K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

A. TIẾNG VIỆT1. Rút gọn câu có tác dụng gì .      TL: - Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh vừa tránh lặp lại ngững từ ngữ xuất hiện trong câu đứng trước.            - Ngụ ý đặc điểm, hành động là của chung mọi người ( lược bỏ CN) 2. Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì ?    TL: - Không làm cho người nghe , người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói .            - Không biến câu thành câu nói...
Đọc tiếp

A. TIẾNG VIỆT

1. Rút gọn câu có tác dụng gì .

      TL: - Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh vừa tránh lặp lại ngững từ ngữ xuất hiện trong câu đứng trước.

            - Ngụ ý đặc điểm, hành động là của chung mọi người ( lược bỏ CN)

 2. Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì ?

    TL: - Không làm cho người nghe , người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói .

            - Không biến câu thành câu nói cộc lốc, khiếm nhã .

3. Xác định câu rút gọn trong các ví dụ sau và cho biết thành phần nào của câu được lược bỏ ? Vì sao ?

      a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

      b. - Bao giừ cậu đi Hà Nội ?

         - Ngày mai.

4. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?

   a .Học ăn, học nói, học gói, học mở.        

   b. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.          

   c. Người Việt Nam thương người như thể thương thân.  

   d .Thương người như thể thương thân.

5. Thế nào là câu đặc biệt ? Nêu tác dụng của câu đặc biệt?

    TL: - Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ .

           - Tác dụng :

              + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra của sự việc.

              + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc , hiện tượng .

              +  Bộc lộ cảm xúc

              + Gọi đáp

6 .Xác định câu đặc biệt? Nêu tác dụng của các câu đặc biệt mà em mới tìm được?

     a. Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy ?

     b. “ Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xốc.”

7. Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn có trong đoạn văn sau. Nêu tác dụng của việc rút gọn câu và của câu đặc biệt ?

     Khi xuống đến cầu thang, cô nói to với tôi:

          - Ðừng quên cô nhé!

     Ôi! Cô giáo rất tốt của em, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được!                        

                                                                                      (Ét- môn- đô đơ A- mi- xi)   

8. Thêm trạng ngữ cho câu để làm gì?

         - Để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

        - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.

9. Xác định trạng ngữ và nêu tác dụng.

   - Mùa đông , giữa ngày mùa - làng quê toàn màu vàng -  những màu vàng rất khác nhau .  ( Tô Hoài)

   - Vì mải chơi, em quên chưa làm bài tập.

   - Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.

   - Với giọng nói dịu dàng, chị ấy mời chúng tôi vào nhà.

   - Bằng chiếc xe đạp cũ, Lan vẫn đến trường đều đặn.

   -  Bốp bốp, nó bị hai cái tát.

   -  Nó bị điểm kém, vì lười học.

   - Để không bị điểm kém, nó phải chăm học.

    - Nó đến trường bằng xe đạp.

    - Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.

    - Lan và Huệ chơi rất thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo.

    - .Qua cách nói năng , tôi biết nó đang có điều gì phiền muộn trong lòng.

    - Mặt trời đã khuất phía sau rặng núi .

    -  Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót thật du dương.

   -  Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp -> Tg

  -  Vì trời mưa , sông suối đầy nước-> Chỉ nguyên nhân

  - Để mẹ vui lòng , Lan cố gắng học giỏi ->Chỉ mục đích

  - Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi -> Chỉ phương tiện

10. Thế nào là câu chủ động ?  Thế nào là câu bị động ? VD.

     -  Câu chủ động là câu có chủ ngữ hướng tới người khác . Câu bị động là câu có chủ ngữ được người khác hướng vào.

11. Có mấy cách chuyển câu chủ động thành câu bị động ?

      + Chuyển  từ chỉ đối tượng lên đầu câu thêm từ bị/được sau cụm từ ấy .

       + Chuyển từ chỉ đối tượng lên đầu câu thêm hoặc không thêm các từ bị/được sau cụm từ ấy. Đồng thời lược bỏ đi từ chỉ chủ thể của hoạt động.

12. Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau:

      -  Người lái đò đẩy thuyền ra xa.

      - Nhiều người tin yêu Bắc

      - Người ta chuyển đá lên xe

      -  Mẹ rửa chân cho em bé.

      - Bọn xấu ném đá lên tàu hoả

      - Cảnh sát đã bắt giam tên cướp và đang chờ ngày xét xử.

      - Con người đang ngày càng làm cho môi trường ô nhiễm hơn

      -  Nhân ngày khai trường mẹ tặng Lan chiếc cặp sách mới .

      - Ông tôi đã xây ngôi nhà này từ ba mươi năm trước đây

      - Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé .

      - Gió làm lật thuyền.

      - Từ thuở nhỏ , cha đã dạy Tố Hữu làm thơ theo những lối cổ.

      -  Mỗi lần được điểm cao , ba mẹ mua tặng tôi một thứ đồ dùng học tập mới.

      -  Cơn bão làm cho khu vườn tan hoang .

      - Mẹ tôi tự tay đan cho tôi một cái áo len.

      - Tên kẻ trộm đã lấy cắp ví của cô giáo tôi.

     - Màn sương dày che khuất cảnh vật khiến cho khung cảnh càng trở nên huyền ảo.

     -  Hôm nay, cô giáo khen tôi rằng tôi rất hăng hái phát biểu ý kiến.

     - Bố tôi đã xây một ngôi nhà mới trên nền ngôi nhà cũ.

     - Các bạn yêu mến tôi.

 13. Cụm C-V  được dùng để mở rộng thành phần nào trong câu.

      - CN, VN, PN trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

14 . Tìm cụm C-V để mở rộng câu , cụm c-v mở rộng thành phần nào của câu ?

      - Chị Ba đến  khiến tôi rất vui và vững tâm

      - Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

      - Lan học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.

      - Lan//  làm bài tập toán mà cô giáo ra

     - Cả lớp lắng nghe cô giáo giảng bài

     -  Tôi nhìn qua khe cửa thấy em tôi đang vẽ những bức tranh mà bố tôi đã hướng dẫn.                                                                                  

     - Chiếc áo này vải rất tốt .

     - Nó học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.

     - Cơn bão làm cho khu vườn tan hoang .

      - Màn sương dày che khuất cảnh vật khiến cho khung cảnh càng trở nên huyền ảo.

      - Nhà này cửa rất rộng.

      - Quyển sách mẹ cho con rất hay.

     - Người thanh niên ấy làm mọi người rất khó chịu.

     -  Nam làm cho bố mẹ vui lòng.

     - Gió thổi làm đổ cây.

    -  Lan năng nổ học tập khiến mọi người ngạc nhiên.

    -  Anh ấy làm việc rất đáng khen.

    - Quyển sách này  bìa rất đẹp.

     - Cái áo treo trên mắc giá rất đắt.

     -  Mẹ về khiến cả nhà vui .

     - Chiếc x e máy này phanh hỏng rồi

    - Chúng tôi// thấy đàn bò đang gặm cỏ

   - Tôi //rất thích bức tranh bạn vẽ.

  - Con hư làm lòng buồn mẹ.

    - Con được 9 điểm// là tốt lắm rồi mẹ ạ.

1
2 tháng 8 2022

ủa ?? là sao má=)

ủa đưa cái gì lên vậy=)

ủa rồi câu hỏi thì phải lọc ra chứ?

có vụ cop một đống rồi đưa lên người ta phải chọn lọc người ta làm hết ra à=)

ủa lười vậy=)

đưa cái đề nhằm khi khó chịu t bất mãn lâu lắm rồi=)

11 tháng 3 2022

D

B

11 tháng 3 2022

1.C

2.C

23 tháng 3 2021

-câu rút gọn là câu có thể lược bỏ một số thành phần của câu.

lưu ý:ko lm cho người nghe,người đọc hiểu sai hoặc hiểu ko đầy đủ nội dung câu nói đó

       ko biến câu nói thành một câu cộc lốc,khiếm nhã

TỰ LM NHA BN CÁI NÀY TRONG SGK NGỮ VĂN 7 ẤY

ĐỪNG HỎI NHƯNG CÂU MÀ CÓ SẴN TRONG SGK NỮA

ucchekhocroioho LÀM MIK BẤM MÚN NÁT TAY

khổ thân ghê

 

3 tháng 8 2021

Chiều đi xem phim

Đi chơi đi

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 3 2019

Câu đặc biệt: Lặng im. Chỉ có tiếng gió rì rào.

=> Tác dụng: Nhấn mạnh bầu không khí im lặng bao chùm.

Câu rút gọn: Cả tiếng hú của bầy vượn đen. (Câu đầy đủ là: Ca tiếng hú của bầy vượn đen cũng ngừng)

=> Tác dụng: giúp diễn đạt ngắn gọn, tránh lặp lại, thừa thãi. 

12 tháng 4 2019

sgk Ngữ Văn lp 7 tập 2 có đấy bn

11 tháng 2 2022

 Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho hành động của nhân vật "bố"

  Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật

23 tháng 10 2023

Câu 1: Thông tin số là gì? Đặc điểm về thông tin số

- Thông tin số là thông tin được biểu diễn và xử lý bằng các con số hoặc dữ liệu số. Điều này có nghĩa là thông tin được biểu thị dưới dạng các giá trị số, thay vì các ký tự hoặc dữ liệu không số. Thông tin số có thể bao gồm các con số, dữ liệu thống kê, dữ liệu khoa học, dữ liệu tài chính và nhiều loại dữ liệu khác.

- Đặc điểm về thông tin số:

   + Được biểu diễn bằng các con số.

   + Có thể được xử lý và tính toán bằng các phép toán số học.

   + Có thể được lưu trữ và truyền tải bằng các phương tiện kỹ thuật số như máy tính và mạng internet.

   + Có thể được sử dụng để phân tích, dự đoán và đưa ra quyết định thông qua các phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu.

Câu 2: Nêu một số cách xác định thông tin số có đáng tin cậy hay không?

- Kiểm tra nguồn tin: Xác minh nguồn tin thông tin số để đảm bảo rằng nó đến từ một nguồn đáng tin. Kiểm tra xem nguồn tin có uy tín, có chuyên môn và có lịch sử cung cấp thông tin chính xác không.

- Kiểm tra tính nhất quán: So sánh thông tin số với các nguồn tin khác để kiểm tra tính nhất quán. Nếu thông tin số được xác nhận và được tái sao từ nhiều nguồn tin độc lập, thì có khả năng cao nó là đáng tin cậy.

- Kiểm tra phân tích và đánh giá: Đánh giá các phương pháp và quy trình được sử dụng để thu thập và xử lý thông tin số. Kiểm tra xem liệu phương pháp này có tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc chung trong lĩnh vực đó hay không.

- Kiểm tra sự minh bạch: Xem xét mức độ minh bạch của thông tin số. Thông tin số nên được cung cấp đầy đủ, rõ ràng và không bị ẩn giấu. Nếu không có đủ thông tin để kiểm tra và xác minh, thì thông tin đó có thể không đáng tin cậy.

- Kiểm tra phản hồi và đánh giá từ người dùng khác: Tìm hiểu ý kiến và đánh giá từ người dùng khác về thông tin số. Nếu có nhiều người đánh giá tích cực và phản hồi tốt về thông tin đó, thì có thể nó là đáng tin cậy.

Câu 3: Một số lưu ý để tránh vi phạm khi9 sử dụng công nghệ kỹ thuật số ​

- Tuân thủ quy định pháp luật: Luôn tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số, bao gồm bản quyền, quyền riêng tư, và quyền sở hữu trí tuệ. Điều này bao gồm việc không sao chép, phân phối hoặc sử dụng trái phép nội dung bản quyền, không xâm phạm quyền riêng tư của người khác và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.

- Bảo vệ thông tin cá nhân: Chú ý bảo vệ thông tin cá nhân của bạn và người khác khi sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Đảm bảo rằng bạn chỉ chia sẻ thông tin cá nhân với các dịch vụ và người mà bạn tin tưởng. Hãy đọc và hiểu chính sách bảo mật của các dịch vụ trực tuyến trước khi cung cấp thông tin cá nhân.

- Tránh lạm dụng công nghệ: Sử dụng công nghệ kỹ thuật số một cách có trách nhiệm và không lạm dụng. Tránh việc gửi tin nhắn spam, tạo và phát tán nội dung độc hại hoặc xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Hãy sử dụng công nghệ để giao tiếp và chia sẻ thông tin một cách tích cực và xây dựng.

- Phòng tránh lừa đảo và tin tặc: Cẩn trọng với các hoạt động lừa đảo và tin tặc trực tuyến. Hãy cảnh giác với các email, tin nhắn hoặc trang web giả mạo có thể cố gắng lừa đảo bạn để lấy thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng. Luôn kiểm tra địa chỉ web và nguồn gốc của thông tin trước khi cung cấp bất kỳ thông tin nhạy cảm nào.

- Giới hạn thời gian sử dụng: Đặt giới hTrong tình huống này, việc dừng điện thoại để phát trực tiếp bộ phim cho bạn bè và người thân cùng xem có thể vi phạm một số quy định và nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng công nghệ số.ạn thời gian sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tránh việc lạm dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tương tác xã hội. Đặt thời gian cho việc sử dụng công nghệ và tạo ra các hoạt động khác để thúc đẩy sự đa dạng và cân bằng trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 4: Chỉ ra những hành động vi phạm khi sử dụng công nghệ số trong các tình huống dưới đây và sử lý tình huống? Minh mua vé xem phim vào rạp chiếu phim. Mình dừng điện thoại để phát trực tiếp bộ phim cho bạn bè và người thân cùng xem. Nếu là bạn đi cùng Minh xem phim hôm đó, em sẽ làm gì​ ?

- Trong tình huống này, việc dùng điện thoại để phát trực tiếp bộ phim cho bạn bè và người thân cùng xem có thể vi phạm một số quy định và nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng công nghệ số.

- Cách xử lý:

   + Nhắc nhở: nhắc nhở Minh rằng việc phát trực tiếp bộ phim có thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và quyền riêng tư của người khác. Giải thích cho Minh những hậu quả có thể xảy ra và khuyến khích Minh tôn trọng quyền lợi của người khác.

   + Đề xuất cho Minh các giải pháp để chia sẻ bộ phim với bạn bè và người thân như mời họ đến rạp chiếu phiim cùng xem hoặc sử dụng các dịch vụ trực tuyến hợp pháp.

23 tháng 10 2023

Cảm ơn bạn nha

29 tháng 3 2022

á đù,điên à

What, rùi là bạn bắt mik phải đếm từ để viết cho đủ 150 từ á?

Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?A. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyB. Nước chảy đá mònC. Rau nào sâu ấyD. Lên thác xuống ghềnhCâu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúaC. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyD. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giốngCâu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều...
Đọc tiếp

Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Nước chảy đá mòn

C. Rau nào sâu ấy

D. Lên thác xuống ghềnh

Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?

A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Câu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một trong những con vật gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò lội theo luống cày, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông dân làm lụng." (Vũ Ngọc Phan)

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 4. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?

A. Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải

B. Hãy biết coi trong của cải của bản thân

C. Đừng nên coi trọng của cải

D. Hãy biết quý trọng con người hơn của cải

Câu 5. Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"?

A. Người làm ra của, của không làm ra người

B. Người sống đống vàng

C. Người ta là hoa của đất

D. Người còn thì của còn

Câu 6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?

A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho

B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa

C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ

D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch

Câu 7. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?

A. Gia đình thân yêu của em.

B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"

C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này

Câu 8. Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết?

A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?

B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân?

C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ?

D. Có khi nào lời khuyên đó sai không?

Câu 9. Văn bản “ Chống nạn thất học” Của tác giả nào?

A. Phạm Văn Đồng.

B. Đặng Thai Mai.

C. Hoài Thanh.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 10, Luận điểm nào không phải là luận điểm trong văn bản “ Chống nạn thất học?

A. Kêu gọi toàn dân chống nạn thất học.

B. Kêu gọi mọi người phải thực hiện công việc nâng cao dân trí.

C. Mọi người hãy cùng nhau tham gia công cuộc xây dựng nước nhà, phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

D. Phải luôn tạo thói quen tốt trong cuộc sống.

Câu 11. Trong các câu sau câu nào là câu rút gọn:

A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

B. Người ta là hoa của đất.

C. Chị ngã, em nâng.

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Câu 12. Trong các câu sau câu nào không phải câu rút gọn:

A. Ăn Cây nào rào cây ấy.

B. Thương người như thêt thương thân.

C. Một người bằng mười mặt của.

D. Học thầy không tày học bạn.

Câu 13. Câu rút gọn là :

A, Câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

B. Câu ngắn gọn.

C. Câu không xác định được chủ ngữ hay vị ngữ.

D. Câu được lược bỏ một số thành phần của câu.

. Câu 14. Theo em tại sao không nên rút gọn câu in đậm sau:

- Mẹ ơi hôm nay con được điểm 10.

- Con ngoan quá ! Bài nào được điểm 10 thế?

- Bài kiểm tra toán.

A. Làm câu quá ngắn gọn

B. Làm cho người đọc hiểu sai.

C. Làm cho câu nói trở nên cộc lốc, khiếm nhã.

D. Gây bất lịch sự, thiếu tôn trọng.

Câu 15. Tại sao trong thơ, tục ngữ thường dùng câu rút gọn:

A. Làm câu gọn hơn,

B. Tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

D. Làm thông tin nhanh hơn.

0
                             Môn Tiếng việt- Ngữ Văn 7ĐỀ1: 1, TRẮC NGHIỆM Câu1: Trong các câu tục ngữ sau câu nào là câu rút gọn? A, Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.B, Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.C, Người ta là hoa đất.D,Học ăn,học nói,học gói,học mở.Câu2: Cho biết tác dụng của câu tục ngữ dưới đây:" Một đêm mùa Xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đồ cũ của bác tài...
Đọc tiếp

                             Môn Tiếng việt- Ngữ Văn 7

ĐỀ1: 

1, TRẮC NGHIỆM 

Câu1: Trong các câu tục ngữ sau câu nào là câu rút gọn? 

A, Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B, Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.

C, Người ta là hoa đất.

D,Học ăn,học nói,học gói,học mở.

Câu2: Cho biết tác dụng của câu tục ngữ dưới đây:

" Một đêm mùa Xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đồ cũ của bác tài Phán từ từ trôi."

A, Bộc lộ cảm xúc.

B, Gọi đáp.

C, Xác định thời gian, nơi chốn.

Câu3: Câu nào là câu đặc biệt?

A, Một canh....Hai canh....lại ba canh.

B, Quê hương là chùm khế ngọt.

C, Lan là học sinh.

D, Tất cả đều đúng.

Câu4: Nhận định nào đúng về Trạng Ngữ trong câu:

A, chỉ đứng ở đầu câu.

B, Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu và cuối câu.

C, Trạng ngữ ở đầu câu, giữa câu và cuối câu. Bổ sung ý nghĩ cho câu.

D, Trạng ngữ đứng ở đầu câu, giữa câu và cuối câu. Không bổ sung ý nghĩ cho câu.

2, Tự Luận

Câu1: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn? Cho ví dụ

Câu2: Xác định câu đặc biệt( nêu rõ tác dụng ) và câu rút gọn ( chỉ rõ thành phần được rút gọn ) trong đoạn văn sau:

Lan vừa trong thấy mẹ về đã nũng nịu:

A,- Mẹ ơi!

B,- Ôi con! ( Mẹ về đây con.)

C, Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ?

D, Mẹ sẽ nấu cơm ngay.

ĐỀ2:

Phần 1, Trắc nghiệm :  Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu tiên của đáp án đúng:

                                        Chim sâu hỏi chiếc lá:

                                       Lá ơi! Hãy kể chuyện đời của bạn                                              cho tôi nghe đi!

                                       Bình thường lắm, Chẳng có gì đáng                                         kể đâu.

Câu1: Trong đoạn văn có mấy câu rút gọn ?

A, Một

B, Hai

C, Ba

D, Bốn 

Câu 2: Trong đoạn văn có mấy câu đặc biệt? 

A, Một câu

B, Hai câu 

C, Bốn câu

D, không có.câu đặc biệt

 Câu3:  Câu " Bình thường lắm, không có gì đáng kể đâu" đã lược bỏ thành phần nào của câu:

A, Thành phần chủ ngữ.

B, Thành phần vị ngữ.

C,  Cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

Câu4: Câu đặc biệt trong đoạn văn đừng để làm gì?

A, nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc trong đoạn văn.

B, Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

C, Bộc lộ cảm xúc.

D, Gọi đáp.

Câu5: Câu rút gọn trong đoạn văn nhằm mục đích gì? 

A, Làm cho cậu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn và tránh lặp lại từ ngữ đặc xuất hiện ở câu đứng trước.

B, Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người

C, Cả 2 đáp án trên.

CÂU6: Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể tách thành câu riêng để đạt được nhưng mỹ đích tu từ nhất định?

A,Đầu câu.

B, Giữa câu và vị ngữ.

C,Cuối câu.  

Câu7: Ở vị trí nào trong câu đặc biệt trong đoạn văn sau và cho biết nội dung thông báo của câu? 

" Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Nhưng buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh." 

Phần 2: TỰ LUẬN 

Câu1: Thêm trạng ngữ cho câu có ý nghĩ và công dụng gì? Đặt 1 câu có thêm thành phần trang ngữ. 

Câu 2: Viết 1 đại văn nghị luận khoảng 10 câu, trình bày quan điểm về câu tục ngữ " học ăn,học nói,học gói,học mở". Trong đó có sử dụng 2 trạng ngữ. Gạch chân, chú thích và nêu rõ tác dụng của trạng ngữ đó.

 

                                ~~HẾT~~

 

 

 

 

0