K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6 2022

C1/ Để xào rau không bị quắt, dai mà vẫn xanh, giòn thì ta nên xào từng ít một, đun to lửa và nhanh, cho thêm một chút dầu ăn để hạn chế sự thoát hơi nước của các tế bào rau.

C2/

Tên bào quan Không bào Lyzoxom
Cấu tạo Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc. Có 1 lớp màng bao bọc, bên trong chứa rất nhiều các enzim thuỷ phân.
Chức năng

- Chưa nước và muối khoáng (Tế bào lông hút)

- Chứa các sắc tố (Tế bào hoa)

- Mang chức năng tiêu hoá (Động vật nguyên sinh)

⇒ Tuỳ từng loại tế bào mà không bào mang chức năng khác nhau.

- Phân huỷ các tế bào già, bào quan già, các mảnh vỡ tế bào đã bị tổn thương, không còn khả năng phục hồi.

 

TL
30 tháng 6 2022

Câu 2 :

Bạn tham khảo nhé !

* Với không bào

- Bào quan có 1 lớp màng bao bọc

- Chức năng: các tế bào thực vật thường có không bào lớn chứa chất dự trữ hoặc các chất phế thải hoặc giúp các tế bào hút nước.

* Với lizoxom

- Cấu trúc: lizôxôm là bào quan có một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thủy phân.

- Chức năng: lizôxôm giúp phân hủy các tế bào già, các tế bào bị thương tổn không còn khả năng phục hồi.

10 tháng 11 2018

Quá trình phân bào : đầu tiên hình thành 2 nhân , sau đó chất tế bào phân chia , vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển .

Rễ cọc gồm rễ cái và các rễ con . VD:cây bưởi , hồng xiêm ,...........

Rễ chùm có các rễ con mọc từ gốc thân .VD: cây tỏi tây , cây cải ,.............

Các miền của rễ : miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền ; miền hút hấp thụ nước và muối khoáng ; miền sinh trưởng giúp rễ cây dài ra ; miền chóp rễ che chở cho đầu rễ

Mình mới kiểm tra Sinh lúc sáng  được 8,5 nè

13 tháng 9 2021

1, Lỗ miệng: truyền thức ăn từ ngoài vào cơ thể

    Không bào tiêu hóa: tiêu hóa thức ăn

   Không bào co bóp: lượn lách qua các chướng ngại vật

   lỗ thoát: thải chất bã ra ngoài

    lông bơi: giúp trùng giày di chuyển được và dồn thức ăn vào lỗ miệng

2. Trùng giày di chuyển theo cách vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi rung động theo kiểu làn sóng.

 (thiếu thì mong cô nhận xét ạ!)

13 tháng 9 2021

1.

- Lỗ miệng: tiếp nhận thức ăn từ lông bơi dồn về.

- Không bào tiêu hóa: tiêu hóa thức ăn và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

- Không bào co bóp: giúp cơ thể luồn lách qua các chướng ngại vật trong môi trường ký sinh.

- Lỗ thoát: thải chất thải ra bên ngoài.

- Lông bơi: dồn thức ăn về lỗ miệng, giúp cơ thể di chuyển.

2. Trùng giày di chuyển theo kiểu vừa tiến vừa xoay nhờ lông bơi bao quanh cơ thể rung động theo kiểu làn sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể.

16 tháng 12 2016

c1

hóa năng, nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng,...

c2;

cấu tạo ATP:phân tử đường 5C đc dùng làm bộ khung để gắn adenin và 3 nhóm photphat

vai trò ATP: cung cấp năng lượng phổ biến cho tế bào (đồng tiền năng lương);tổng hợp chất vận chuyển các chất

c3:

cấu tạo của enzim: có bản chất là Pr

cơ chế tác động : làm giảm nl hoạt hóa bằng cách tạo nhiều phản ứng trung gian thoạt đầu enzim liên kết với cơ chất để tạo hợp chất trung gian(ezim-cơ chất). cuối phản ứng, hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn. enzim đc giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng vs cơ chất mới cùng loại.

c4:

vai trò của enzim: làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng do đó làm tăng tốc độ của phản ứng.

c5:

hiện tượng ngâm mơ trong đường 1 thời gian thì mơ quắt: khi ngâm mơ tong đường 1 thờ gian thì: do trong quả mơ có H20 nhưng không có chất tan (đường). cồn ở đường thì bản chất là chất tan nhưng k có H2O. Nên H2O dịch chuyển từ thế nước cao ---> thế nước thấp, và từ chất tan ít---> chất tan nhiều. vì thế mơ khi ngâm đường 1 thời gian sẽ bị quắt do mất nước

tương tự như hiện tượng của rau

I. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành: 1. Phân biệt vật sống, vật không sống. Lấy ví dụ vật sống, vật không sống. 2. Trình bày các đặc trưng của sự sống. 3.Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. II. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống : 1.Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào? Cho ví dụ 2.Trình bày cấu tạo và chức...
Đọc tiếp

I. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành: 1. Phân biệt vật sống, vật không sống. Lấy ví dụ vật sống, vật không sống. 2. Trình bày các đặc trưng của sự sống. 3.Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. II. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống : 1.Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào? Cho ví dụ 2.Trình bày cấu tạo và chức năng mỗi thành phần của tế bào 3.Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật; tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. 4.Tế bào lớn lên và sinh sản như thế nào? Ý nghĩa của sự phân chia tế bào? III. Từ tế bào đến cơ thể : 1. Thế nào là sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. Cho ví dụ sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. 2. Nêu mối quan hệ giữa các cấp độ tồ chức trong cơ thể đa bào.

0
26 tháng 10 2021

 Câu 1:

- Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

- VD: Cô giáo vào lớp, em đúng dậy chào.

Câu 2: 

- Bước 1: Để người đó nằm yên (không di chuyển), dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương.

- Bước 2: Đặt nẹp (hoặc thước gỗ, cành cây,..) dưới chỗ xương gãy, lót băng gạc giữa hai đầu nẹp đồng thời buộc cố định.

- Bước 3: Sử dụng băng quấn chặt từ khuỷu tay tới cổ tay, quấn hai vòng.

- Bước 4: Buộc dây đeo cẳng tay vào cổ.

Câu 3: Canxi và vitamin D.

Câu 4: Hồng cầu

Câu 5: 

- Xương dài gồm có thân xương và 2 đầu xương, chỗ tiếp giáp giữa đầu xương với thân xương có đĩa sụn tăng trưởng.

- Chức năng của xương dài là: Nâng đỡ - vận động, chứa tủy.

- Đầu xương gồm có:

+ Sụn bọc đầu xương có tác dụng làm trơn đầu xương, giảm sự ma sát của xương khi vận động.

+ Mô xương xốp gồm các nan xương xếp theo kiểu vòng cung có chức năng làm phân tán lực tác động lên xương. Giữa các nan xương có các ô tủy đỏ (tạo hồng cầu cho máu).

- Thân xương gồm có:

+ Màng xương có chứa năng phân chia làm xương to về bề ngang.

+ Mô xương cứng tạo tính vững chắc và chịu lực cho xương.

+ Khoang xương là một ống rỗng nằm trong thân xương có chứa tủy đỏ ở trẻ em (sinh hồng cầu), mỡ vàng ở người già (tủy đỏ chuyển thành mỡ vàng).

+ Sụn tăng trưởng có tác dụng giúp xương ở trẻ dài ra , ở người trưởng thành sụn tăng trưởng đã hóa xương nên xương không thể dài ra nữa.

Câu 6: Mô xương xốp và khoang xương.

Câu 7: 

- Mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

- Các loại mô:

+ Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết

+ Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết: Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết) và Mô liên kết cơ học (Mô sụn và xương). Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.

+ Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.Mô cơ trơn.Mô cơ vân (cơ xương).Mô cơ tim.

+ Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm.

Câu 8: 

- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

- Chức năng của từng thành phần:

+ Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

+ Hồng cầu vận chuyển \(O_2\)\(CO_2\).

Câu 9: 

- Miễn dịch là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại.

(Tham khảo)

Vãi cả tiếng việt lớp 5

Đây là sinh học lớp 6 mà. Mak thôi, cứ trả lời, hihi !!!

Bài làm

Câu 1: Tế bào thực vật gồm có:

+ Lục lạp

++ Nhân

+ Tế bào chất

+ Màng sinh chất 

+ Không bào

+ Vách tế bào

+ Vách tế bào bên cạnh.

Câu 2:Tế bào phân chia .

+ Đầu tiên từ một nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.

+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

Câu 3: Đường hấp thụ nước từ rễ vào cây là:

Nước và muối khoáng hòa tan Vận chuyển đến Mạch gỗ bằng hai con đường Từ lông hút qua các tế bào mô đến mạch gỗ mỏi tay quá, câu này bn tự làm, tro sách có hết

Câu 4: một số loại rễ biến dạng:

  • Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.
  • Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.
  • Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
  • Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.

Câu 5: Sự khác nhau ở chồi và lá là:

- Chồi lá nhỏ hơn chồi hoa 
- Chồi lá về sau phát triển thành lá, chồi hoa về sau phát triển thành hoa 
- Chồi hoa thì có mầm hoa, thay vì đó, chồi lá có mầm lá 

# Chúc bạn học tốt #
 

C1: Bài tiết là gì ?C2: Nêu các thành phần cấu tạo của bài tiết nước tiểu ?C3: Nêu cấu tạo của da ?C4: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron ?C5: Nêu cấu tạo của hệ thần kinh ?C6: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việt bày tiết trú do cơ quan nào đảm nhận ? Nếu quá trình bày tiết bị trì trệ thì cơ thể sẽ như thế nào ?C7: Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá ? Vì sao...
Đọc tiếp

C1: Bài tiết là gì ?

C2: Nêu các thành phần cấu tạo của bài tiết nước tiểu ?

C3: Nêu cấu tạo của da ?

C4: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron ?

C5: Nêu cấu tạo của hệ thần kinh ?

C6: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việt bày tiết trú do cơ quan nào đảm nhận ? Nếu quá trình bày tiết bị trì trệ thì cơ thể sẽ như thế nào ?

C7: Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá ? Vì sao lại có phản ứng này ?

C8: Theo em sản phẩm phụ của da ( tóc và lông mày ) có tác dụng gì ?

C9: Phân biệt sự khác nhau giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh dinh dưỡng ?

C10: Giải thích nguyên nhân và biểu hiện của bệnh sỏi thận ?

C11: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ?

C12: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?

C13: Giải thích vì sao mùa đông da thường tái và sởn gai ốc ?

C14: Giải thích vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn ?

C15: Theo em có nên sử dụng kem phấn hoặc dùng bút chì kẻ đô, hay nhổ bỏ long mày không ?

C16: Tại sao khi bị tổn thương ở não trái thì các cơ quan bên phải bị ảnh hưởng và ngược lại ?

C17: Vì sao màu da ở người thường khác nhau ?

 

1
9 tháng 5 2023

C1: Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng các chất độc hại và một số chất dư thừa do đưa vào cơ thể quá liều lượng.

C2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. 

Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu.

- Thận có 2 quả, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:

+ Cầu thận: thực chất là một búi mao mạch dày đặc;

+ Nang cầu thận: thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận;

+ Các ống thận.

C3 da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì và mô dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế.

C4: Cấu tạo nơron: gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục, trên sợi trục có bao miêlin, tận cùng sợi trục có cúc xinap.

- Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

C5: Hệ thần kinh được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh – nơ ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao).

 

C1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống.C2: Nêu đặc điểm chung của thực vật.C3: Thế nào là thực vật có hoa, thực vật không có hoa?C4: Thế nào là cây một năm, cây lâu năm?C5: Nêu cấu tạo, cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi.C6: Nêu cấu tạo tế bào thực vật.C7: Trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ý nghĩa?C8: Có mấy loại rễ chính? Đặc điểm của mỗi loại rễ.C9: Các miền của...
Đọc tiếp

C1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống.

C2: Nêu đặc điểm chung của thực vật.

C3: Thế nào là thực vật có hoa, thực vật không có hoa?

C4: Thế nào là cây một năm, cây lâu năm?

C5: Nêu cấu tạo, cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi.

C6: Nêu cấu tạo tế bào thực vật.

C7: Trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ý nghĩa?

C8: Có mấy loại rễ chính? Đặc điểm của mỗi loại rễ.

C9: Các miền của rễ, chức năng của mỗi miền.

C10: Nêu cấu tạo miền hút của rễ.

C11: Trình bày sự hút nước và muối khoáng của rễ.

C12: Trình bày thí nghiệm chứng tỏ nước và muối khoáng cần thiết cho cây.

C13: Kể tên các loại rễ biến dạng, đặc điểm, chức năng.

C14: Nêu cấu tạo ngoài của thân cây.

C15: Thân dài ra do đâu?

C16: Vì sao phải bấm ngọn hoặc tỉa cành?

C17: So sánh cấu tạo trong của thân non với miền hút của rễ.

C18: Thân to ra do đâu?

C19: Dác, ròng là gì?

C20: Nêu chức năng của mạch gỗ, mạch rây

C21: Kể tên các loại thân biến dạng, đặc điểm, chức năng.

C22: Nêu đặc điểm bên ngoài của lá.

C23: Nêu cấu tạo trong của phiến lá.

C24: Trình bày sơ đồ hô hấp, quang hợp.

C25: Thiết kế thí nghiệm chứng tỏ cây hô hấp, quang hợp.

C26: Phần lớn nước vào cây đi đâu?

C27: Nêu các loại lá biến dạng, đặc điểm, chức năng.

Trả lời các câu hỏi giúp mk nhé!!

Ai nhanh mk tick!! mơm nhìu  >_<

0