Cho đoạn trích: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” Câu 1 : nêu nội dung đoạn trích đó Câu 2 : tìm trạng ngữ và nêu tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn văn sau: “ Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” Câu 3: qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” em học được điều gì từ Bác
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng.
b. - Xuất xứ của tác phẩm: Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”.
- Hoàn cảnh sáng tác: Đây là bài diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)
c. Câu chứa luận điểm của đoạn văn trên: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
d. Dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm trong đoạn trích trên: Bữa cơm chỉ có vài ba món giản đơn... Cái nhà sàn Bác ở vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng.... Cách đưa dẫn chứng, lí lẽ cụ thể, rõ ràng thuyết phục người đọc.
e. (không có câu văn in đậm)
g. (Hs viết đoạn văn nghị luận. Chú ý các bước: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Hình thức: khoảng 10 câu)
1. PTBĐ : Nghị luận
Thái độ tình cảm của tác giả đối với Bác: ca ngợi, kính trọng, tôn vinh đối với người Chủ tịch vĩ đại của toàn dân.
2. Phép tu từ : Liệt kê
Tác dụng: nhấn mạnh nét giản dị của Bác, từ những cái rất bình dị thườn ngày như: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
3. Bằng chứng :
*Giản dị trong lối sống sinh hoạt:
+ Bữa cơm : "Bữa cơm chỉ có vài ba món ... tươm tất"
+ Nơi ở : " Cái nhà sàn của Bác ... ánh sáng"
+ Việc làm : " Bác là người làm việc suốt đời, suốt ngày, từ việc lớn đến việc nhỏ. Việt gì bác từ làm được thì không cần người giúp"
*Giản dị trong quan hệ với mọi người:
+ Nói chuyện vơi scacs cháu miền Nam
+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân
+ Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp.
+ Đặt tên cho người phục vụ : Trường, Kì , Kháng , Chiến,Nhất, Định, Thắng, Lợi
* Giản dị trong lời nói và bài viết :
+ Hai câu nói nổi tiếng của Bác : "Không có gì..tự do", "Nước Việt Nam...thay đổi"
P/s: Những chỗ mà mình viết ... ấy là trong SGK có nha :
VD : " Bữa cơm chỉ có vài... tươm tất " là từ Bữa cơm chỉ có vài.. đến từ tươm tất nhaa
bổ sung câu B nhé
vì trong thời điểm đó nước nhà còn nghèo và tổn hại sau các trận chiến tranh . trên cương vị là Chủ tịch nước của đất nước VN Bác vẫn sinh sống và ăn mặc bth như một ng dân bth điều đó thể hiện dù bác có là ai đi nữa thì bác vẫn là một ng con của tổ quốc , Bác làm vậy để làm một tấm gương sáng cho những ng dân ở phía sau mình có động lựcbước tiếp không gục ngã trước tình cảnh nghèo khó điều đó thể hiện lối sống văn minh của Bác
chú ý cách làm, cách trình bày, làm hết được thì hãy làm em ạ, em trình bày như này đến chị cũng chả hiểu chứ chưa nói gì đến bạn hỏi, mà em làm như này chị cũng ko biết sai hay thiếu để mà làm bổ sung nữa
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản Đức tính giản dị của bác Hồ. Tác giả là Phạm Văn Đồng.
b. PTBĐ chính của đoạn trích là nghị luận.
C1:
Đoạn văn trên được trích trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
Tác giả : Phạm Văn Đồng
C2:
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt : nghị luận
Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn trên là : sự ngưỡng mộ , yêu quý của tác giả đối với Bác.
C3:
Câu “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” Tác dụng của phép tu từ đó : nêu lên và liệt kê ra những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị, chứng minh cho những điều tác giả nói là đúng chứ không phi lý , đồng thời ca ngợi đức tính giản dị của Bác ( một trong những điều làm cho mọi người yêu quý ở Bác) .
C4 : Nội dung chính là : Ca ngợi , bàn luận về đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện qua những điều gì
Em tham khảo nhé:
Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị. Điều đó được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày của Bác. Bác sống trong một chiếc nhà sàn chỉ “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Hằng ngày, bữa ăn của Người có vài ba món hết sức đơn giản. Đó là các món ăn dân tộc không chút cầu kì như kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... Cách ăn mặc của Bác cũng hết sức giản dị: bộ áo nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Bác Hồ còn là một người say mê lao động: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của người đều dễ hiểu với mục đích cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Lối sống giản dị của Bác Hồ thật đáng ngưỡng mộ, noi theo.
Tham khảo
Câu 1: Giản dị là đức tính nổi bật của Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác sự giản dị phù hợp vs đời sống tinh thần phong phú với tư tưởng và tình cảm cao đẹp
Câu 2: Trạng ngữ : Ở việc làm nhỏ đó
Tác dụng : bổ sung ý nghĩa rõ ràng cho câu văn đằng sau .
Câu 3: Văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ '' của tác giả Phạm Văn Đồng đã nói lên đức tính giản dị của Bác Hồ. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi ngừơi, trọng lời nói và bài viết. Quả đó, em thấy mình cần phải sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh sống, không ăn chơi đua đòi.