I. PHẦN TRẮC NGHIỆM I (2,5 điểm)
* Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 bằng cách chọn câu đáp án đúng nhất.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Mùa xuân nho nhỏ)
Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác giả của bài thơ là ai?
A. Thanh Hải B. Viễn Phương
C.Y Phương D. Hữu Thỉnh
Câu 2. Câu nào sau đây khái quát đúng nhất nội dung của đoạn thơ trên?
A. Đoạn thơ miêu tả cảnh mùa xuân của thiên nhiên đất trời tươi sáng, tràn đầy sức sống.
B. Đoạn thơ thể hiện cảm xúc say sưa của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
C. Đoạn thơ thể hiện cảm xúc hân hoan của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
D. Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp tươi mới của mùa xuân trên quê hương, đất nước.
Câu 3. Câu thơ “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước” có sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh B. Hoán dụ
C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 4. Hình ảnh tiêu biểu cho mùa xuân của đất nước trong đoạn thơ là gì?
A. Mùa xuân, lộc B. Người cầm súng, người ra đồng
C. Mùa xuân, người cầm súng D. Đất nước, vì sao
Câu 5. “Lộc” trong đoạn thơ có nghĩa ẩn là gì?
A. Chồi non lộc biếc B. Cành lá ngụy trang
C. Cánh đồng xanh mát D. Sức xuân, sức trẻ
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM II (2,5 điểm)
* Dựa vào những kiến thức đã được học, hãy trả lời các câu hỏi từ 6 đến 10 bằng cách chọn đáp án đúng nhất.
Câu 6. Các bước làm bài văn nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ) được thực hiện theo trình tự nào sau đây?
A. Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
B. Lập dàn ý, phân tích đề, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
C. Viết bài, lập dàn ý, đọc bài và sửa chữa, phân tích đề.
D. Lập dàn ý, viết bài, phân tích đề, đọc lại và sửa chữa.
Câu 7. Từ được gạch chân trong đoạn: “Ông lão bỗng dừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế đươc.” (Kim Lân, Làng) là thành phần gì?
A. Thành phần phụ chú B. Thành phần cảm thán
C. Thành phần gọi – đáp D. Thành phần tình thái
Câu 8. Đề văn “Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” thuộc kiểu bài nào?
A. Nghị luận về một vấn đề tư tương, đạo lí
B. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
C. Nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ)
D. Phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao
Câu 9. Câu nào sau đây có khởi ngữ?
A. – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? (Kim Lân, Làng)
B. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc)
C. Làm khí tượng, ở được cao thế nới là lí tưởng chứ. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
D. – Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 10. Cho đoạn trích: “Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí.” (Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai).
Trong đoạn trích trên, câu (2) liên kết với câu (1) bằng phép liên kết nào sau đây?
A. Phép thế
B. Phép nối
C. Phép lặp
D. Phép dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng