K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2022
  • Muốn sang thì bắc cầu kiều
    Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
    Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
  • Một chữ cũng là thầy,nửa chữ cũng là thầy.
  • Mồng 1 tết cha, mồng ba tết thầy.
2 tháng 6 2022

Không thầy đố mày làm nên

Học thầy không tày học bạn

Trọng thầy mới được làm thầy

Con hơn cha là nhà có phúc

Trò hơn thầy là đất nước yên vui.

30 tháng 3 2019

- Ca dao :

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

- Tục ngữ :

Không thầy đố mày làm nên

- Châm ngôn :

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Công ơn của thầy cô   Trong giờ Đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô. Thầy giáo hỏi cả lớp:   - Các em tìm cho thầy một câu tục ngữ nói về người thầy. Cả lớp im lặng, thầy giáo gợi ý:   - Câu này có hai chữ “mày” và “nên”.   Lớp vẫn im lặng. Thầy giáo lại gợi ý tiếng:   - Câu này có cả 2 chữ “không” và “đố”.   Lớp tiếp tục im lặng. Thầy giáo nói...
Đọc tiếp

Công ơn của thầy cô

   Trong giờ Đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô. Thầy giáo hỏi cả lớp:
   - Các em tìm cho thầy một câu tục ngữ nói về người thầy. Cả lớp im lặng, thầy giáo gợi ý:
   - Câu này có hai chữ “mày” và “nên”.
   Lớp vẫn im lặng. Thầy giáo lại gợi ý tiếng:
   - Câu này có cả 2 chữ “không” và “đố”.
   Lớp tiếp tục im lặng. Thầy giáo nói tiếp:
   - Câu này có 6 chữ, có cả 2 chữ “thầy” và “làm”. Đây là câu gì? Cuối lớp có 1 cánh tay rụt rè giơ lên.
   - Thưa thầy, câu trả lời là … của thầy ạ!
(Truyện cười học sinh)

*Hãy chia sẻ cùng bạn, người thân về câu chuyện trên.

Đọc xong câu chuyện, em đã tìm ra câu tục ngữ mà thầy giáo muốn nói tới chưa?

1
26 tháng 2 2019

Câu tục ngữ mà thầy giáo muốn nói tới là : Không thầy đố mày làm nên

- Muốn sang phải bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

- Tôn sư trọng đạo.

- Thầy là mẹ.

3 tháng 10 2016

Một chữ là thầy nửa chữ cũng là thầy.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Uống nước nhớ nguồn.

Tôn sư trọng đạo

22 tháng 1 2019

1) học thầy không tày học bạn

2)  Qua sông phải bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

22 tháng 1 2019

Tục ngữ, thành ngữ:

*** Gia đình: 

-Trên đồng cạn , dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy , con trâu đi bừa

-Chồng nói thì vợ bớt lời 
Cơm sôi bớt lửa , một đời không khê

- Dì ruột thương cháu như con
Rủi mà không mẹ, cháu còn cậy trông.

- Ân cha nặng lắm cha ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

- Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có cũng là như không.

- Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.

- Vợ chồng là ruột là rà 
Anh em có cửa có nhà anh em
Sao cho trong ấm ngoài êm
Như thuyền có bến như chim có bầy.

- Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt thương bà bấy nhiêu.

***Tính cần cù:

- Có chí thì nên 
- Hữu chí cánh thành.( nghĩa như câu trên ) 
- Có chí làm quan, có có gan làm giàu. 
- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. 
- Mưu cao chẳng bằng chí dày. 
- Thua keo này bày keo khác. 
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ. 
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai. 
- Ai đội đá mà sống ở đời. 
- Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già. 
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. 
- Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước. 
- Có cứng mới đứng được đầu gió. 
- Không vào hang hổ, sao bắt được hổ. 
- Mảng lo khó, bó không chặt. 
- Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch. 
- Kiến tha lâu đầy tổ. 
- Có công mài sắt có ngày nên kim. 

***Bạn bè:

- Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn. 
- Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu. 
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. 
- Thêm bạn bớt thù. 
- Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. 
- Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét. 
- Thêm bạn bớt thù. 
- Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt. 
- Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly. 
- Học thầy không tày học bạn. 
- Làm ơn nên oán, làm bạn thiệt mình.Giàu đổi bạn sang đổi vợ. 
- Tứ hải giai huynh đệ. 
- Tin bợm mất bò, tin bạn mất vợ nằm co một mình. 

***Thầy cô:

-       Tiên học lễ, hậu học văn

-       Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

-       Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

-       Không thầy đố mày làm nên

-       Một kho vàng không bằng một nang chữ

-       Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

-       Ăn vóc học hay

-       Ông bảy mươi học ông bảy mốt

-       Dốt đến đâu học lâu cũng biết

-       Người không học như ngọc không mài

Bn tham khảo nha, viết hết vào thì hơi bị... mệt

tk mik nha! Mơn bn nhìu###

3 tháng 4 2017

- Ca dao :

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

- Tục ngữ :

Không thầy đố mày làm nên

- Châm ngôn :

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư


13 tháng 9 2017

- Tầm sư học đạo
- Sư như phụ
- Mồng một thì ở nhà cha,
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
- Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
- Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
- Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Uống nước nhớ nguồn
- Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy
- Cơm thầy cơm cô

1 tháng 5 2018

các tục ngữ là:

- Tiên học lễ, hậu học văn

- Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Một kho vàng không bằng một nang chữ

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

- Ăn vóc học hay

- Ông bảy mươi học ông bảy mốt

- Dốt đến đâu học lâu cũng biết

- Người không học như ngọc không mài

- Trọng thầy mới được làm thầy

- Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi

- Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc

- Nhất quý nhì sư

- Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

1 tháng 5 2018

là: không thầy đố mày làm nên

6 tháng 6 2018

Đáp án A

14 tháng 9 2018

Những câu ca dao tục ngữ về thầy cô hay nhất

TỤC NGỮ

1.

Tiên học lễ, hậu học văn



Câu tục ngữ này rất nổi tiếng, có nghĩa là trước tiên phải học lễ nghĩa sau đó mới học văn hóa. Hoặc có một cách hiểu khác là trước tiên phải học lễ nghĩa cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, sau đó mới học chữ.

2.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư



Câu tục ngữ này rất nổi tiếng, dịch ra là “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, có ý nghĩa là chúng ta phải tôn kính, biết ơn người dạy bảo( dù chỉ là nửa chữ ).

3.

Không thầy đố mày làm nên



Có nghĩa là không có thầy dạy thì chúng ta không thể nên người, không biết từng con chữ mặt giấy nó như thế nào, dặn dò chúng ta phải luôn tôn sư trọng đạo.

4.

Một kho vàng không bằng một nang chữ



"Vàng" dù nhiều đến đâu thì dùng mãi rồi cũng hết, còn "chữ" thì ở trong đầu, không bao giờ mất được. có "vàng" mà không có chữ thì cũng không được người khác nể trọng, còn có "chữ" thì việc làm giàu chỉ là một sớm một chiều. Câu nói có ý nghĩa coi trọng học thức hơn vàng, do vậy mà phải luôn tôn trọng biết ơn những người thầy cô đã dạy dỗ chúng ta.

5.

Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học



Câu tục ngữ trên có ý nghĩa là chẳng có ai sinh ra đã giỏi giang, mà phải trải qua trường lớp, qua công ơn dạy bảo của thầy cô thì chúng ta mới giỏi được. Qua đó dặn dò chúng ta phải biết ơn thầy cô.

6.

Người không học như ngọc không mài



Về câu này thì con người mình cũng như 1 hòn đá bình thường thôi. Nếu như không học thì sẽ mãi chỉ dậm chân tại chỗ chẳng có kiến thức, thiếu hiểu biết và sẽ lạc hậu. Câu nói này nhắn nhủ chúng ta nên trau dồi học hỏi thêm kiến thức sẽ thông minh và sáng suốt hơn.


7.

Trọng thầy mới được làm thầy



Muốn nhắn nhủ những ai đó đang có ý nghĩ hoặc ước mơ muốn làm thầy cô giáo, làm “người lái đò” thì ngay bây giờ hay tôn trọng những thầy cô giáo hiện tại của mình để sau này học sinh của mình cũng sẽ tôn trọng mình như vậy.

8.

Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi



Câu tục ngữ trên cho ta thấy được tầm quan trọng của thầy cô giáo, cho dù bạn có đọc một gánh sách đi chăng nữa thì vẫn không bằng những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt lại cho mình.

9.

Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc.



Câu thơ trên có ý nghĩa là thầy giáo chỉ là người giúp chúng ta học tập, chỉ là người lái đò, còn thành công sau này sẽ là của chúng ta và phụ thuộc vào chúng ta.

10.

Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy



Câu tục ngữ này nói đến phong tục rất là đẹp của dân tộc ta, đó là sự kính trọng, quan tâm, chăm sóc đối với cha và thầy trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Thầy cũng giống như là người cha thứ 2 của chúng ta vậy.


CA DAO

1.

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.



Hai câu ca dao này rất nổi tiếng, có nghĩa như sau: từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh người thầy. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà để mong thầy dạy cho con của mình chữ để trở thành tài.

2.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.



Hai câu thơ trên có nghĩa là “cơm cha áo mẹ chữ thầy” mọi thứ luôn bày sẵn ra cho chúng ta con đường chúng ta đi bao giờ cũng dễ dàng rất nhiều, do vậy mà sau này có thành tài thành công thì đừng quên ơn nghĩa những người đã dạy dỗ ta.

3.

Ơn thầy soi lối mở đường 
Cho con vững bước dặm trường tương lai



Muốn nhắn nhủ chúng ta là những người thầy cô đã soi lối mở đường cho tương lai của chúng ta, qua đó khuyên nhủ chúng ta hãy luôn nhớ về công ơn cảu thầy cô.

4.

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.



So sánh hình ảnh gươm vàng với ơn nghĩa cha thầy, và dù cho hồ Tây có sâu cỡ nào đi nữa thì công ơn của cha thầy cũng chẳng thua kém .

5.

Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.



Hai câu ca dao có hàm ý là thầy cô đã dạy dỗ ta “mười năm đèn sách” vì thế sau này “công thành danh toại” thì chúng ta đừng quên những năm tháng thầy cô đã dưỡng dục chúng ta.

6.

Ơn Thầy không bằng gốc bễ,
Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.



Hai câu thơ ý muốn nói cho chúng ta biết rằng công ơn dạy dỗ của thầy cô đối với chúng ta rất lớn vì vậy phải cố gắng học hành để không phụ lòng thầy cô.

7.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.



Hai câu ca dao này có hàm ý muốn nhắn nhủ chúng ta đừng bao giờ quên công ơn của thầy cô, sau khi “công thành danh toại” thì hãy nhớ đến những người đã dạy dỗ chúng ta có được như ngày hôm nay.

8.

Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim.




Câu thơ rất ý nghĩa nhắn nhủ ta phải luôn cố gắng học hành thật tốt, “gần bạn gần thầy” hàm ý muốn nói luôn phải học hỏi từ bạn bè và thầy cô.

9.

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui.



Hàm ý muốn nói con cái giỏi hơn cha thì nhà đó có phúc, còn thầy dạy mà sau này trò giỏi hơn cả thầy thì sẽ đóng góp rất nhiều cho đất nước thông qua hình ảnh “đất nước yên vui”


10.

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.



Nhắn nhủ chúng ta phải luôn ghi nhớ công lao nuôi nấng, dạy dỗ ta khôn lớn từ những bậc làm cha, làm mẹ, làm thầy.

Trên đây là bài viết về những câu ca dao tục ngữ hay nhất về thầy cô, mong rằng sẽ giúp ích cho độc giả của vforum có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

14 tháng 9 2018

Không  thầy đố mày làm nên ~

tk mk nhoa

nếu thấy đúng

2 tháng 3 2022

Tham khảo ở đây:

https://vndoc.com/nhung-cau-ca-dao-tuc-ngu-hay-nhat-ve-thay-co-ngay-20-11-101164

2 tháng 3 2022

15 tháng 3 2018

ca dao tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo cô giáo: 
- Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy 
- Mấy ai là kẻ không thầy 
Thế gian thường nói đố mày làm nên 
- Tôn sư trọng đạo 
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
- Một chữ nên thầy 
Một ngày nên nghĩa 
- Gươm vàng rớt xuống hồ Tây 
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu 
- Trọng thầy mới được làm thầy 
- Dốt kia thì phải cậy thầy 
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên 
- Cơm cha, ao mẹ, chữ thầy 
Gắng công mà học có ngày thành danh 
- Ở đây gần bạn, gần thầy 
Có công mài sắt có ngày nên kim 
- Tầm sư học đạo 
- Sư như phụ 
- Mồng một thì ở nhà cha, 
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy. 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa 
- Con hơn cha là nhà có phúc 
Trò hơn thầy là đất nước yên vui 
- Con ơi ghi nhớ lời này 
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên 
- Cơm cha áo mẹ chữ thầy 
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
- Uống nước nhớ nguồn 
- Bẻ lau làm viết chép văn 
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy 
- Cơm thầy cơm cô 

Chúc bạn vui !

15 tháng 3 2018

- Mẹ cha công sức sinh thành 
Ra trường thầy dạy học hành cho hay 
- Công cha, áo mẹ, chữ thầy 
Gắng công mà học có ngày thành danh 
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
- Nhất nhật vi sư 
- Bao giờ anh chiếm bảng vàng 
Ơn thầy ta trả, nghĩa nàng nào vong 
- Yêu kính thầy mới được làm thầy 
Những phường bội bạc sau này ra chi

1. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
2. Không thày đố mày làm nên 
3. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy 
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao 
4.Dốt kia thì phải cậy thầy 
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên 
5. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa

- Một chữ cũng là thầy,nửa chữ cũng là thầy 
-Bán tự vi sư, nhất tự vi sư 
-Muốn qua sông phải bắt cầu Kiều 
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy 
-Không thầy đố mày làm nên 
-Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa 
-Đắc đạo quên thầy, được cá quên nơm 
-Đến đây viếng cảnh viếng thầy 
Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần 
-Bẻ lau làm viết chép văn 
Âu Dương có mẹ dạy răng như thầy 
-Cơm cha áo mẹ chữ thầy 
Gắng công mà học có ngày thành danh 
-Con ơi ghi nhớ lời này 
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên 
-học thầy không tày học bạn 
-dốt kia thì phải cậy thầy 
vụng kia cậy thợ đố mày làm nên 
-mấy ai là kẻ không thầy 
thế gian thường nói không thầy sao nên