Thuyết minh cảnh đẹp quê hương em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình 1:
Bức tranh vẽ cảnh núi đá rất cao, hùng vĩ. Phía dưới là những cây to cùng những ngồi nhà bên sườn núi trông rất đẹp và thơ mộng.
Hình 2:
Bức tranh hài hòa với màu xanh của biển và bầu trời, bãi cát vàng mênh mông cùng chiếc thuyền đang căng mình đón gió.
Hình 3:
Bức tranh vẽ cảnh sông nước miền Tây êm đềm, nên thơ với những rặng dừa, cây cầu bắc qua dòng sông.
Hình 4:
Bức tranh về làng quê bình dị, êm ả với đồng lúa chín vàng, những cành cò bay thẳng cánh trên nền trời xanh cùng hình ảnh chú trâu – người bạn thân thiết của nông dân.
Hình 5:
Bức tranh vẽ cảnh sống ở đô thị tấp nập với đông đúc xe cộ qua lại cùng những ngôi nhà cao tầng khang trang, đẹp đẽ.
Hình 6:
Bức tranh vẽ hải đảo Trường Sa với cột mốc biển đảo cũng chú lính hải quân đang cầm súng đứng canh gác. Đây là một biểu tượng tự hào của đất nước Việt Nam.
- Mỗi học sinh sẽ tự giới thiệu về những cảnh đẹp của quê hương mình.
Ví dụ: Quê hương tớ ở Hà Nội, nơi có rất nhiều cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử rất đỗi tự hào như Lăng Chủ tịch Hồ Chì Minh, Văn Miếu – Quốc Tử Giám,...
Đền Lảnh Giang thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên bên bờ hữu ngạn sông Hồng, sát cạnh chân đê nối với các tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Nam Định nên rất thuận tiện cho giao lưu bằng đường sông và đường bộ.
Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Căn cứ vào cuốn thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (Sự tích ra đời của một vị thuỷ thần triều vua Hùng) cùng sắc phong câu đối,truyền thuyết của địa phương thì ba vị tướng này đều là con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Khi giặc phương bắc kéo tới bao vây bờ cõi đánh chiếm nước ta, định cướp ngôi báu của Hùng Duệ Vương thì ba ông đã giúp vua Hùng đánh tan giặc giữ yên bờ cõi giang sơn.
Cùng với việc thờ ba vị tướng thời Hùng, đền Lảnh Giang còn thờ Tiên Dung công chúa con gái vua Hùng và thờ Chử Đồng Tử một trong bốn vị thần bất tử của dân tộc. Câu chuyện tình của hai người là một “Thiên tình sử” đẹp, được dân gian phủ lên chất huyền thoại lung linh.
Đền Lảnh Giang là một công trình kiến trúc quy mô mang đậm nét phong cách cổ truyền của dân tộc. Tổng thể kiến trúc gồm ba toà với 14 gian lớn nhỏ làm theo kiểu chữ Công. Hai bên có nhà khách, mặt bằng nội công ngoại quốc. Đặc biệt toà Trung đường làm theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong…
Bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa đục, chạm, gọt, tỉa tạo nên các mảng trạm khắc với các đề tài tứ linh (Long, Ly ,Quy, Phượng) cổ kính trang nghiêm và thanh thoát sinh động.
Trong quần thể di tích đền Lảnh Giang còn có đền Cửa Sông (Đền cờ) cách đền Lảnh Giang độ 50m về phía đông. Đền Cửa Sông cũng là một công trình kiến trúc đồ sộ làm theo kiểu chồng diêm mái cong lợp ngói nam, mặt tiền giáp với sông hồng, cảnh quan thật thơ mộng, sóng nước dạt dào.
Không xa đền Lảnh Giang về phía tây qua đê là đền thờ vua Lê. Sắc phong còn lại ở đền cho biết, đây là ngôi đền thờ vua Lê Thái Tổ Cao Hoàng đế. Sở dĩ dân lập đền thờ, vì vua Lê đã về đây để kiểm tra các quan lại của địa phương việc thi hành các luật lệ của Triều đình. Tại khu vực đền vua Lê còn có các địa danh như: khu vườn vua, khu sân chơi, khu mâm sôi đắp rồng chầu phượng múa, khu dinh ngự…đã phần nào chứng minh sự kiện vi hành của vua.
Đến thăm quần thể di tích đền Lảnh Giang du khách sẽ có dịp dự lễ hội của đền. Lễ hội hàng năm mở cửa vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 hàng năm. Tục lệ xưa: Ngày 18 nhân dân địa phương tổ chức chồng kiệu, kéo cờ thần trước cửa đền, Những ngày sau là công việc chuẩn bị cho tế lễ. Ngày 21 làm lễ cáo kỵ, từ 22 – 24 là chính tế, ngày 25 lễ tạ, hạ cờ. Đồ tế thường là cỗ chay, lợn đen, rượu, hoa quả, bánh trái…
Cùng với tế lễ, địa phương còn tổ chức rước kiệu thánh xung quanh đền. Trong những ngày tế chính nhân dân các thôn xã lân cận Hoàn Dương, Đô quan, đền Yên Từ - nơi thờ Nguyệt Hoa công chúa đệ nhị cung tần vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) cũng đều chồng kiệu rước về đền Lảnh Giang bái vọng.
Phần hội được tổ chức phong phú đa dạng với các trò chơi truyền thống như múa rồng, múa lân, múa sư tử, võ thuật, đánh gậy, chọi gà, tổ tôm điếm, bắt vịt dưới nước, cùng các hoạt động văn nghệ như chiếu chèo sân đền…
Bên cạnh các trò chơi truyền thống, các hoạt động văn hoá thể thao diễn ra càng làm tăng thêm không khí tưng bừng của ngày hội như thi đấu cầu lông, bóng bàn, bóng truyền, bóng đá và các tối giao lưu văn nghệ giữa các thôn trong xã và giữa các xã trong huyện.
Lễ hội đền Lảnh Giang là dịp để nhân dân tưởng nhớ những người có công với dân với nước, đồng thời động viên mọi người phấn đấu yên tâm xây dựng gia đình, quê hương đất nước.
Từ lâu đền Lảnh Giang vẫn được coi là nơi linh thiêng. Khách đến đề Lảnh Giang không chỉ vào hai kỳ tháng 6 và tháng 8 mở lễ hội, mà những năm gần đây diễn ra hầu như quanh năm. Khách ở nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng , thành phố Hồ Chí Minh …về đây để được đáp ứng nhiều nhu cầu: tín ngưỡng, tâm linh, tìm hiểu lịch sử, thưởng ngoạn cảnh đẹp…
Với vị trí địa lý thuận lợi, đền Lảnh Giang nằm kề ngay sông Hồng, trong một vùng có nhiều di tích và dấu ấn lịch sử, cảnh quan thơ mộng trên bến dưới thuyền, đối diện bên kia sông Hông là phố Hiến (Hưng Yên) nổi tiếng một thời “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến”, đền Lảnh Giang đã và đang tạo sức hút đối với du khách xa gần. CHÙA BÀ ĐANH- NÚI NGỌC
Vị trí: Chùa Bà Đanh - núi Ngọc thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đặc điểm: Chùa thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) nổi tiếng linh thiêng.Ngôi chùa cách thị xã Phủ Lý 10km, nằm ở phía hữu ngạn sông Ðáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình, ở xa làng xóm nên tĩnh mịch. Ngôi chùa hướng chính nam nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ, từ đó gọi là chùa Bà Đanh. Một trong số báu vật ở đây là bức tượng Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) tư thế ngồi trên ngai, toàn bộ đặt trên một gốc cây to; nhiều di vật khác được lưu giữ mang phong cách thời Lý - Trần.Sau khi thắp hương ở chùa, du khách đi tiếp lên đỉnh núi Ngọc, qua khu vườn cây trái xum xuê, trong đó có cây si già ngàn năm tuổi.Với cảnh quan trời mây sông nước hữu tình, lại có chùa Bà Đanh rất linh thiêng, điểm du lịch này ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương đến lễ Phật và vãn cảnh.
Từ thị xã Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 11, rẽ trái 500m là tới hang. Trước cửa hang, có hai quả núi thấp đứng đối nhau tạo nên một cửa đá đồ sộ chắn ngang trước cửa hang. Mặt bằng trước hai quả núi này rất rộng, đây là một điểm dừng chân lý tưởng để ngắm toàn cảnh khu vực núi non và hang Luồn. Đây là khu vực được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi cao, ở giữa thung lũng này nổi lên một dãy núi thấp, dãy núi này có hang Luồn. Miệng hang Luồn chính là mặt trước của dãy núi nhìn ra cửa đá.Trước mặt hang là một bãi đất rộng có một con kênh lớn chứa nhiều nước. Về mùa mưa, đây là một bến thuyền. Mùa cạn có thể vừa đi thuyền, vừa đi bộ xuống cửa hang. Nguồn nước ở đây từ các khe núi cao đổ xuống, tỏa vào các kênh, các mạch ngầm rồi dẫn ra sông Đáy. Chính vì vậy, nước rất trong và sạch, có thể nhìn thấu đáy. Về mùa mưa, nước dâng lên sát trần hang nhưng cũng chỉ chốc lát là rút hết, chỉ giữ lại một lượng nước vừa đủ để vào hang.
Miệng hang Luồn có hình vòm vách núi, chỗ nhô ra, chỗ lõm vào, chỗ thì chạy thẳng xuống lòng hang, vách thì uốn cong. Đặc biệt có vô số các nhũ đá hình thù muôn vẻ, cái từ trần hang rủ xuống, cái từ vách đá chồi ra kéo dài suốt chiều dài cửa hang. Chiều dài hang Luồn khoảng 400m, chiều rộng của hang vừa đủ cho một đoàn khách đi thuyền ngắm các vách núi với các nhũ đá kỳ lạ và nghe tiếng nước rỏ tí tách. Trong ánh sáng mờ ảo du khách sẽ cảm thấy bập bềnh, rồi du thuyền sẽ đưa du khách tới một không gian mở ra choáng ngợp khi gặp ao Dong.
Ao Dong rộng khoảng 300 mẫu, nước trong vắt có thể nhìn thấy từng con cá bơi, thấy cả thảm thực vật, đặc biệt là các loài rong núi, ngay cả ở mực nước sâu tới 3m. Ao Dong được tạo nên bởi các dãy núi cao, với rừng cây bên sườn núi. Động vật ở đây khá đa dạng, cỏ trắng, sơn dương rất nhiều tạo thêm sự sinh động hấp dẫn cho cảnh quan. Các ngọn núi in bóng xuống làn nước trong vắt của ao Dong tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
Hang Luồn, ao Dong với sự kết hợp hài hòa của núi non cây cỏ, trời xanh, nước biếc, quần thể động thực vật hoang dã phong phú là điểm du lịch sinh thái có giá trị của tỉnh Hà Nam.
Ngũ Động Sơn thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.Từ thị xã Phủ Lý, đi ngược thuyền sông Đáy 8km là đến động, hoặc từ Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 8 là tới cửa động.
Ngũ Động Sơn là năm hang nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100m trong một lòng quả núi. Núi này có tên là núi Cuốn Sơn (Quyển Sơn) vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi.
Núi còn có tên là Cấm Sơn vì núi này rất thiêng, không ai dám động vào một cây cỏ, cành khô trên núi, trên núi tương truyền có cỏ thi để chữa bệnh nên núi còn gọi là Thi Sơn. Hang Ngũ Động nằm trong lòng núi Cấm thuộc địa phận xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.
Trong các động có rất nhiều thạch nhũ hình thù khác nhau, kiểu dáng xuất hiện, màu sắc, da nhũ, độ xốp, độ bóng của các hình nhũ cũng rất khác nhau. Có cái mọc chồi từ vách động, khe động, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái nhô lên từ mặt nền. Có những nhũ đá ẩn sâu vào bóng tối, khi có ánh đuốc rọi vào, do hơi nước phản chiếu, ánh lửa ngời lên như châu ngọc. Có những phiến thạch nhũ bên trong rỗng, có nhiều hang hốc ăn thông với nhau, khi đánh vào nghe như tiếng đàn, tiếng trống, tiếng chiêng. Nếu bề dày của phiến đá lớn, chúng sẽ phát ra những âm thanh trầm, còn nếu bề dày của những phiến đá mỏng hơn thì chúng sẽ phát ra những âm thanh trong trẻo ngân nga.
Trên các bức vách của động thiên nhiên kỳ thú đã vẽ nên nhiều cảnh tượng đẹp, gợi những tưởng tượng sinh động về cuộc sống con người và cuộc sống xung quanh. Động 4 có một lối nhỏ ra một cái giếng có độ sâu vừa phải, nước trong vắt, có thể nhìn thấy cá đang bơi. Đây có thể là nơi tiêu nước của toàn động trong quá trình lòng núi bị bào mòn và rất có thể đáy giếng có đường ăn thông ra sông Đáy ở phía dưới chân núi Cấm. Lối vào động thứ 5 có những thạch nhũ tạo thành 3 cái cửa tự nhiên cách biệt nhau bởi những cột đá, mỗi cửa có thạch nhũ rủ xuống như những chiếc rèm cửa, có cửa có hình thạch nhũ như đôi voi đang chầu.
Núi Cấm, do không ai chặt cây cối nên đã giữ được một thảm thực vật phong phú, có nhiều cây to, nhiều cây dây leo phủ kín đồi. Trên đỉnh núi còn có một bàn cờ thiên tạo bằng đá. Từ đây có thể phóng tầm mắt ra xa để bao quát toàn bộ vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của vùng nước non này.
Quần thể di tích thắng cảnh Bát cảnh sơn nằm ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 22 đi 13km là đến quần thể danh thắng Bát cảnh sơn (hoặc có thể đi từ Đồng Văn theo quốc lộ 60).
Xã Tượng Lĩnh được thiên nhiên ưu đãi với địa hình tự nhiên có nhiều tiềm năng phong phú. Dãy Bát cảnh sơn đứng bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công (Kim Bảng – Hà Nam và Tuyết Sơn, Hương Tích – Hà Tây), tạo thành thế núi hình sông kỳ thú. Xét theo tổng thể ở phạm vi rộng thì Bát cảnh sơn là một cụm du lịch của quần thể Hương Sơn bởi hai thắng cảnh này rất gần gũi, tiếp giáp với nhau liền mạch trong dãy núi đá vôi Hà Nam – Hà Tây. Theo vị trí địa lý hành chính. Bát cảnh sơn là "tiểu thắng cảnh", là cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Linh, nơi ngã ba của 3 huyện Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Tây).
Từ lâu, dãy Bát cảnh sơn (dãy núi có 8 cánh) được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam. Theo Lịch triều hiến chương loại chí (phần Dư địa chí) của Phan Huy Chú thì vào thế kỷ thứ XVI, Nghị tổ Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng đã ví Bát cảnh sơn với Tiêu Tương bên Trung Quốc và cho lập hành cung để đi về thưởng ngoạn. Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. Có thể do tám ngôi chùa mà vùng núi này được đặt tên là Bát cảnh sơn? Ngày nay, mặc dù một vài cảnh quan đã bị hủy hoại vì chiến tranh nhưng hàng năm khách vãn cảnh chùa Hương và khách du lịch thập phương vẫn về thăm với một số lượng khá đông.
|
Bạn đã từng nghe đến địa danh " Vịnh Hạ long trên núi"? đó chính là hồ Hòa Bình, được hình thành từ việc đắp đập ngăn sông, chinh phục thiên nhiên. Sông Đà hung dữ nay đã trở thành hồ nhân tạo hiền hòa, lớn nhất Đông dương và là khu du lịch hấp dẫn. Hồ có diện tích rộng lớn (230 km), núi non trùng điệp, mây trắng bồng bềnh và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, hai bên bờ ẩn hiện những bản dân tộc còn nguyên bản sắc đã tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Du khách có thể nghỉ lại trên thuyền để ngắm trăng trên một vùng sông nước mênh mông, hay trên các nhà sàn để nghe hát dân ca, thưởng thức rượu cần, các món đặc sản dân tộc và nhảy múa cùng các chàng trai, cô gái miền sơn cước.
Với kế hoạch xây dựng hồ Hoà bình trở thành khu du lịch Quốc gia gồm nhiều loại hình du lịch phong phú: du thuyền, bơi mảng, câu cá, leo núi, thám hiểm hang động, đi bộ thăm các làng dân tộc… chắc chắn nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách.
SUỐI KHOÁNG KIM BÔI
Cách thành phố Hòa bình 30 km, vượt qua dốc Cun để đến Kim bôi, du khách vừa có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Hòa bình, lại vừa thỏa thuê ngắm nhìn phong cảnh núi rừng thơ mộng trong suốt cuộc hành trình.
Khu du lịch nước khoáng nóng Kim bôi được xây dựng trên dòng suối nóng ngầm phun lên từ lòng đất, nhiệt độ 34 độ c và mang nhiều khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe con người. Tại đây, du khách vừa được uống nước khoáng trực tiếp từ suối vừa được tắm trong những bể tắm hiện đại dành cho cá nhân, gia đình, tập thể. Nhiều người đến đó kết hợp vừa đi du lịch vừa dưỡng sinh hay chữa bệnh.
KHU DU LỊCH SINH THÁI V-RESORT
Rời Hà Nội chưa đầy 40 km, từ ngã ba Bãi Lạng ( Lạng sơn) men theo con đường bao phủ một bên là núi rừng trùng điệp, một bên là những con suối đẹp như tranh, khu Du lịch sinh thái V-Resort nằm đắm mình trong thiên nhiên còn đầy vẻ nguyên sơ của rừng nói Hoà Bình. Những trang trại rau trái mang đến cho bạn một không gian thanh bình bậc nhất Việt Nam với những biệt thự, nhà sàn dân tộc độc đáo, nhà tranh đồng quê ẩn giữa bạt ngàn hoa ly. Các khu nhà của V-Resort được trang trí theo phong cách dân tộc với chất liệu chủ đạo là mây tre đan thể hiện sự tinh tế, hoà quyện vào thiên nhiên.
Tại đây, để thư giãn bạn có thể câu cá, đạp xe, leo núi, chơi golf, chơi tennis hay vùng vẫy tại bể tắm nước khoáng nóng tự nhiên dâng từ lòng đất. Khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa trại, bạn lắng nghe những câu chuyện của người xưa và ngắm nhìn các cô gái dân tộc ca hát, nhảy múa quanh ánh lửa bập bùng và thưởng thức những món ăn tươi ngon của Việt Nam được các đầu bếp nổi tiếng chế biến từ thực phẩm được nuôi trồng tại trang trại hay hay tận hưởng các dịch vụ quốc tế cao cấp
KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC THĂNG THIÊN
Từ thành phố Hà nội ngược lên Tây bắc, qua thị trấn Lương sơn, vượt qua dốc Kẽm là tới khu Du lịch Sinh thái Thác Thăng Thiên. Khu du lịch mới được đưa vào khai thác từ cuối năm 2007, được biết đến bởi cảnh quan thơ mộng, không gian yên bình và ấm cúng. Du khách có thể leo núi để khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của những dòng thác chảy suốt ngày đêm, hay tản bộ bên những dòng suối trong veo, nước chảy róc rách cùng với tiếng chim rừng gọi bạn, tiếng lá cây rì rào để tạm quên đi những âm thanh ồn ào của phố phường.
Tham khảo
Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.
Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.
Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.
Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….
Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.
Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.
Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.
Đề 1
Về thăm xứ Huế mộng mơ có ai không ghé lại thăm quần thể di tích Cố đô Huế một lần, chứng tích một thời cho sự huy hoàng và thịnh vượng của triều Nguyễn, nơi từng là thủ đô của của nước Việt Nam ta suốt 143 năm.
Xét lại lịch sử xa xưa Huế từng rất được Nguyễn Huệ coi trọng bởi địa hình chiến lược và ông đã chọn làm nơi đặt đại bản doanh bàn chuyện chính sự. Đến năm 1802, Nguyễn Ánh sau này là vua Gia Long lại một lần nữa chọn nơi này làm Kinh đô mới cho triều Nguyễn. Nhà vua cho bắt đầu cho xây dựng Kinh đô, việc xây dựng kéo dài từ năm 1802 đến năm 1917 mới kết thúc.
Kinh thành Huế nằm ngự trị trên hai nhánh của dòng sông Hương là Kim Long và Bạch Yến, bao gồm 8 ngôi làng cổ là Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phát, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo và Thế Lại. Công trình kiến trúc đồ sộ này được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, có sự tham khảo các hình mẫu bố trí của Trung Quốc và một số nước phương Tây, nhưng vẫn tuân thủ theo đúng nguyên tắc kiến trúc của dân tộc Việt Nam theo Dịch Lý và thuật Phong Thủy sao cho hài hòa cân đối, dựa vào các thực thể thien nhiên đang tồn tại. Tạo thành một quần thể kiến trúc có sự kết hợp nhuần nhuyễn, độc đáo giữa tinh hoa văn hóa xây dựng Đông và Tây. Bao bọc cả kinh thành là vòng tường thành có chu vi 10571m, bao gồm 24 pháo đài, 10 cửa chính cùng 1 cửa phụ, và còn có một hệ thống kênh rạch phức tạp bao quanh để tăng độ phòng thủ của cả kinh thành.
Chức năng chủ yếu của hoàng thành là bảo vệ và phục vụ sinh hoạt của hoàng thất và triều đình. Khu vực Đại Nội bao gồm hệ thống Tử Cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì để phục vụ nơi ăn chốn ở cho hoàng thất triều Nguyễn nên được ưu tiên xây dựng trước vào năm 1804, do đích thân vua Gia Long chỉ định người chịu trách nhiệm. Về cơ bản, dưới thời vua Gia Long hầu như đã hoàn thành hết. Phương diện thờ cúng bao gồm các miếu, điện như: Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân. Các công trình phục vụ đời sống hoàng tộc như: điện Cần Chánh, cung Trường Thọ, cung Khôn Thái, điện Thái Hòa, viện Thái Y, điện Quang Minh, Điện Trinh Minh, Điện Trung Hòa. Phần còn lại vẫn được tiếp tục xây dựng và cho đến đời vua Minh Mạng mới được xem là hoàn chỉnh Hoàng thành và Tử Cấm thành, với diện mạo kiến trúc đáng ngưỡng mộ.
Hoàng thành vuông, mỗi cạnh khoảng 600 mét, xây hoàn toàn bằng gạch, cao 4 mét, độ dày 1 mét, xung quanh được đào hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào theo bốn hướng đông, tây, nam, bắc lần lượt là Hiển Nhơn, Chương Đức, Ngọ Môn (cửa chính) và Hòa Bình. Toàn bộ hệ thống bên trong được bố trí theo một trục đối xứng, các công trình dành riêng cho vua thì được nằm ở trục chính giữa. Tất cả được bố trí giữa thiên nhiên một cách hài hòa, gồm vườn hoa, cầu đá, hồ sen lớn nhỏ và các loại câu lâu năm tỏa bóng mát rượi. Tử Cấm thành nằm bên trong lòng của Hoàng thành, ngay sau lưng điện Thái Hòa là nơi ăn ở, sinh hoạt của vua chúa, bao gồm các di tích: điện Cần Chánh là nơi vua làm việc và thiết triều, nhà Tả Vu và Hữu Vu nằm hai bên điện Cần Chánh là nơi các quan sửa soạn, chờ chầu, điện Kiến Trung được xây sau vào thời vua Khải Định, sau là nơi ở của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu. Ngoài ra còn có Vạc đồng, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường. Đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, và biến động của thời gian, trải qua bom đạn cùng thiên nhiên tàn phá, các công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn sót lại với những tàn tích đầy đáng tiếc, chỉ một số ít công trình khác may mắn còn tồn tại và được tu bổ khôi phục dáng vẻ xưa cũ, trở thành di tích lịch sử của dân tộc.
Ngoài khu vực Đại Nội còn có các khu lăng tẩm được xây dựng rải rác khắp Hoàng thành, theo lối kiến trúc phương Đông, tuân thủ theo nguyên tắc phong thủy, sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ,… Tất cả đều được xây trước khi nhà vua băng hà, đều rất đẹp và thơ mộng trữ tình, hoành tráng nhất là Lăng Tự Đức, độc đáo nhất là Lăng Khải Định với lối kiến trúc Đông Tây Kim Cổ kết hợp. Một số công trình kiến trúc khác phục vụ cho mục đích học tập, ngoại giao, quân sự như: Văn miếu Quốc Tử Giam, Thượng Bạc Viện, Trấn Hải Thành,…
http://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-di-h-lich-su-42596n.aspx
Ngày 2 tháng 8 năm 1994, Cố đô Huế đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vinh dự được đích thân Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Daniel Janicot, đến Huế trao tấm bằng chứng nhận có chữ ký của Tổng Giám đốc UNESCO, ông Fédérico Mayor Zaragoza cùng dòng chữ: "Ghi tên vào danh mục công nhận giá trị toàn cầu đặc biệt của một tài sản văn hóa hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích nhân loại". Đây quả là một niềm vui lớn của dân tộc Việt Nam khi nền văn hóa được cả thế giới công nhận và bảo vệ.
Đề 2
Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong số đó không thể không kể đến Hạ Long. Đó là một kiệt tác của thiên nhiên, được công nhận là một di sản văn hóa thế giới. Người Việt Nam ta tự hào vì được sở hữu một danh lam thắng cảnh đẹp như vậy.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.
Nói đến vịnh Hạ Long, trước hết phải nói đến vẻ đẹp thần tiên của non nước mây trời nơi đây. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.
Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Du khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy vô cùng thích thú trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long. Biển ở đây còn mang một vẻ đẹp rất riêng khi hoàng hôn buông xuống. Mặt vịnh lúc này được nhuộm một sắc màu đỏ rực của những tia nắng cuối cùng. Cảnh sắc quyện lại dệt nên những gam màu tuyệt diệu. Khi màn đêm buông xuống, vào những đêm trăng, mặt nước như được dát bạc quyện với màu sẫm của những đảo đá mờ xa khiến cho vịnh Hạ Long trở nên huyền ảo như thật như mơ.
Hùng vĩ và bí ẩn, đầy cảm hứng và vô cùng độc đáo , vịnh Hạ Long thật xứng đáng là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất. Những hòn đảo nhỏ như được chấm lên trên nền xanh ngọc của biển, cùng theo đó là những hang động kỳ bí được tạo nên bởi sóng và gió, những cánh rừng xanh biếc rộn rã tiếng chim hót, thật kỳ ảo. Sương mù có thể làm cho tầm nhìn bị hạn chế nhưng lại góp phần làm cho vịnh Hạ Long thêm lung linh kỳ ảo. Ta đang ngỡ ngàng trước cảnh vật thơ mộng này, thoắt đã hiện lên cảnh vật khác, mới lạ và đầy vẻ quyến rũ. Các ngõ ngách lúc khép, lúc mở, lúc là hành lang thẳng tắp lung linh nước trời, lúc uốn lượn dưới chân những quả núi cao vút đổ bóng râm huyền bí xuống mặt nước yên ắng. Có khi thuyền ta đang đi, bỗng nhiên một dãy đảo sừng sững vụt hiện lên trước mặt, chắn ngang lạch nước, ngỡ đã cùng đường. Nhưng không, khi thuyền ta lướt tới, dãy đảo như né mình, mở ra các lối ngoặt bất ngờ dẫn ta đi sâu vào rừng đảo vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Cảnh vật của biển đảo Hạ long thoắt ẩn,thoắt hiện, với sự biến đổi chừng như giây lát đã làm cho biết bao du khách ngạc nhiên, say đắm.
Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.
Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Mùa xuân giữa sóng nước mênh mông trong làn sương bạc che phủ, những đảo đá trở nên uyển chuyển mềm mại, bồng bềnh trên sóng nước. Mùa hè đến, ánh bình minh ló rạng nơi chân trời, những đảo đá như vươn dậy, từ mặt nước bao la. Toàn vịnh mang một màu đỏ rực chuyển dần sang màu xanh lam. Những gợn sóng lăn tăn ánh bạc đua nhau lướt trên mặt vịnh xô vào bờ. Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc.
Ngày nay, vịnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước. (Hết)
Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.
Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ở đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương. Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.
Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc.
Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.
Bạn tham khảo nha
-Tham khảo-
Cánh đồng lúa là nơi mà em yêu thích nhất. Vào những ngày nghỉ, em thường ra thăm ruộng lúa, hít thở bầu không khí thơm lừng ở đó. Ruộng lúa quê em luôn xinh tươi trong mắt em, nhưng nó đẹp nhất chắc chính là vào những ngày mà lúa đã chín vàng.
Đó là những ngày mùa hè nóng bức, nắng đa già, chuyển màu vàng cam, gay gắt, chói lóa đến mức khó mà nhìn thẳng lên vòm mây trên kia. Phía dưới, cả cảnh đồng lúa rộng mênh mông cũng đã chín vàng, nhưng là màu vàng dịu, mát mắt và nồng nàn. Những cây lúa nay đã cao lớn và đầy đặn, chín vàng từ dưới gốc. Chúng chen chúc nhau trong từng thửa ruộng đến vô tình mà che cả lối đi. Nếu muốn di chuyển thì phải lấy tay gạt lúa. Thế nên, nhìn từ trên cao, cả cánh đồng như một thảm lụa đang được phơi giữa trời. Những hạt lúa mặc áo vàng, thân hình tròn đầy, bụ bẫm, hồn nhiên lúc lắc trên cây lúa, chờ ngày được đón về kho rộng. Vì gánh nhiều hạt lúa, thân lúa nào cũng cong trĩu xuống, giống cái lưỡi liềm. Cũng tại thân lúa cong xuống, nên thuở ruộng lại càng trở nên chật chội. Mỗi khi có gió thổi qua, những bông lúa lại đung đưa, chụm đầu vào nhau, tạo nên âm thanh xì xào như chúng đang bàn tán sôi nổi về điều gì đó vậy. Theo hương gió, là mùi thơm nồng nàn của lúa chín, thôi thúc người ta sớm rước chúng về nhà.
Dọc các thửa ruộng, thường được bắt gặp những cô chú nông dân ra thăm lúa. Họ xem xét, trò chuyện để hẹn ngày thu hoạch. Trên các cành cây, những chú chim sẻ ríu rít chờ đợi những bông lúa được hái xuống để có một chầu no nê. Đằng xa phía chân trời, mấy cánh cò trắng muốt bảng lảng lướt qua rồi mất hút phía cuối biển vàng.
Khung cảnh cánh đồng lúa chín thực sự là khung cảnh vô cùng xinh đẹp. Đó không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, mà còn là vẻ đẹp của thành quả lao động. Nó đem đến niềm vui và hạnh phúc cho người nông dân.
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đến Đắk Lắk là đến với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một “ Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể” của nhân loại.
Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng; phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
Địa hình tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nước biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lượn sóng, độ dốc từ 3 – 80, độ cao trung bình 450 – 500 m, diện tích khoảng 371 km², chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ.
Hiện Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột (đô thị loại I là trung tâm tỉnh lỵ), Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’Gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông Buk, Krông Păk, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng.
Đến với Đắk Lắk, ngoài khám phá các địa danh đẹp các bạn đừng quên thưởng thức ẩm thực cũng như mua các loại đặc sản của vùng đất này về làm quà cho gia đình, bạn bè.
Gà nướng Bản Đôn là một món ăn dân dã của đồng bào người dân tộc thiểu số tại chỗ nay đã trở thành món đặc sản không thể không thưởng thức với du khách khi đến với Bản Đôn. Gà nướng ở bản Đôn phải chấm với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh.
Cơm lam Bản Đôn được ăn kèm món gà thả vườn nướng lửa than rừng chính hiệu chấm muối ớt sả. Hương vị của món cơm lam và thịt gà hòa vào nhau làm cho ta có một cảm giác thật ưng ý. Nếu thích, bạn có thể thưởng thức rượu cần Y Miên tại chỗ. Ăn cơm lam, thịt gà ta, uống rượu cần hợp hơn bia hay các loại rượu khác. Ngồi tại Bản Đôn, vừa nhâm nhi các món đặc sản, vừa ngắm cảnh và nghe tiếng rì rầm của dòng Sêrêpok cuộn chảy giữa đại ngàn cao nguyên quả thật là một điều thú vị.
Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Ăn lẩu cá Lăng thì tuyệt nhiên cá phải tươi, không ăn cá ướp lạnh. Khi nồi lẩu sôi, cho cá vào cùng với các loại rau ăn kèm.
Vị ngọt, bùi của thịt cá hòa trộn cùng vị chua thanh thanh của các loại gia vị như bài thuốc không thể thiếu một vị nào; thử một miếng thấm đến tận chân răng. Để nồi lẩu ngon hơn phải ăn kèm với cần tây, cải xanh, rau đắng, bạc hà và đặc biệt không thể thiếu rau thì là để nước lẩu thơm hơn, ngọt hơn.
Cà đắng mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy ở Tây Nguyên. Hiện nay được người dân địa phương trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm. Quả của nó giống cà pháo, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt là có vị đắng rất đặc trưng. Loại cà này có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn trong bữa cơm của người Ê Đê như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt, đậu khuôn hoặc om với lươn, ếch…
Nhiều người nói đùa, rằng đặc sản của người Tây Nguyên thường là “hương biển giữa rừng” cũng đúng. Gỏi là biến tấu giữa cà đắng đặc sản vùng núi rừng Tây Nguyên với khô cá cơm của biển và chỉ có lên núi, đặc biệt là đến Buôn Ma Thuột thực khách mới có thểm nếm được món ăn lạ miệng mà thú vị này.
Vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả.
Thời tiết ở đây rất đặc trưng, 1 năm có 2 mùa, một mùa khô và một mùa mưa. Trong mỗi mùa đều có những thú vị riêng, bạn nên thưởng thức: Tháng 3: hoa cà phê nở rắng mọi triền đồi, tháng này cũng tổ chức lễ hội đua voi ở mọi buôn làng. Tháng 12: hoa dã quỳ nở vàng rực.
Đắk Lắk có điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su; thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. Và đây là một thế mạnh của tỉnh. Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn, có nhiều loại gỗ quý như:
Cẩm lai, giáng hương, căm xe, trắc, sao, dỗi … Rừng có nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại với số lượng lớn như: Voi, hổ, báo, hươu, nai, trâu, bò rừng, tê giác…
Đặc biệt có vườn quốc gia Yook Đôn, rộng hàng trăm ngàn ha. Là nơi bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở nước ta. Yook Đôn cũng là nơi có nhiều voi sống thành từng đàn. Ở đây còn có nhiều cây dược liệu quý như: Huyết giác, thiên môn, hổ cốt toái…
Khu du lịch Buôn Đôn có gì hay nữa, đó là khi đêm xuống, bên ánh lửa trại bập bùng với ché rượu cần đượm men say, nghe dân ca Earay, Gứt… nồng nàn, da diết quyện trong tiếng Đinh Puốt, Đinh Năm và cùng bước chung nhịp xoang trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng, sẽ khiến bạn thêm cảm mến đất Tây Nguyên.
Mình ghi hơi dài,bạn chia ra thành đoạn nhỏ theo ý bạn rồi ghi nhé!! :))))))
Em tham khảo nhé !
Quê tôi miền đảo Lý
Giữa bốn bề gió lộng
Vẫn sừng sững hiên ngang
Dẫu ngàn đời sóng vỗ
Lý Sơn huyện đảo với vô vàn những cảnh đẹp, con người bình dị và thân thiện. Có lẽ chỉ mới vài năm gần đây Lý Sơn mới được nhiều người biết đến khi ngành du lịch phát triển. Nhưng trước đó Lý Sơn đã có cả một lịch sử phát triển lâu đời với những khung cảnh đẹp, những con người đầy hiên ngang, khí phách.
Lý Sơn là huyện đảo thuộc tỉnh Quãng Ngãi và đây cũng là huyện đảo duy nhất của tỉnh. Lý Sơn cách đất liền 15 hải lí. Trước khi có tên gọi là Lý Sơn, huyện đảo này có tên là cù lao Ré, cái tên được đặt dựa trên đặc điểm riêng của đảo là trồng rất nhiều cây Ré. Đảo Lý Sơn được hình thành từ miệng núi lửa cách đây từ 25 đến 30 triệu năm. Chính sự phun trào của các ngọn núi lửa này đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kì thù, lạ thường trên đảo. Đặc biệt lớp đất để lại sau đợt phun trao thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
Với những kết quả nghiên cứu, thì có thể thấy rằng đảo Lý Sơn đã có người sinh sống từ thời văn hóa Sa Huỳnh. Và đến khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII cư dân Việt bắt đầu khai khẩn vùng đất này để sinh sống. Lý Sơn nằm cách biệt ngoài đảo, nên ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh, nên văn hóa cổ truyền được thiết lập ở đây mang dấu ấn đậm, và được lưu giữ lại rất tốt.
Đảo Lý Sơn chỉ có diện tích khoảng 9,97 km2, với hơn 20 nghìn người sinh sống trên đảo. Đảo gồm có hai đảo chính là đảo Lớn và đảo Bé và một hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Đảo gồm có ba xã chính, đi theo hai đảo và một hòn là: An Vĩnh, Anh Hải và An Bình.
Người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt hải sản, ngoài ra cũng có nông nghiệp. Nghề nông ở đây khá khó phát triển, vì đảo nhỏ, nguồn nước không quá dồi dào, bởi vậy nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Trên đảo chủ yếu trồng cây lương thực khác, ngoại trừ lúa, lúa phải nhập từ đất liền. Nghề trồng tỏi là thịnh hành nhất trên đảo. Chủ lực của Lý Sơn chính là đánh bắt hải sản, cao gấp năm lần cho với nông nghiệp. Ngoài ra, những năm gần đây, Lý Sơn còn phát triển thêm ngành du lịch, hàng năm số lượng người đến du lịch lớn, đem lại công ăn việc làm và nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho người dân nơi đây khi kinh doanh các dịch vụ.
Lý Sơn tuy chỉ là một huyện đảo nhỏ nhưng lại có ý nghĩa nhiều mặt. Trước hết về văn hóa, Lý Sơn đã lưu giữ những giá trị văn hóa quý báu. Trong các cuộc khai quật, người ta đã tìm thấy cư dân Sa Huỳnh – chủ nhân văn hóa hệ biển đảo, tiếp đến là văn hóa Chăm Pa, để lại những giá trị di sản văn hóa đặc sắc. Trên đảo cũng có rất nhiều lễ hội văn hóa: lễ hội đua thuyền, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa,… Ngôi chùa Hang kì vĩ, được mệnh danh là chùa trời sinh và còn rất nhiều di sản văn hóa khác, đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa nơi đây.
Lý Sơn là biển đảo thơ mộng, hoang sơ bởi vậy hàng năm thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước lớn. Cổng tò vò với chiều hoàng hôn ráng đỏ đã làm say lòng biết bao bạn trẻ, rồi đến những bài biển dài, cát trắng xóa mềm mịn, nước trong xanh, thấu đến tận đáy. Làm ta đi một lần là nhớ mãi. Đến Lý Sơn đi bất cứ đâu bạn cũng có thể tìm thấy cảnh đẹp cho riêng mình. Du lịch tại Lý Sơn đã góp phần thúc đẩu kinh tế xã hội phát triển. Bên cạnh đó ta cũng không thể không nhắc đến nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, với món gỏi tỏi chứ danh, gỏi cá cơm, và các món hải sản thơm ngon, hấp dẫn,...
Ngoài ra, Lý Sơn với cảnh đẹp nên thơ, hữu tình cũng đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác từ bao đời nay:
Trực nhìn ngó thấy Bàn Thang
Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kì
(Ca dao)
Hay bài thơ của những người con xa quê hương, nhớ thương gửi qua từng câu chữ:
Thuở nhỏ sinh ra tại Lý Sơn
Lớn khôn phiêu bạt bởi nguồn cơn
Nhà nghèo nên phải đành xa xứ
Phú quý có đâu chịu lạ chơn
Nhớ lắm quê hương khi quạnh quẽ
Thương nhiều xứ sở lúc cô đơn
Quyết lòng phấn đầu cho thành đạt
Trở lại quê nhà trả nghĩa nhơn.
Lý Sơn – trái tim của biển đông, nơi hội tụ biết bao vẻ đẹp của quê hương. Với những thế mạnh vốn có của mình Lý Sơn không chỉ lưu giữ vốn văn hóa ngàn đời của dân tộc, mà còn có cơ hội phát triển hơn nữa, đưa cuộc sống của con người nơi đây ngày càng đủ đầy, ấm no hơn.