Dựa vào Atlat địa lý trang 13, 14 và kiến thức đã học, cho biết vị trí, địa hình và khí hậu của ba miền tự nhiên nước ta
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
- Đặc điểm nổi bật :
+ Lãnh thổ VN hình chữ S.
+ VN nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
+ Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển giữa đất liền các nước Đông Nam Á và hải đảo các nước Đông Nam Á.
+ Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
+ Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới.
Câu 2 :
a) - Khác nhau :
+ Do gió Đông Bắc hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc nên bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động chiếm ưu thế. ⇒ Miền bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn.
+ Miền Trung có mưa lớn do tác động của gió Tín phong theo hướng Đông Bắc.
+ Miên Nam là mùa khô cạn.
b) Nguyên nhân : Do bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động chiếm ưu thế nên miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn, còn miền Trung thì có mưa lớn và miền Nam khô hạn.
Nước ta có hai miền khí hậu:
Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16 o B ) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào, có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Ranh giới của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
- Địa hình: đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng cung, đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng.
- Khí hậu: gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB).
- Địa hình: cạo, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, các dải đồng bằng thu hẹp. Là miền duy nhất có địa hình núi cao ở nước ta với đủ ba đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng có nhiều sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chào và thung lũng mở rộng.
- Khí hậu: ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và giảm sút. Tính chất nhiệt đới tăng dần.
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Nằm từ dãy núí Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB) trở vào Nam.
- Địa hình: gổm các khối núi cổ, các bể mặt sơn nguyên bóc mòn và bổ mặt cao nguyên badan, đổng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều hải cảng được che chắn bởi các đảo ven bờ.
- Khí hậu: cận xích đạo gió mùa (nền nhiệt cao, có hai mùa mưa và khô rõ rệt).
Vị trí địa lý
– Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
– Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.
– Hệ tọa độ địa lí
* Phần đất liền:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23°23 B tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8°34 B tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102°09 Đ tại A Pa Chải (tỉnh Điện Biên), hoặc ghi chi tiết hơn là trên núi Pulasan, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109°24Đ tại bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa), hoặc ghi chi tiết hơn là tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
* Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50 B và từ khoảng kinh độ 101°Đ đến 117°20 Đ tại Biển Đông.
– Kinh tuyến 105°Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
Ngắn nhất có thể rồi nha bạn
-Vị trí địa lí
Nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Bộ
Tiếp giáp:
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
-Diện tích: 1559,2 km2 (năm 2008)
-Dân số: 1827,9 nghìn người (2008)
HƯỚNG DẪN
Địa hình nước ta tác động đến khí hậu thể hiện rõ rệt ở độ cao và hướng núi.
a) Độ cao của địa hình tác động đến chế độ nhiệt và mưa
- Độ cao đã làm thay đổi nhiệt ẩm từ thấp lên cao, tạo ra các đai cao khí hậu khác nhau.
+ Đai nhiệt đới gió mùa:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.
• Nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ấm thay đổi tùy nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 – 1000m đến 2600m.
• Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi:
• Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
• Khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C.
- Độ cao trong sự phối hợp với hướng gió đã tạo nên nhũng nơi mưa nhiều và mưa ít.
+ Những nơi mưa nhiều ở nước ta là những nơi núi cao đón gió. Chẳng hạn như: Bắc Quang (Hà Giang) 4802mm, Hoàng Liên Sơn (Lao Cai) 3552mm, Huế 2867mm, Hòn Ba (Quảng Nam) 3752mm...
+ Nơi mưa ít do nằm giữa núi cao, nhưng địa hình thấp trũng xuống không đón gió được như Mường Xén (Nghệ An), hoặc nằm ở nơi khuất gió, song song với hướng gió...
b) Hướng núi tác động rõ rệt đến chế độ nhiệt và mưa
- Hướng núi vòng cung:
+ Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc đã tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập trực tiếp, gây ra một mùa đông lạnh có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18°C, đặc biệt ở Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cánh cung Đông Triều đón gió Đông Nam vào mùa hạ, gây mưa lớn ở sườn đón gió, nhưng làm cho vùng khuất gió ở lòng máng Cao - Lạng mưa ít.
- Hướng núi tây bắc - đông nam tác động mạnh mẽ đến khí hậu nước ta.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn đã chặn các đợt gió mùa Đông Bắc, không cho xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vào mùa đông ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc tại những nơi có cùng độ cao.
+ Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc tràn xuống phía nam, làm cho về mùa đông, nhiệt độ có sự phân hóa rõ giữa hai miền khí hậu phía bắc và phía nam.
+ Dãy Trường Sơn đớn gió Đông Bắc vào mùa dông gây mưa; đón gió Tây Nam vào mùa hạ, gây hiện tượng phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ. Từ đó, làm cho mùa mưa ở Trung Bộ lệch về thu đông và mùa mưa ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ ngược nhau (mùa mưa ở Tây Nguyên là mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ, ngược lại mùa mưa ở Duyên hải Nam Trung Bộ là mùa mưa ở Tây Nguyên).
+ Phan Rang là nơi mưa ít nhất nước ta do nguyên nhân địa hình là chủ yếu. Hai loại gió Đông Bắc và Tây Nam đều gây mưa ở sườn đón gió (mưa ở phía vịnh Cam Ranh là sườn đón gió vào mùa đông và mưa ở phía nam mũi Dinh là sườn đón gió vào mùa hạ), trong khi Phan Rang nằm ở phía sườn khuất gió của cả hai mùa. Phía tây của Phan Rang là núi cực Nam Trung Bộ, tạo ra hiện tượng phơn khô nóng trong mùa hạ.
HƯỚNG DẪN
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.
- Vị trí nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật (luồng từ Hoa Nam và Himalaya xuống, luồng từ Ấn Độ và Mianma sang, luồng từ Inđônêxia - Malaixia lên) nên tài nguyên sinh vật phong phú.
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc, nên có nền nhiệt độ cao, tổng số giờ nắng lớn; lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
HƯỚNG DẪN
- Tác động đến khí hậu:
+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.
+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hoà hơn.
- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).
- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.
refer
refer