K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 6 2022

Tham khảo

Danh từ riêng

Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...

 

Ví dụ: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lý Quang Diệu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Bộ Giáo dục và Đào tạo,...

 

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

 

Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, g, km, cm,... Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây, giờ,phút...

 

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: con, cái, quyển

 

Danh từ chỉ đơn vị ước chừng

Thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối

 

Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn, thúng...

 

Tính từ

Bài chi tiết: Tính từ

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, trạng thái.

 

Ví dụ: xinh, vàng, thơm, to, nhỏ, giỏi,...

 

Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

 

Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh lè, trắng xóa, buồn bã,...

 

Tính từ chỉ đặc điểm tương đối

Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

 

Ví dụ: tốt, xấu, ác, giỏi,...

 

Đại từ

Bài chi tiết: Đại từ

Đại từ là một từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

 

Ví dụ: tôi, anh, chị, em, ông, bác, ấy, chúng em, chúng ta, chúng tôi, họ,..... v.v.

 

Đại từ xưng hô: là đại từ dùng để xưng hô.

 

Ví dụ: tôi, hắn, nó,...

 

Đại từ thay thế: là đại từ dùng để thay thế cho các danh từ trước đó.

 

Ví dụ: ấy, vậy, thế,...

 

Đại từ chỉ lượng: là đại từ chỉ về số lượng.

 

Ví dụ: bao nhiêu, bấy nhiêu,...

 

Đại từ nghi vấn: là đại từ để hỏi.

 

Ví dụ: ai, gì, nào, sao,...

 

Đại từ phiếm chỉ: là đại từ chỉ chung, không chỉ cụ thể sự vật nào.

 

Ví dụ: Ai làm cũng được. Mình đi đâu cũng được.

 

Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự

 

Ví dụ: một, hai, ba, bốn, mười, một trăm

 

Lượng từ

Lượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật một cách khái quát.

 

Ví dụ: những, cả mấy, các,...

 

Chỉ từ

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian

 

Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

 

Ví dụ: ấy, đây, đấy, kia, này, nọ,...

 

Trợ từ

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

 

Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, chỉ, cái,...

 

Thán từ

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc,tình cảm củTình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói

 

Ví dụ: à, hử, đi, thay, sao, nha, nhé,...

 

Giới từ

Bài chi tiết: Giới từ

Giới từ là từ dùng để thể hiện sự liên quan giữa các từ loại trong câu

 

Ví dụ: của (quyển sách của tôi), ở (quyển sách để ở trong cặp),...

 

Quan hệ từ

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

Ví dụ: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...

 

Quan hệ từ bao gồm giới từ (chỉ quan hệ chính phụ), liên từ (chỉ quan hệ đẳng lập).

 

Cặp quan hệ từ

Cặp quan hệ là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một câu với nhau, ví dụ:

 

Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng. (cặp quan hệ từ tuy... nhưng)

 

Nếu trời mưa thì Kiên sẽ nghỉ học (cặp quan hệ từ nếu... thì)

 

Có bốn loại cặp quan hệ từ thường gặp là:

 

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì... nên, do... nên, nhờ... mà,...

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả: Nếu... thì, hễ... thì,...

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản là: Tuy... nhưng, mặc dù... nhưng...

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến là: Không những... mà còn, không chỉ... mà còn

Cặp từ hô ứng

Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép.

 

Ví dụ: Vừa...đã...; đâu... đấy...; sao... vậy.

 

Nối vế trong câu ghép: Trời vừa hửng sáng, Lan đã chuẩn bị đi học.

 

Phó từ

Bài chi tiết: Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm trạng từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho trạng từ, động từ và tính từ.

 

Ví dụ: đã, rất, cũng, không còn, lắm, đừng, qua, được,...

 

Phó từ đứng trước động từ, tính từ

Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

 

Ví dụ: đã, rất, cũng, chưa, đừng,...

 

Phó từ đứng sau động từ, tính từ

Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

 

Ví dụ: lắm, được, qua...

 

Những phó từ thường gặp: đã, đang, cũng, sẽ, vẫn, còn, đều, được, rất, thật, lắm, quá...

 

Cụm từ

Cụm danh từ

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nó có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một danh từ, nhưng hoạt động trong câu nó giống như một danh từ.

 

Ví dụ: Ba thúng gạo nếp,ba con trâu đực,...

 

Cụm động từ

Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có phụ ngữ đi kèm, tạo thành cụm động từ

 

Ví dụ: Đùa nghịch ở sau nhà,...

 

Cụm tính từ

Cụm tính từ là tổ hợp từ do tính từ và cábuồn thối ruột,...

 

Cấu tạo từ

Từ đơn

Là từ chỉ gồm có một tiếng, có nghĩa, có thể đứng độc lập một mình.

 

Ví dụ: Ăn, ngủ, cấy, truyện, kể, viết, đẹp,....

 

Từ phức

Là từ gồm hai hay nhiều tiếng, có nghĩa.

 

Ví dụ: Ăn uống, ăn nói, nhỏ nhẹ, con cháu, cha mẹ, anh chị, học sinh, giai cấp,...

 

Từ láy

Là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm giữa các tiếng lại với nhau.

 

Ví dụ: Lom khom, ồm ồm, tan tác, luộm thuộm

 

Từ láy toàn bộ

Là từ láy có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn (cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối).

 

Ví dụ: Đăm đăm, lâng lâng, xinh xinh, xa xa...

 

Từ láy khuyết phụ âm đầu

 

Ví dụ: Êm ả, êm ái...

 

Từ láy bộ phận

Là từ láy mà giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.

 

Ví dụ: Nức nở, tức tưởi, lặng lẽ, nhảy nhót...

 

Từ ghép

Là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

 

Ví dụ: Ăn học, ăn nói, ăn mặc, ăn xổi...

 

Từ ghép chính phụ

Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

 

Ví dụ: Xanh ngắt, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì....

 

Từ ghép đẳng lập

Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Giữa các tiếng có sự bình đẳng về mặt ngữ pháp.

 

Ví dụ: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế,...

 

Câu

Sửa đổi lần cuối cùng cách đây 8 ngày bởi Gavinkwhite

 c từ khác đi kèm tạo thành

 

Ví dụ: xinh dã man, đẹp tuyệt vời, buồn a người nói hoặc dùng để gọi đáp

 

Ví dụ: à, á, ơ, ô hay, này, ơi,...

 

Tình thái từ

11 tháng 9 2018

trỏ;hỏi; chủ ngữ ; vị ngữ; động từ ; tính từ

11 tháng 9 2018

-Đại từ là những từ để trỏ người, sự vật, hành động, tính chất...đã được nhắc đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi.

-Đài từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp trong câu như Chủ ngữ, Vị ngữ hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ.

14 tháng 11 2016

1/ -Từ ngữ:

+ Khái niệm: Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu.

+ Tác dụng: Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.

- Từ ghép:

+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Tác dụng: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

- Từ Hán Việt:

+ Khái niệm: Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt.

Mấy cái này có trong sgk hết đó, bạn tự xem nhé!

15 tháng 11 2016

thanks

 

Đại từ là những từ để trỏ người sự vật hành động tính chất,...đã đc nhắc đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi.

Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp trong câu như chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ của danh từ của động từ của  tính từ.

26 tháng 9 2016

lần lượt điền như sau: trỏ-hỏi-chủ ngữ,vị ngữ-động từ, tính từ

19 tháng 9 2016

-Đại từ dùng để trỏ người,sự vật,hoạt động,tính chất,...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

-Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ,vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ,của động từ,của tính từ,...

19 tháng 9 2016

đại từ là những từđể trỏ người sự vật hành động tính chất...đã đc nhắc dến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi

đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp tròng câu như chủ ngữ , vị ngữ hay phụ ngữ của danh từ của động từ của tính từ.

17 tháng 11 2021

+ Bảy nổi ba chìm - > làm vai trò vị ngữ của câu

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.(Huế)- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải...
Đọc tiếp

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

f) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

1
1 tháng 1 2019

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.

31 tháng 10 2019

- Thiên hạ: thiên - trời, hạ - đất

- Đại lộ: đại- lớn, lộ - đường

- Khuyển mã: khuyển - chó, mã - ngựa

- Hải đăng: hải - biển, đăng - đèn

- Kiên cố: kiên - vững chắc, cố - vững chắc

- Tân binh: tân - mới, binh - người lính

- Nhật nguyệt: nhật - mặt trời, nguyệt - mặt trăng

- Quốc kỳ: quốc - nước, kì - lá cờ

- Hoan hỉ: vui mừng

- Thạch mã: thạch - đá, mã - ngựa

- Thiên thư: thiên - trời, thư - sách

27 tháng 12 2021

-dịch nghĩa:

+thiên hạ: thiên (trời)- hạ (đất): trời đất

+đại lộ: đại (to, lớn)- lộ (đường): đường lớn

+khuyển mã: khuyển (chó)- mã (ngựa): chó và ngựa

+hải đăng: hải (biển)- đăng (đèn): đèn biển

+kiên cố: kiên (vững, chắc)- cố (vững, chắc): bền vững, chắc chắn

+tân binh: tân (mới)- binh (lính): lính mới

+nhật nguyệt: nhật (mặt trời)-nguyệt (mặt trăng): mặt trời và mặt trăng

+quốc kì: quốc (quốc gia)- kì (cờ): lá cờ của một nước

+hoan hỉ: vui mừng

+thạch mã: thạch (đá)- mã (ngựa): ngựa đá

+thiên thư: thiên (trời)- thư (sách): sách trời

-phân loại:

+đẳng lập: thiên hạ, nhật nguyệt, hoan hỉ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố

+chính phụ: đại lộ, tân binh, quốc kì, thạch mã, thiên thư

6 tháng 8 2017

b, Đồng (Cùng nhau, giống nhau): đồng âm, đông bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn…

Đồng âm: cùng âm đọc

+ Đồng ấu: Cùng nhỏ tuổi

+ Đồng bào: cùng một bọc

+ Đồng bộ: Cùng khớp nhau nhịp nhàng

+ Đồng chí: Cùng chiến đấu

+ Đồng dạng: Cùng hình dạng

+ Đồng khởi: Cùng khởi nghĩa

+ Đồng môn: Cùng trong một nhóm

+ Đồng niên: Cùng năm

+ Đồng sự: Cùng làm việc

+ Đồng thoại: thể loại truyện viết cho trẻ em

+ Trống đồng: Trống được làm từ chất liệu đồng

20 tháng 10 2017

Đáp án: B