Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Miền núi nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau về độ cao, độ dốc và hình dáng:
- Núi cao: có độ cao tuyệt đôi trên 2000 m như: đỉnh Phan-xi-păng (trên dãy Hoàng Liên Sơn) cao 3143 m, Tây Côn Lĩnh (2419 m), Kiều Liêu Ti (2402 m), Ngọc Linh (2598 m),...
- Núi trung bình: có độ cao tuyệt đối trung bình từ 1000 đến 2000 m như: Chí Linh (129 m), Phu Pha Phong (1587 m), Pa Luông (1880 m), Tản Viên .(1287 m),...
- Núi thấp: có độ cao tuyệt đối dưới 1000 m (chiếm nhiều) như: Chư Pha (922 m), Bà Rá (736 m), Chứa Chan (839 m),...
- Sơn nguyên: Đồng Văn, Hà Giang,...
- Cao nguyên: đá vôi ở Tây Bắc (Mộc Châu, Sơn La, Tà Phình, Sín Chảy), badan ở Tây Nguyên (Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).
- Đồi: có nhiều ở trung du (vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng) như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,...
- Bán bình nguyên (nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng): thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.
- Địa hình cácxtơ: Thung - động cácxtơ (rìa núi Bắc Sơn), núi cácxtơ (Pu Tha Ca ở Hà Giang), sơn nguyên cácxtơ (Quản Bạ - Đồng Văn), hang động cácxtơ (động Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình, động Tam Thanh ở thị xã Lạng Sơn,...).
- Thung lũng và lòng chảo miền núi: Điện Biên, Nghĩa Lộ, An Khê,...
Nước ta có 4 miền khí hậu:
- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu Động Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ phía Trung Bộ phí đông dãy Trường Sơn, từ Hoàng Sơn (vĩ tuyến 18oB) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11oB) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
- Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
- Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chấy gió mùa nhiệt đới hải dương
tham khảo
Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền.
Trả lời
Nước ta có bốn miền khí hậu:
– Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
– Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
– Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
– Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Tham khảo :
- Nước ta có 4 miền khí hậu
- Đặc điểm khí hậu từng miền:
+ Môi trường khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, mưa ít, cuối mùa đông có mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Môi trường khí hậu đông Trường Sơn: mưa vào thu đông.
+ Môi trường khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc.
+ Môi trường khí hậu Biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Khái quát vị trí, vĩ độ và độ cao địa hình của hai trạm khí hậu
Hà Nội thuộc miền tự nhiên Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, vĩ độ khoảng 21 o B , độ cao dưới 50 m.
Đà Nẵng thuộc miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ, vĩ độ khoảng 16 o B , độ cao dưới 50 m.
Giống nhau
* Đặc điểm chế độ nhiệt
Cả hai trạm đều có nhiệt độ trung bình năm cao, trên 23 o do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc, có góc nhập xạ lớn, trong năm có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của cả hai trạm đều cao và rơi vào tháng 7; nhiệt độ trung bình thấp nhất của 2 trạm đều là tháng 1. Nguyên nhân là do trùng với chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
* Đặc điểm chế độ mưa
Cả hai trạm đều có lượng mưa trung bình năm lớn, do tác động của gió mùa cùng với các yếu tố gây mưa khác như: dải hội tụ nội chí tuyến, bão,...
Cả hai trạm đều có chế độ mưa phân theo mùa rõ rệt, do chịu tác động của hoàn lưu gió mùa.
Khác nhau
về vùng khí hậu và miền khí hậu
Hà Nội thuộc vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ (thuộc miền khí hậu phía Bắc) với đặc điểm là có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông rét, ẩm ướt; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ (thuộc miền khí hậu phía Nam) với đặc điểm là mùa đông ấm, mưa nhiều và mùa hạ nóng, ít mưa.
về chế độ nhiệt
Nhìn chung thì nền nhiệt độ của Đà Nẵng cao hơn so với Hà Nội (thể hiện qua đường biểu diễn nhiệt độ của hai trạm, bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1). Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội khoảng trên 23 o , Đà Nẵng khoảng 29 o ; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất của Hà Nội khoảng 17 o , Đà Nẵng là 21 o ; Hà Nội có ba tháng có nhiệt độ dưới 20 o C , Đà Nẵng không có tháng nào có nhiệt độ dưới 20 o C . Nguyên nhân là do Hà Nội nằm ở gần chí tuyến Bắc và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, còn Đà Nẵng nằm ở gần Xích đạo hơn và chịu ảnh hưởng yếu của gió mùa Đông Bắc (do có dãy núi Bạch Mã chắn gió).
Biên độ nhiệt độ trong năm của Hà Nội cao hơn so với Đà Nẵng (biên độ nhiệt của Hà Nội khoảng 12 o C , của Đà Nẵng khoảng trên 7 o C . Nguyên nhân là do càng đi vào Nam thì chênh lệch về góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng cũng như ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ngày càng giảm.
về đặc điếm chế độ mưa
Tổng lượng mưa trung bình năm của Đà Nẵng cao hơn so với Hà Nội. Hà Nội có lượng mưa trung bình năm khoảng trên 1600 mm, Đà Nẵng có lượng mưa trung bình năm trên 2000 mm. Nguyên nhân là do Đà Nẵng nằm gần biển, đồng thời chịu tác dộng của nhiều yếu tố gây mưa như gió Đông Bắc, dải hội tụ nội chí tuyến, bão,...
Mùa mưa:
Thời gian mùa mưa ở Hà Nội và Đà Nẵng có sự khác biệt nhau lớn. Hà Nội có chế độ mưa vào hạ - thu (từ tháng 5 đến tháng 10), Đà Nẵng có chế độ mưa vào thu - đông (từ tháng 9 đến tháng 12).
Lượng mưa tháng lớn nhất của Đà Nẵng cao hơn nhiều so với Hà Nội. Hà Nội có lượng mưa lớn nhất vào tháng 8 với khoảng 320 mm; Đà Nẵng có lượng mưa lớn nhất vào tháng 10 với khoảng 630 mm.
Mùa khô: Hà Nội có mùa khô ngắn hơn và diễn ra trong mùa đông - xuân (tháng 11 đến tháng 4), Đà Nẵng có mùa khô kéo dài tới 8 tháng (từ tháng 1 đến tháng 8).
Giải thích:
Trong mùa hạ - thu, Hà Nội có mưa là do ảnh hưởng của gió mùa đông nam và dải hội tụ nội chí tuyến, còn Đà Nẵng vào mùa hạ ít mưa do ở vị trí khuất gió mùa Tây Nam.
về mùa đông, Hà Nội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc với tính chất lạnh và khô nên có lượng mưa nhỏ. Trong mùa thu - đông, Đà Nẵng chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thổi qua biển, cùng với sự ảnh hưởng của dải hội tụ nội chí tuyến, bão,... nôn có lượng mưa lớn.
Nước ta có bốn miền khí hậu:
- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
- Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
- Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Có 3 miền
+ Miền khí hậu phía Bắc: Bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoành Sơn. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định vời thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về nhiệt độ.
+ Miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ: Gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoành Sơn tới Phan Thiết. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên.
+ Miền khí hậu phía Nam: Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.
Các đỉnh núi cao nhất nước ta đều tập trung tại miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Ví dụ Phan-xi-păng 3143 m, Pu Si Lùn 3076 m, Phu Luông 2985 m, Phu Xai Lai Leng 2711 m, Rào Cỏ (2235 m),…
Ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh 2431 m, còn cao nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là Ngọc Linh 2598 m.
Nước ta có hai miền khí hậu:
Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16 o B ) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào, có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.