Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Từ "lộc":
- nghĩa gốc: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến.
- nghĩa chuyển: sức sống, sự phát triển của đất nước với nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong những ngày đầu xuân.
b. Hình ảnh người cầm súng được tác giả miêu tả "Lộc giắt đầy trên lưng" là vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá ngụy trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ đất nước, mùa xuân tươi đẹp đó.
Trả lời:
a. Từ "Lộc" vửa có nghĩ đen là cành lá mà người chiến sĩ ngụy trang cho vũ khí để tránh bị quân thù phát hiện, ngoài ra nó còn thể hiện niềm tin vào chiến thắng, sự yêu đời của người chiến sĩ (khi xông pha trận mạc mà vẫn xem thật nhẹ nhàng, không lo sợ, chỉ biết tập trung thật cao vào chiến thắng phía trước).
b. Hình ảnh người cầm súng được tác giả miêu tả "Lộc giắt đầy trên lưng" để chỉ sự lạc quan, niềm tin của người chiến sĩ vào chiến thắng
Trong một bài thơ, nhà thơ Thanh Hải có viết:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)
Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
=>
"Người cầm súng" và "người ra đồng" là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời.
Hình ảnh "người cầm súng" lại đi liền với hình ảnh "lộc giắt đầy quanh lưng" đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận.
Hình ảnh "người ra đồng" được sử dụng kết hợp với hình ảnh "lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thẳm, màu mỡ.
Xác định các từ trong nhan đề bài thơ là thuộc từ loại nào?
=> Từ ghép
Dàn ý chi tiết cho bạn :
1. Mở bài:
- “Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải.
- Hai khổ của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và con người.
2. Thân bài:
- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:
+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.
+ Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.
+ Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước.
+ Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.
+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
=> Mùa xuân của đất nước gắn với hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Từ đó, thi nhân bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước và niềm tin vào tương lai:
+ Tính từ “vất vả” “gian lao”: đúc kết quá khứ, lịch sử dân tộc đầy đau thương, mất mát song cũng rất đáng tự hào. Đó là 4 ngàn năm dựng và giữ nước gian khổ mà hào hùng của cha ông ta.
=> Đoạn thơ bộc lộ lòng biết ơn, tự hào, kiêu hãnh với các thế hệ đã làm nên lịch sử hào hùng của đất nước.
+ So sánh “đất nước như vì sao” gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; gợi niềm tin của tác giả. Đó là niềm tin vào 1 ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước biết bao!
=> Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước.
3. Tổng kết
phần in đậm là phép nối , cảm thán bạn có thể thêm những ý của mình vào dàn bài ,
Refer:
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải được viết năm 1980 đã khắc họa thành công cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất nước.Hình ảnh lộc xuân theo người ra đồng làm đẹp í thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu là 2 nhiệm vụ không thể tách rời.Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.Hình ảnh 'mùa xuân người cầm súng/Lộc giắt đầy trên lưng'làm chúng ta liên tưởng đến những người chiến sĩ ra trận mà mang trên vai những chồi non lộc biếc của dân tộc.Từ"lộc' còn làm cho ta liên tưởng dến hình ảnh người lính ra trận mang theo sức sống của cả dân tộc.Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính sức mạnh ,ý chí để họ diệt quân thù.Hình ảnh"Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ"nói về những người lao động ươm mầm cho sự sống,ươm những hạt mầm non trên những cách đồng quê.Từ "lộc" còn mang sức sống ,sức mạnh cho con người. Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…Nhà thơ đã cảm nhận mùa xuân bằng hai từ láy gợi cảm hối hả là vội vã ,khẩn trương, liên tục không dừng;Xôn xao khiến ta nghĩ đến tiếng âm vang vọng về hòa với nhau xao động.Tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nữ trước tinh thần khẩn trương của mọi người.Mùa xuân đất nước đã được tác giả miêu tả thật tuyệt đẹp.
Thiếu trợ từ nữa em nhé, trong đoạn này chị thấy có đoạn có từ ''là'' chính là trợ từ em nhé!
Hình ảnh lộc xuân theo người ra đồng làm đẹp í thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu là 2 nhiệm vụ không thể tách rời.Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
- Chỉ rõ các điệp ngữ trong đoạn là: mùa xuân, lộc, tất cả.
- Vị trí điệp ngữ: đầu câu.
- Cách điệp ngữ: cách nhau.
- Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động, chiến đấu.
- Hình ảnh “Người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để nguỵ trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. ... Anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó.
Trong câu thơ: " Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên lưng", từ "Lộc" có ý nghĩa:
- Những chồi non, nhành non, cây non trên những cành lá ngụy trang của những người lính- "người cầm súng"
- Biểu tượng cho sự may mắn, khát khao, hi vọng vào chiến thắng, về một ngày mai tươi sáng của đất nước