao?

1
2 tháng 8 2022

sao đăng cả phiếu bt lên thế e:/ 

25 tháng 2 2017

tieng viet rat hay va nhieu cam xuc

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

.......................Tiếng Việt trong bài thơ, có người xưa chinh phụ ngồi mỏi mòn đợi chờ chinh phu hóa đá rồi lời ca vẫn còn...................sắt son.

 

7 tháng 11 2021

Ủa bạn mình có hỏi câu đó đâu mà bạn trl

PHẦN I:Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ruLời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió vềNhững ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đã thức vì chúng conĐêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngọn gió của con suốt đời.             (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB...
Đọc tiếp

PHẦN I:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
             (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 : Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3 : Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì?
Câu 4 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
PHẦN II. 
Câu 1: Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) trả lời câu hỏi: Tại sao chúng taphải có lòng hiếu thảo.
Câu 2: Em hãy là nàng tiên Mùa Xuân để kể về thiên nhiên và con người mỗi khi Tết đến, xuân về.

0
Phần 1. Đọc- hiểu   Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:MẸLặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oi.Nhà em vẫn tiếng à ơiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.Lời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.Những ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.Đêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngọn gió của con suốt đời.(Trần Quốc Minh)Câu 1 (0.5 điểm). Bài thơ trên được...
Đọc tiếp

Phần 1. Đọc- hiểu   Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng à ơi
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa
thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Trần Quốc Minh)

Câu 1 (0.5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: (0.5 điểm).  Hãy ngắt nhịp 2dòng thơ cuối của bài thơ trên?

Câu 3: (0.5 điểm).    Bài thơ trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 4: (0.5 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 5: (0.5 điểm). Câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. ” sử dụng phép tu từ nào?

Câu 6:  (0.5 điểm): Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 7:  (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” như thế

nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).

Câu 8: (1.0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ trong bài thơ

Câu 9: (1 điểm)  Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả

lời khoảng 3 -4 dòng).

 

 

 

giúp mik vs ạ , mik đang cần gấp lắm cảm ơn

 

2

Bạn tham khảo nha: 

Câu 1: Thể thơ lục bát vì bài thơ gồm các cặp câu thơ, mỗi cặp là 2 câu (1 câu thơ sáu chữ đến một câu thơ tám chữ)

Câu 2: 2 dòng thơ cuối có cách ngắt nhịp; Dòng 6 là nhịp 2/2/2; dòng 8 là nhịp 4/4

Câu 3: Bài thơ trên thể hiện tình cảm: Con biết ơn, trân trọng, ca ngợi tình yêu, sự hy sinh của mẹ dành cho những đứa con và ý nghĩa của mẹ trong đời sống của con.

Câu 4: Từ đơn "mẹ", "con"

Từ ghép là: mùa thu; tiếng võng

Câu 5: "Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con."

- Biện pháp tu từ so sánh: So sánh hơn kém (qua từ "chẳng bằng" : Bao nhiêu ngôi sao thức chẳng bằng với mẹ thức vì chúng con

Câu 6: Tác dụng: Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời thơ; nhấn mạnh, làm nổi bật tình yêu, công ơn, sự hy sinh lớn lao và trời biển của mẹ dành cho các con.

Câu 7: Em hiểu câu thơ ấy là: 

Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. Câu thơ nhấn mạnh sự hy sinh thầm lặng của mẹ dành cho con, làm nổi bật lòng ơn của những đứa con với người mẹ của mình.
Câu 8: Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.

Câu 9: Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi chúng ta được yêu thương và chia sẻ tình yêu thương, có vai trò quan trọng, từ định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng như giáo dục con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, trở thành những công dân có ích đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
4 tháng 1 2023

1. Lục bát.

2. 2/4; 4/4.

3. Tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con.

4. Từ đơn: mẹ, hè. Từ ghép: con ve, ngôi sao.

5. So sánh không ngang bằng.

6. Tác dụng: ca ngợi, nhấn mạnh tình cảm yêu thương, sự hi sinh biển trời của mẹ để con có giấc ngủ ngon, có tuổi thơ đẹp; giúp hình ảnh thơ sinh động, gợi hình gợi cảm.

7. Mẹ chính là người thức đêm để quạt mát cho con có giấc ngủ ngon. Mẹ cũng chính là ngọn gió mát lành trong đời con.

8. Cảm nghĩ về hình ảnh người mẹ: người mẹ hiện lên với tình yêu tha thiết dành cho con, hình ảnh người mẹ ngồi quạt để con say giấc nồng cho thấy tình yêu thương, sự hi sinh, qua các phép so sánh càng tô đậm lên tình mẹ bao la.... Học sinh có thể cảm nhận thêm rồi triển khai thành đoạn.

9. Gia đình nơi đó có mái nhà được sinh sống cùng những người mình yêu thương; nơi luôn ấm áp tình người, tình thân; luôn bảo bọc, tha thứ, đón nhận chúng ta; gia đình cho ta thêm động lực để cố gắng,...

Mẹ", một từ đơn giản thôi nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tình thương, ý nghĩa sâu sắc thật bao la, rộng lớn."Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, tình mẹ yêu mến như là gió đùa mặt hồ, lời ru êm ái như đồng lúa chiều rì rào, tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu..."."Mẹ yêu con như biển trời lai láng, con yêu mẹ như chín tháng chín ngày...".Ôi,cứ mỗi lần nhắc đến...
Đọc tiếp

Mẹ", một từ đơn giản thôi nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tình thương, ý nghĩa sâu sắc thật bao la, rộng lớn."Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, tình mẹ yêu mến như là gió đùa mặt hồ, lời ru êm ái như đồng lúa chiều rì rào, tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu..."."Mẹ yêu con như biển trời lai láng, con yêu mẹ như chín tháng chín ngày...".Ôi,cứ mỗi lần nhắc đến mẹ tôi không thể nào quên được tấm lòng của mẹ đã dành cho tôi suốt những ngày tôi còn thơ bé, làm sao để đứa con này có thể đền đáp được công ơn của mẹ đây? Tôi thật may mắn khi có người mẹ luôn bên cạnh, lo lắng, chăm sóc tôi lớn lên từng ngày.Bây giờ tôi chỉ muốn nói với mẹ rằng :"Con yêu mẹ nhất trên đời !"

hãy thay những chữ tôi trong đoạn văn trên = chữ em

1

Mẹ", một từ đơn giản thôi nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tình thương, ý nghĩa sâu sắc thật bao la, rộng lớn."Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, tình mẹ yêu mến như là gió đùa mặt hồ, lời ru êm ái như đồng lúa chiều rì rào, tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu..."."Mẹ yêu con như biển trời lai láng, con yêu mẹ như chín tháng chín ngày...".Ôi,cứ mỗi lần nhắc đến mẹ em không thể nào quên được tấm lòng của mẹ đã dành cho em suốt những ngày tôi còn thơ bé, làm sao để đứa con này có thể đền đáp được công ơn của mẹ đây? Em thật may mắn khi có người mẹ luôn bên cạnh, lo lắng, chăm sóc em lớn lên từng ngày.Bây giờ em chỉ muốn nói với mẹ rằng :"Con yêu mẹ nhất trên đời !"

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu (từ câu 1 đến câu 5):Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ời,Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.Lời ru có gió mùa thu,Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.Những ngôi sao thức ngoài kia,Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.Đêm nay con ngủ giấc tròn,Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.(Mẹ - Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu (từ câu 1 đến câu 5):

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời,

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu,

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ - Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29)

Câu 1 (1.0 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Tác giả đã sử dụng kiểu vần bằng hay vần trắc ?                                                  

Câu 2 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 3 (0.5 điểm). Nội dung chính của bài thơ là gì ?

Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:  

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.TIẾNG VỌNG RỪNG SÂUMột cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũngcạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọnglại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vìsao từ trong...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)

GV: Lê Thị Vân Anh (THCS Cầu Giấy)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

ai giúp mik với mik có ba máy nên sẽ tickcho 3 cái

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oi.Nhà em vẫn tiếng a ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.Lời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.Những ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.Đêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngọn gió của con suốt đời.(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng a ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28-29) 

C1: Bài thơ viết theo thể thơ nào

C2: Nội dung chính bài thơ

C3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời  

C4:Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm đc trong câu trên

C5: Theo e thái độ của tác giả đc thể hiện trong bài thơ trên là j? Từ đó e rút ra bài học j cho bản thân ?

C6: Hãy viết đoạn văn ngắn phát biểu đôi lời về vai trò của tình mẫu tử trong cuộc sống

 

 

1
18 tháng 3 2021

Câu 1

Thể thơ : Lục bát

Câu 2

Đoạn thơ đã nói lên tình yêu bao la, sự hi sinh và những công lao vĩ đại mẹ đã dành cho con

 Câu 3

Biện pháp tu từ : So sánh 

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ  ngọn gió của con suốt đời.

 Tác dụng : So sánh mẹ và ngọn gió nhằm nói mẹ là một nơi mát mẻ, yên bình cho con suốt đời

 Ẩn dụ: "giấc tròn"

Tác dụng : Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" không phải chỉ là giấc ngủ của con mà còn mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất thảy yêu thương.

Câu 4 ( ấy câu này có trong câu ba luôn rồi)

Câu 5

Thái độ tác giả :

Tình mẫu tử là nguồn sống vô giá, giúp ta vững vàng trong cuộc sống.

- Được sống trong tình mẫu tử là may mắn, hạnh phúc của con người. Thật thiệt thòi cho những ai không được sống trong tình mẫu tử và bất hạnh cho những kẻ không biết trân trọng tình mẫu tử.

- Phê phán những kẻ sống vô ơn bạc nghĩa, không yêu thương, biết ơn cha mẹ, đối xử tệ bạc với cha mẹ.

 - Ngoài tình mẫu tử là thiêng liêng còn có tình phụ tử, tình cảm anh em… cũng cần được trân trọng.

Rút ra bài học bản thân:

Biết yêu thương mẹ nhiều hơn, cố gắng trở thành học sinh ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng.

Câu 6

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình mẫu tử từ lâu đã trở thành một trong những tình cảm máu thịt cao quý và thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. Tình mẫu tử là khái niệm thuộc phạm trù tinh thần, được hiểu là tình cảm gắn bó, yêu thương, ruột thịt của mẹ và con. Đây là tình cảm được xuất phát từ hai phía, mẹ yêu thương con, con kính trọng, hiếu thuận với mẹ. Tình mãu tử trong xã hội được biểu hiện đa dạng với những hành động cụ thể khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp những bà mẹ tảo tần, lặn lội sương gió, yêu thương, che chở và hy sinh cả cuộc đời mình vì con cái; bắt gặp người con hiếu thảo, chăm sóc, bảo vệ mẹ già. Đó đều là hành động minh chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp và đáng trân trọng. Tình mẫu tử như một bài ru ngọt ngào, tiếp thêm động lực, sức mạnh cho cả mẹ và con trước bất kì khó khăn, gian khổ nào của cuộc đời. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn không khỏi đau xót và phẫn uất trước tình trạng tha hóa đạo đức khi mẹ ruột nhẫn tâm vứt bỏ con cái của mình, khi con cái đánh đập, bất hiếu với cha mẹ già đã tảo tần hi sinh ngày nào. Thậm chí, có những bà mẹ, những người con còn ra tay giết chết máu mủ ruột già của mình chỉ vì sự nóng giận, ích kỉ. Những hành động đó đã và đang diễn ra một cách trần trụi và nhức nhối, bóp méo đi hai chữ “mẫu tử” thiêng liêng, gây ảnh hưởng xấu đến văn minh xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần có giải pháp kịp thời để ngăn chặn hành vi đi trái với đạo đức đó, cưu mang, cứu giúp kịp thời những hoàn cảnh đáng thương của sự suy đồi về nhân cách của con người.

 

9 tháng 5 2023

tô đậm công ơn của mẹ qua mùa hè oi bức

8 tháng 5 2023

=> Biện pháp tu từ nhấn mạnh tình cảm yêu thương và sự hy sinh cao cả của người mẹ qua những câu thơ . Những ngôi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con đã thể hiện sự hy sinh. Tác giả cũng so sánh Mẹ như ngọn gió quạt mát cho con yên giấc . Làn gió của mẹ là sự yên bình trong giấc ngủ của con.