Phân tích khổ thơ sau:
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !"
(Bếp lửa – Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.144)
Phân tích khổ thơ sau:
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !"
Hai khổ thơ cuối bài thơ Bếp lửa là sự tái hiện những hồi ức về người bà tần tảo của một thời tuổi thơ hiện hữu về trong tâm trí người cháu với những gian khó, vất vả. Hình ảnh người bà đã trở thành một phần ký ức trong cháu, là mảnh ghép trong tâm hồn cháu để rồi cho đến mãi sau này khi đã trưởng thành và phải sống xa nhà thì hồi ức về sự hy sinh của bà đã nhắc nhở người cháu không được quên những tận tụy và tình cảm ấm áp của bà, không quên hình ảnh thân thuộc của quê hương.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
.........
"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..."
Trong cuộc đời ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp thân thương. Ko chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của 2 bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ "Bếp lửa" của ông.
Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng Trái Đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà:
"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhớ:
- Sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa?..."
Xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm của 2 bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp nơi nắng mưa 2 bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ ko bao giờ quên được vì đó chính là cội nguồn, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.
Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ là sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu. Đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. "Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy ....."
Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó, bởi nơi đây đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.