K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2022

1. Những đóng góp : Sử dụng các kĩ thuật nhằm tạo ra vaccine chống covid 19 như dùng công nghệ gen, ......

2. Bản thân e đã làm những việc để không gây mất cân bằng sinh học trong quần xã là : 

- Bảo vệ môi trường sống, không gian sống của các loài trong quần xã

- Tích cực vận động nâng cao ý thức ng dân về tầm quan trọng và tác hại khi mất đi quần xã nào đó

- Hạn chế sử dụng bao nilong, rác thải nhựa, hưởng ứng các phong trào vì trái đất xanh sạch đẹp,....

- Đấu tranh cấm sử dụng , thử và sản xuất vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, hóa học,.....

- ........vv

30 tháng 3 2022

1)Trước đại dịch covid, ngành công nghệ sinh học đã khuyên mọi người nên ở nhà và hạn chế ra ngoài, đã bắt mọi người phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. 

30 tháng 3 2022

1)Trước đại dịch covid 19, ngành công nghệ sinh học đã có những đóng góp gì để hạn chế thấp nhất hậu quả của đại dịch gây ra cho con người ?

- Có đóng góp : Tạo ra kháng khuẩn (vaccine) để hạn chế sự lây lan và phát bệnh của virus covid 19

2) Bản thân em cần phải làm gì để không gây mất cân bằng sinh học trong quần xã ?

- Cần :  Bảo vệ và giữ gìn môi trường luôn trong trạng thái tự nhiên, cụ thể như không xả rác, .... làm nhiệt độ nóng lên (hiệu ứng nhà kính), không chặt phá rừng, làm ô nhiễm nước,....

            Không làm những việc khiến giảm sút số lượng cá thể loài trong quần xã

3 tháng 1 2022
Cách ngăn chặn COVID-19 lây lan:Giữ khoảng cách an toàn với người khác (ít nhất 1 mét), kể cả khi họ không có biểu hiện bệnh.Đeo khẩu trang ở nơi công cộng, nhất là khi ở trong nhà hoặc khi không thể giữ khoảng cách.Chọn những không gian mở, thông thoáng thay vì những không gian kín. Mở cửa sổ nếu ở trong nhà.Thường xuyên rửa tay. Dùng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn.Tiêm vaccine khi đến lượt. Tuân thủ chỉ dẫn của địa phương về việc tiêm vaccine.Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay.Ở nhà khi bạn cảm thấy không khỏe.
Câu 40. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?Câu 41. Không khí bị ô nhiễm gây ra hậu quả gì?Câu 42. Để hạn chế sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường cần phải có những giải pháp gì? Câu 43. Thủng tầng ôzôn gây ra hậu quả gì? Câu 44. Vùng nào sau đây của nước ta được dự báo trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng băng tan ở hai cực?Câu 45. Nguyên nhân của sự thay...
Đọc tiếp

Câu 40. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

Câu 41. Không khí bị ô nhiễm gây ra hậu quả gì?

Câu 42. Để hạn chế sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường cần phải có những giải pháp gì? 

Câu 43. Thủng tầng ôzôn gây ra hậu quả gì? 

Câu 44. Vùng nào sau đây của nước ta được dự báo trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng băng tan ở hai cực?

Câu 45. Nguyên nhân của sự thay đổi khí hậu theo độ cao ở vùng núi?

Câu 46. Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt là do?

Câu 47. Nguyên nhân chủ yếu dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh là do?

Câu 48. Dân cư thế giới tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển là do?

Câu 49. Theo thống kê 01/4/2014, nước ta có diện tích 330 991 km2 với số dân là 90 493 352 người. Cho biết nước ta có mật độ dân số là bao nhiêu người/ km2?

Câu 50. Năm 1980, dân số Đông Nam Á là 360 triệu người, diện tích rừng là 240,2 triệu ha. Năm 1990, dân số Đông Nam Á là 442 triệu người, diện tích rừng là 208,6 triệu ha. Hãy chọn ý đúng về mối tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á?

Câu 51. Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là?

Câu 52. Chọn ý không phải là đặc điểm của hoang mạc ở đới nóng?

Câu 53. Bản thân em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh em sinh sống và học tập ?

Câu 54. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Vậy lên cao 1500m thì nhiệt độ giảm bao nhiêu độ C?

 

0
Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên 213 toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống...
Đọc tiếp
Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên 213 toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại. /Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ta nhận ra con người đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loài, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường. Lắng nghe chính mình trong những ngày cách li xã hội, chúng ta biết được những gì thật sự cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn, Lắng nghe mọi người xung quanh, chúng ta thấu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của “cây ATM gạo" của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này. Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thứ và lắng nghe nhiều hơn/ (Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)
2
8 tháng 12 2021

Câu hỏi đâu ạ?

8 tháng 12 2021

a) theo bài báo , đối diện với thử thách lớn con người nhận ra được điều gì ?

b) Vừa qua khi trở lại trường học trong dịp Tết Tân Sửu em và các bạn học sinh đã có những việc làm nào để phòng chống dịch bệnh Covid 

ĐÂY BẠN NHÉ

4 tháng 3 2020

Ở trong nhà vs 100 thùng mì tôm đến hết dịch 

4 tháng 3 2020

Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp thì việc nắm chính xác các thông tin về bệnh như cơ chế lây truyền, cách phòng tránh… chính là cách đơn giản nhất để mỗi người dân góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về dịch bệnh bệnh viêm phổi cấp, mời các bạn cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp từ trang tin chính thức của Bộ y tế và ý kiến các chuyên gia y tế.

Virus nCoV là gì?

Hay còn gọi là coronavirus, một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Đây là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Cùng với nCoV, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.

Thời gian ủ bệnh do virus nCoV là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh được hiểu là khoảng thời gian từ khi bị lây nhiễm virus cho tới khi khởi phát các triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh viêm phổi cấp ước tính trong khoảng 14 ngày. 

Các triệu chứng khi nhiễm virus nCoV là gì?

Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển, thậm chí tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Sốt, ho khan và khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của virus Ncov

Virus nCoV có tồn tại ở bề mặt đồ dùng không? Nếu có thì tồn tại trong bao lâu?

Virus nCoV có tồn tại ở bề mặt đồ dùng. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ 2019-nCoV có khả năng sống trên bề mặt trong bao lâu. Mặc dù thông tin ban đầu gợi ý rằng virus có thể sống vài giờ trên bề mặt.

Nguy cơ khi mắc 2019-nCoV ở những người khác nhau có khác nhau không?

Thông thường trẻ nhỏ, người già và những người đang bị bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan và bệnh hô hấp sẽ có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn người khác.

Virus nCoV lây lan như thế nào?

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. 

Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Cơ chế lây bệnh của virus Ncov

Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì?

Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau. Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV.
WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp.

virus nCov là gì? Click xem ngay

Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi

Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV không?

Kháng sinh không có tác dụng diệt virus và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chủng mới của virus corona là virus. Do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp dự phòng hoặc điều trị.

Virus có lây truyền trong không khí hay không?

Có 2 con đường lây lan virus này bao gồm: Một là giọt bắn, bắn trực tiếp từ người bệnh sang người tiếp xúc. Khả năng lây lan phụ thuộc vào việc giọt bắn đi tới đâu, ở đây khoảng cách khoảng 2 mét. Trên 2 mét thì bạn có thể tránh được. Loại thứ hai là khí dung. Kích thước và trọng lượng của một số loại virus rất nhẹ. Nó có thể lơ lửng trong không khí khi mình ho, có thể bị gió thổi bay từ chỗ này sang chỗ khác. Do đó khả năng lây nhiễm bệnh xa hơn, bán kính rộng lớn hơn. Chúng ta cần hiểu rõ hai loại này.

Như vậy virus không lây truyền trong không khí, virus này không đủ nhẹ để bay. Chỉ khi nào giọt bắn tiếp xúc trực tiếp với bạn thì mới có khả năng. Điều này cũng giải thích cho chuyện vì sao mang khẩu trang thông thường cũng có thể ngăn ngừa được virus. Vì khẩu trang có thể cản được giọt bắn.

Đã có loại thuốc đặc hiệu để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV gây ra chưa?

Tính đến ngày 30/1/2020, mặc dù đã có trường hợp khỏi bệnh, nhưng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Theo Bộ Y tế, các cơ sở y tế tập trung điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác.

Đối với những trường hợp dương tính với virus corona sẽ được kiểm soát tình trạng suy hô hấp và hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ chức năng các cơ quan. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc giảm ho, hạ sốt, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, tăng cường sức đề kháng và điều trị bệnh nền nếu có. Việc giám sát và cách ly người nghi nhiễm nCoV cũng là vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay.

Cách phòng tránh bệnh virus corona là gì?

Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động thực hiện tốt các biện pháp sau:

– Cần che mũi và miệng khi ho, xì mũi bằng khăn/giấy dùng 1 lần 

– Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng

– Tránh tiếp xúc bất kỳ ai có dấu hiệu/triệu chứng cảm lạnh hoặc triệu chứng như cúm

– Nên hạn chế đi ra ngoài, hạn chế đám đông, bớt đi lễ hội, chùa chiền

– Ăn uống điều độ, uống nhiều nước, vận động đều đặn 

– Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, hạn chế ngồi phòng máy lạnh

– Nhà cửa giữ sạch sẽ, thông thoáng, có ánh nắng càng tốt

– Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị phù hợp