K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NÔI DUNG ÔN TẠP GIỮA KI2 II (21-22)Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất điền vào dấu (…….) cho thích hợp hợp về đặc điểm địa hình Việt Nam. Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất chiếm (………) lãnh thổ chủ yếu là đồi núi thấp.Câu 2: Dựa vào “Átlat Địa lí Việt Nam” ( trang 5,6). Điểm cực Bắc và cực Nam nước ta thuộc tỉnh:Câu 3: Dựa vào “Átlat Địa lí Việt Nam” ( trang 5)....
Đọc tiếp

NÔI DUNG ÔN TẠP GIỮA KI2 II (21-22)

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất điền vào dấu (…….) cho thích hợp hợp về đặc điểm địa hình Việt Nam.

 Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất chiếm (………) lãnh thổ chủ yếu là đồi núi thấp.

Câu 2: Dựa vào “Átlat Địa lí Việt Nam” ( trang 5,6). Điểm cực Bắc và cực Nam nước ta thuộc tỉnh:

Câu 3: Dựa vào “Átlat Địa lí Việt Nam” ( trang 5). Quần đảo xa nhất của nước ta có tên là gì thuộc tỉnh, thành phố nào?

Câu 4: Dựa vào  “Átlat Địa lí Việt Nam” ( trang 5,6). Việt Nam có chung biên giới vừa trên đất liền vừa trên biển với những quốc gia nào?

Câu 5: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 5,6). Dãy núi  nào sau đây không

chạy theo hướng vòng cung?

Câu 6: Ý nào sau đây của địa hình nước ta không phải do vận động của tạo núi Hi-ma-lay-a.

Câu 7: Đỉnh Phan-xi-păng  của dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao là:

Câu 8: Dựa vào “Átlat Địa lí Việt Nam” ( trang 5,6). Dãy núi cao nhất nước ta là

Câu 9: Phần đất liền nước ta có diện tích

Câu 10: Loại khoáng sản nào sau đây không thuộc  vùng Đông Bắc.

Câu 11: Vịnh biển đẹp nhất nước ta là.

Câu 12: Chọn đáp án đúng nhất điền vào dấu (…….) cho thích hợp hợp về nguồn     tài nguyên khoáng sản ở nước ta. Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa  dạng về chủng loại, nhưng phần lớn có trữ lượng (……) Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là sắt, than…

Câu 13: Dựa vào “Átlat Địa lí Việt Nam” ( trang 5,6). Các cao nguyên badan nước ta phân bố chủ yếu ở vùng

Câu 14: Dựa vào “Átlat Địa lí Việt Nam” ( trang 5,6). Dầu mỏ và khí đốt nước ta phân bố chủ yếu ở

Câu 15: Dựa vào “Átlat Địa lí Việt Nam” ( trang 5). Điểm cực Đông và cực Tây  nước ta thuộc tỉnh:

Câu 16: Dựa vào “Átlat Địa lí Việt Nam” ( trang 5) Phía Tây của Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia

Câu 17: Dựa vào “Átlat Địa lí Việt Nam” ( trang 5). Đảo lớn nhất của nước ta là đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau đây?

Câu 18: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 5,6). Dãy núi  nào sau đây không chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

Câu 19: Nơi hẹp nhất theo chiều Tây- Đông của nước ta thuộc tỉnh   

Câu 20: Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển

Câu 21: Hướng nghiêng của địa hình nước ta là

Câu 22: Địa hình núi thấp dưới 1000m ở nước ta chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích lãnh thổ?

Câu 23: Hai hướng núi chủ yếu của địa hình nước ta là

Câu 24: Chọn đáp án đúng nhất điền vào dấu (…….) cho thích hợp hợp về đặc điểm địa hình Việt Nam.

Địa hình nước ta cao ở phía (………) thấp dần vào phía Đông Nam của lãnh thổ.

Câu 25: Các dãy núi nào sau đây của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam

Câu 26: Ý nào sau đây là đặc điểm vị trí của nước ta về mặt tự nhiên?  

Câu 27:  Địa hình nhân tạo là dạng địa hình  

 Câu 28: Phần biển nước ta có diện tích

Câu 29: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu:

Câu 30: Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn là

Câu 31: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của nước:

Câu 32: Chế độ nhiệt trên biển

Câu 33: Độ muối trung bình của biển Việt Nam là:

Câu 34: Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta

Câu 35: Chế độ mưa ở biển so với đất liền:

Câu 36: Đến nay, số lượng khoáng sản mà ngành địa chất đã thăm dò, phát hiện được ở Việt Nam là

Câu 37: Khoáng sản ở vùng biển Việt Nam là

Câu 38 : Môi trường vùng biển Việt Nam hiện nay:

Câu 39 : Khoáng sản là tài nguyên:

Câu 40:  Bôxít phân bố chủ yếu ở

1
19 tháng 4 2022

b đăng từng ít thôi, với đề ôn tập thì b nên tự lm, cái nào ko bt mới hỏi nha

19 tháng 4 2022

ò ôkoko

14 tháng 5 2021
Dài lắm ko rảnh

1) Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì: 


+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất. 


+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao). 


+ Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện. 


+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội. 

 
Câu 1 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết:Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào?Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?Câu 2 (2,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân?Câu 3 (5 điểm)a. Nêu những sự...
Đọc tiếp

Câu 1 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết:

Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào?

Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?

Câu 2 (2,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân?

Câu 3 (5 điểm)

a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

b. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn về việc phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.

Câu 4 (5 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

b. Phân tích ý nghĩa của sông Hồng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực nào?

1
22 tháng 11 2021

câu 1

Tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta

- Trên đất liền, phía bắc nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia.

+ Các tỉnh giáp với Trung Quốc: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

+ Các tỉnh giáp với Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum.

+ Các tỉnh giáp với Cam-pu-chia: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

- Trên biển, nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi- líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

13 tháng 4 2018

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, bởi vì:

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.

- Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ miền Tâv Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.

10 tháng 5 2021

thx

8 tháng 5 2021

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

– Đồi núi: 

+ Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.

+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.



 

a) - Đặc điểm chung :

+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Cấu trúc địa hình khá đa dạng : Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

+ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

+ Chịu tác động mạnh mẽ của con người.

b) - Nguyên nhân : Đây là dạng địa hình chiếm tổng 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta, tạo thành hình cánh cung hướng ra biển lớn và chứa nhiều tài nguyên phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội.

28 tháng 4 2022

chời ạ hỏi đúng cái đề cương tui có lun:))

Vì :

Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

Đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích.

Đồi núi cao trên 2000m chiếm 1%.

28 tháng 4 2022

haha

TL
8 tháng 3 2021

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

 

– Đồi núi: 

 

+ Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.

 

+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.

 

– Đồng bằng:

 

+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

 

+ Đồng bằng châu thổ (Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long) và đồng bằng duyên hải miền Trung.

30 tháng 10 2023

- Vì nước ta 3/4 địa hình là đồi núi.
Thuận lợi
- Nguồn tài nguyên tự nhiên: Đồi núi thường là nơi tập trung nhiều tài nguyên tự nhiên quý báu như gỗ, nước ngầm, khoáng sản, và động sản động vật. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và đánh bắt thủy sản.

- Vùng đất canh tác: Một số khu vực đồi núi có đất phù sa tốt và khí hậu thích hợp cho nông nghiệp. Điều này cho phép canh tác cây trồng và nuôi gia súc.

- Nguồn nước tươi ngon: Đồi núi thường là nguồn cung cấp nước tươi ngon cho đồng bào trong việc sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp.
Khó khăn:
- Địa hình khó khăn: Địa hình đồi núi thường đầy đá và đội núi, làm cho việc xây dựng hạ tầng giao thông và phát triển công nghiệp trở nên khó khăn. Điều này có thể gây hạn chế trong việc tiếp cận các vùng này và phát triển kinh tế.

- Nguy cơ sạt lở: Đồi núi thường có nguy cơ sạt lở, đặc biệt là sau mưa lớn hoặc bão. Điều này đe dọa an toàn của cộng đồng và đòi hỏi các biện pháp ứng phó và quản lý rủi ro.

- Khó khăn trong nông nghiệp: Việc canh tác trên địa hình đồi núi có thể gặp khó khăn hơn do đất đai và môi trường nông nghiệp phức tạp.

13 tháng 10 2019

- Vì đồi núi chiếm tới 3/4 lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất. Ngay ở đồng bằng châu thổ ta cũng bắt gặp các đồi núi sót nhô cao trên mặt đồng bằng (núi Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, sầm Sơn, Bà Đen, Bảy Núi,...).

- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan chung: sự xuất hiện các đai cao tự nhiên theo địa hình (đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt đới núi hung bình, đai ôn đới núi cao,...).

- Đồi núi ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội. Vùng đồi núi có những thế mạnh riêng về kinh tế, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện, trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển du lịch sinh thái,... nhưng đồi núi cũng có nhiều khó khăn ưu ngại về đầu tư phát triển kinh tế, về giao thông vận tải,... Do vậy miền đồi núi nước ta vẫn còn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống vất vả hơn so với các vùng khác.