viết đoạn văn em hãy chứng minh rằng nhân dân'' Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:
Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng..
Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thườrg Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tụi thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Sông núi nước Nam - đã dịch ra tiếng Việt) Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuân thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:
“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xúc ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ”
(Hịch tướng sĩ)
Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:
Những trằn trục trong cơn mộng mị
Chỉ băn khoăn một nỗi bồi hồi.
Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:
Vẫn hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)
Đối với người yêu nước, nhưng dù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lờ bước” thể hiện khí phách của mình:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con.
(Đập đá ở Côn Lôn )
Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Từ ấy - Tô Hữu)
Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyền Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu... những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn của cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứa nước và luôn mang trong tên một quyết lâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cá mạng còn dang dở:
Một canh... hai canh... lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)
Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch đấu tranh chống ngoại xâm - cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này to dân trỏ, già, trai, đều hiến dâng sức lực, trí tuệ của mình cho công cu: đấu tranh giữ nước:
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
Và cũng có biết hao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã là cho kẻ thù khiếp sự... như anh Nguyỗn Vãn Trỗi với chín phút cuối cùng của đ anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hù của mình trước cái chết gần kể (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:
...Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.
(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)
Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:
Chi Lăng bài học thuở xưa
Người đi thì có, người về thì không.
Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt.
Có thế nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.
tham khảo
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Chứng Minh câu nói trên. Là một lời nói vô cùng có ý nghĩa, thể hiện lòng kiên trì chiến đấu của dân tộc ta. Đó chính là sức mạnh làm nên sự thành công. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dan tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc. như Bác Hồ đã nói : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Bài làm MB: Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. LĐ1: Giải thích: Chúng ta có thể hiểu được nghĩa đen của nó một cách đơn giản: “Ăn quả” nghĩa là thưởng thức quả ngon, trái ngọt. Nhớ “kẻ trồng cây” nghĩa là nhớ ơn người đã vun trồng chăm sóc cây. Không chỉ dừng lại ở nghĩa đen bình dị đó, câu thành ngữ còn mang theo cả một giá trị tốt đẹp đó là lòng biết ơn. Từ “Ăn quả” được ẩn dụ cho sự thừa hưởng kế thừa những thành quả, những giá trị vật chất hoặc tinh thần. “Kẻ trồng cây” chính là hình ảnh ẩn dụ cho những người đã cống hiến sức lao động, đã tạo ra những giá trị, những thành quả đó, hay xa hơn là những thế hệ đi trước đã xây dựng tạo nên nền tảng cho thế hệ chúng ta đang kế thừa. LĐ 2: Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây: Thật vậy, bất kỳ thứ gì trên đời này chúng ta sử dụng đều được tạo nên từ sức lao động mà có được, từ bát cơm dẻo thơm, nước uống sạch tinh khiết cho đến quần áo dày dép, xe cộ đi lại, công nghệ thông tin… đều là thành quả của quá trình lao động, nghiên cứu của ông cha ta mà làm nên. Ngay cả khi chúng ta có mặt trên đời đến khi trưởng thành thì chúng ta đã chịu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, công ơn này lớn tựa trời biển. Mỗi một giây phút thanh bình, một cuộc sống ấm no chúng ta đang tận hưởng ngày nay đều do các vị anh hùng dân tộc, các thế hệ đi trước đã ngã xuống để bảo vệ nền hòa bình, an vui lớn của dân tộc. Mặc dù cha ông ta ngày xưa không đòi hỏi chúng ta phải biết ơn những công lao vĩ đại đó, song lòng biết ơn là thước đo giá trị đạo đức, là nhân cách của một con người. Khi chúng ta biết trân trọng những giá trị mà chúng ta đang thừa hưởng, khi biết nhớ về nguồn cội, chúng ta sẽ ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình để sống sẽ có ý nghĩa. Hàng năm đều có những ngày lễ như ngày của cha, ngày của mẹ, ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3, ngày thương binh liệt sĩ 27/7, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11… Nhưng có một điều có thể coi là gần gũi nhất với chúng ta hằng ngày, đôi khi không có nó chúng ta không thể tồn tại. Có thể do nhịp sống quá vội vàng, chúng ta quên đi rằng mỗi người đang tồn tại trên cuộc đời đều đang nhận rất nhiều thứ về mình. Đó là thiên nhiên. Nó đã mang ại rất nhiều lợi ích như: mang đến những tia nắng ấm áp, khí trời trong vắt, những dòng nước mát lạnh và trong lành, những làn gió thoang thoảng,…. Những điều thiên nhiên đã ban cho chúng ta là vô số kể, vì vậy đối với mẹ thiên nhiên chúng ta cũng cần phải thể hiện lòng biết ơn đó là tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Lòng biết ơn này chỉ cần thể hiện bằng những việc làm nhỏ nhất hàng ngày: không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng rác thải nhựa để bảo vệ bầu không khí trong lành, bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng vừa đủ tránh lãng phí, và sử dụng đi đôi với bảo vệ môi trường. LĐ 3: Phản đề: Mặc dù có rất nhiều người có lòng biết ơn đối với những người đã hy sinh cả tính mạng để cho ra đời một cuộc sống thanh bình, yên ổn. Thế nhưng, trong cuộc sống, vẫn không ít người là những kẻ “vô ơn bội nghĩa”, “ăn cháo đá bát”, “ăn quả” mà không nhớ đến người “trồng cây”, “uống nước” mà không nhớ đến “nguồn”. Những kẻ đó được hưởng thụ một cuộc sống ấm no hạnh phúc mà quên đi thành quả của người đi trước đã để lại. Họ đã “bắn vào quá khứ bằng súng lục” thì chắc chắn “tương lai sẽ bắn lại bằng đại bác”. Những kẻ đó đáng bị xã hội lên án và phê phán một cách dữ dội. LĐ 4: Liên hệ bản thân: Ngày xưa vua Thuấn vì có lòng hiếu thảo với đấng sinh thành nên được phong làm Vua của một nước. Ngày nay thời đại mới, chúng ta có thể biết nhiều mối quan hệ xung quanh hơn nữa, nên lòng biết ơn cần được nâng tầm cao hơn nữa chứ không phải dừng lại ở chữ hiếu, nếu ta áp dụng được lòng biết ơn vào cuộc sống hàng ngày thì nhất định chúng ta sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng. Bài học “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc chắn sẽ là một bài học vô cùng quý giá trên con đường của mỗi chúng ta sau này. Bất kể con đường nào, với hành trang ấy, chúng ta sẽ trở thành một con người hoàn thiện hơn về mặt tư tưởng đạo đức và văn minh hơn về mặt ứng xử với mọi người, môi trường xung quanh.
Tham khảo :
Lòng yêu nước nồng nàn (Câu rút gọn chủ ngữ). Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay(Trạng ngữ chỉ thời gian), những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Lòng yêu nước ấy như vật báu của quốc gia, nhưng không vì thế mà chúng ta cất giữ kín đáo.
Tham khảo:
https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=177449818679&q=Vi%E1%BA%BFt%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20v%C4%83n%20ch%E1%BB%A9ng%20minh%20lu%E1%BA%ADn%20%C4%91i%E1%BB%83m%20ch%C3%ADnh%20c%E1%BB%A7a%20b%C3%A0i%20Tinh%20th%E1%BA%A7n%20y%C3%AAu%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20c%E1%BB%A7a%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20ta%3A%20D%C3%A2n%20ta%20c%C3%B3%20m%E1%BB%99t%20l%C3%B2ng%20n%E1%BB%93ng%20n%C3%A0n%20y%C3%AAu%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc.%20%C4%90%C3%B3%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20truy%E1%BB%81n%20th%E1%BB%91ng%20qu%C3%BD%20b%C3%A1u%20c%E1%BB%A7a%20ta
Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu, được xem là tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc nhất trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn. Với câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả. Bởi đó là một công cuộc tốn nhiều sức lực và thời gian, phải có những sự hy sinh nhất định, chính vì thế việc tận hưởng trái ngọt, cũng đồng nghĩa là đang tận hưởng công sức của người trồng, sống có đạo lý thì ắt phải biết ơn. Mở rộng ra thì hình ảnh "ăn quả" và "kẻ trồng cây" là ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ mà ông cha ta dùng để răn dạy con cháu về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời. Sống ở trên đời ngoài biết ơn những bậc sinh thành, những người cho chúng ta lợi ích trực tiếp thì tấm lòng tri ân nguồn cội, tổ tiên cũng vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội cởi mở và có nhiều đổi mới hiện nay, các nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, thì sự nhắc nhở, nâng cao khả năng nhận thức về các đạo lý sống lại càng phải được tăng cường và củng cố trong đời sống nhân dân.
Thật may rằng, những sự tiêu cực và mai một của đạo lý sống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" chỉ hiện hữu trong một số bộ phận con người. Còn lại trong xã hội Việt Nam những truyền thống tốt đẹp này vẫn được gìn giữ và phát huy rất tốt thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa và đời sống thường ngày. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống lễ hội này đã phổ biến đến mức đi vào cả ca dao của dân tộc:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười."
Mục đích chính của lễ hội chính là để tưởng nhớ các vị vua Hùng, người đã sáng lập ra nhà nước Văn Lang, mở đầu cho những trang sử của dân tộc. Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố đổi thay, thế nhưng Lễ hội Đền Hùng vẫn sống và tồn tại bền vững trong nền văn hóa của dân tộc, trở thành Quốc giỗ của dân tộc, là Di sản văn hóa phi vật thể được nhà nước xem trọng, đầu tư giữ gìn và phát triển. Đặc biệt dù là trong những ngày đất nước khó khăn, phải đương đầu với đại dịch Covid 19, thế nhưng hoạt động cúng giỗ vẫn được diễn ra một cách chu đáo và an toàn, chỉ là lược bỏ phần hội để tránh tụ tập đông người. Điều đó rõ ràng đã bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước 18 vị Hùng, dù khó khăn thì vẫn không quên nguồn cội.
Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ, thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài đến gần 120 năm, rất nhiều những thế hệ cha anh đã ngã xuống, hy sinh máu xương để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, giành lại nền hòa bình cho nhân dân, cho con cháu sau này. Để tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm xuống, và những thương bệnh binh chịu nhiều tổn hại sau chiến tranh, cả nước đã chọn ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ. Trong ngày này hàng loạt các hoạt động tri ân đã diễn ra, khắp nơi trên cả nước các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,... Không chỉ vậy tấm lòng biết ơn, tri ân những người có công với tổ quốc còn được biểu hiện thông qua việc đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc. Và khi nhìn thấy những cái tên này, trong lòng mỗi người dân Việt Nam cũng có những sự thành kính, tôn trọng thầm vang trong lòng. Đặc biệt tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học, tiêu biểu nhất là hình ảnh Hồ Chí Minh trong nhiều tác phẩm văn chương của các tác giả như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận,... hoặc hình tượng của các anh hùng dân tộc trong các tác phẩm lịch sử. Ngoài ra một cách tri ân khác cũng thường thấy đó là việc lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.
Biết ơn và tri ân nguồn cội không chỉ dừng lại ở việc biết ơn những người đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà nó còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống. Vào những ngày lễ tết quan trọng, người dân Việt luôn có tục làm mâm cơm thật tươm tất để thắp nhang, cúng bái ông bà tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính trân trọng với cội nguồn gốc rễ. Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp. Tiêu biểu nhất đó là việc học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay việc các các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2. Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" là một trong những lời dạy về đạo lý làm người quan trọng và tối cần nhất mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu Ngày nay những những truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào tiềm thức con người, trở thành một trong những bài học đầu tiên trên đường đời, được nhân dân Việt Nam ghi nhớ và liên tục phát huy trong cuộc sống, đồng thời cũng không quên truyền dạy cho con cái. Là một công dân Việt Nam, chúng ta cũng phải có tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với cội nguồn tổ tiên, với những con người đã làm nên đất nước, lịch sử, truyền thống, và biết ơn những đấng sinh thành, thế mới là trọn đạo làm người.
Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu, được xem là tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc nhất trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn. Với câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả. Bởi đó là một công cuộc tốn nhiều sức lực và thời gian, phải có những sự hy sinh nhất định, chính vì thế việc tận hưởng trái ngọt, cũng đồng nghĩa là đang tận hưởng công sức của người trồng, sống có đạo lý thì ắt phải biết ơn. Mở rộng ra thì hình ảnh "ăn quả" và "kẻ trồng cây" là ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ mà ông cha ta dùng để răn dạy con cháu về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời. Sống ở trên đời ngoài biết ơn những bậc sinh thành, những người cho chúng ta lợi ích trực tiếp thì tấm lòng tri ân nguồn cội, tổ tiên cũng vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội cởi mở và có nhiều đổi mới hiện nay, các nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, thì sự nhắc nhở, nâng cao khả năng nhận thức về các đạo lý sống lại càng phải được tăng cường và củng cố trong đời sống nhân dân.
Thật may rằng, những sự tiêu cực và mai một của đạo lý sống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" chỉ hiện hữu trong một số bộ phận con người. Còn lại trong xã hội Việt Nam những truyền thống tốt đẹp này vẫn được gìn giữ và phát huy rất tốt thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa và đời sống thường ngày. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống lễ hội này đã phổ biến đến mức đi vào cả ca dao của dân tộc:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười."
Mục đích chính của lễ hội chính là để tưởng nhớ các vị vua Hùng, người đã sáng lập ra nhà nước Văn Lang, mở đầu cho những trang sử của dân tộc. Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố đổi thay, thế nhưng Lễ hội Đền Hùng vẫn sống và tồn tại bền vững trong nền văn hóa của dân tộc, trở thành Quốc giỗ của dân tộc, là Di sản văn hóa phi vật thể được nhà nước xem trọng, đầu tư giữ gìn và phát triển. Đặc biệt dù là trong những ngày đất nước khó khăn, phải đương đầu với đại dịch Covid 19, thế nhưng hoạt động cúng giỗ vẫn được diễn ra một cách chu đáo và an toàn, chỉ là lược bỏ phần hội để tránh tụ tập đông người. Điều đó rõ ràng đã bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước 18 vị Hùng, dù khó khăn thì vẫn không quên nguồn cội.
Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ, thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài đến gần 120 năm, rất nhiều những thế hệ cha anh đã ngã xuống, hy sinh máu xương để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, giành lại nền hòa bình cho nhân dân, cho con cháu sau này. Để tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm xuống, và những thương bệnh binh chịu nhiều tổn hại sau chiến tranh, cả nước đã chọn ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ. Trong ngày này hàng loạt các hoạt động tri ân đã diễn ra, khắp nơi trên cả nước các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,... Không chỉ vậy tấm lòng biết ơn, tri ân những người có công với tổ quốc còn được biểu hiện thông qua việc đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc. Và khi nhìn thấy những cái tên này, trong lòng mỗi người dân Việt Nam cũng có những sự thành kính, tôn trọng thầm vang trong lòng. Đặc biệt tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học, tiêu biểu nhất là hình ảnh Hồ Chí Minh trong nhiều tác phẩm văn chương của các tác giả như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận,... hoặc hình tượng của các anh hùng dân tộc trong các tác phẩm lịch sử. Ngoài ra một cách tri ân khác cũng thường thấy đó là việc lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.
Biết ơn và tri ân nguồn cội không chỉ dừng lại ở việc biết ơn những người đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà nó còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống. Vào những ngày lễ tết quan trọng, người dân Việt luôn có tục làm mâm cơm thật tươm tất để thắp nhang, cúng bái ông bà tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính trân trọng với cội nguồn gốc rễ. Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp. Tiêu biểu nhất đó là việc học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay việc các các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2. Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" là một trong những lời dạy về đạo lý làm người quan trọng và tối cần nhất mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu Ngày nay những những truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào tiềm thức con người, trở thành một trong những bài học đầu tiên trên đường đời, được nhân dân Việt Nam ghi nhớ và liên tục phát huy trong cuộc sống, đồng thời cũng không quên truyền dạy cho con cái. Là một công dân Việt Nam, chúng ta cũng phải có tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với cội nguồn tổ tiên, với những con người đã làm nên đất nước, lịch sử, truyền thống, và biết ơn những đấng sinh thành, thế mới là trọn đạo làm người.
Tham khảo:
Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản ánh đạo lí sống của nhân dân Việt Nam. Ví dụ như: Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn. Hay: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh lá, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu… Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.
Ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay.
Lòng biết ơn là biểu hiện của truyền thống coi trọng nghĩa nhân. Lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, lam lũ của người nông dân: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Uống ngụm nước mát lành giữa trưa hè oi bức, lại nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nâng niu một trái chín mọng vừa hái trên cành, chớ quên công lao của kẻ trồng cây.
Tại sao lòng biết ơn lại được nhân dân ta trân trọng đặt lên hàng đầu như vậy ? Bởi vì đó chính là tình cảm thiêng liêng của con người, là cơ sở của mọi hành động tốt đẹp ở đời. Ông bà xưa nay đã dạy: ơn ai một chút chẳng quên… và lòng biết ơn phải được thể hiện qua lời nói, hành động, sự việc cụ thể hằng ngày.
Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có một mối quan hệ vô hình nhưng vô cùng khăng khít giữa các thế hệ với nhau. Người đã khuất dường như luôn có mặt bên cạnh người đang sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên bước đường mưu sinh vất vả. Lớp hậu sinh bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân bằng cách gìn giữ, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ.
Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán,Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc. Đền thờ các vua Hùng trên đất tổ Phong Châu, đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Tây, đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình, đền thờ các vị vua đời Trần có công ba lần đánh tan quân Nguyên Mông ở Nam Định, Quảng Ninh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, đền Bến Dược ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Bình… và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm được nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.
Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, đoàn thể, trường học nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó là biểu hiện sinh động của đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhân dân.
Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống… để nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước tạo dựng nên.
Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lời nhận định này là hoàn toàn có cơ sở và đã được chứng minh qua nhiều thời kì lịch sử của đất nước ta. Tinh thần yêu nước ấy như một ngọn lửa âm ỉ cháy trong mỗi trái tim người con đất Vệt, chỉ trực chờ dịp nào đó để bộc lộ thành hành động một cách mãnh liệt nhất. Thời chiến tranh, máu lửa có lẽ là thời điểm mà ta thấy rõ nhất tinh thần ấy. Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, một quá trình đấu tranh gian khổ đã in dấu biết bao những vị anh hùng, tướng tài như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ,... Đến hai cuộc đấu tranh chống lại những cường quốc bậc nhất của thế kỉ 19,20, ta lại một lần nữa thấy được tình cảm ấy. Những người lính đã ra đi, gác lại đằng sau bao giấc mơ còn dang dở, bao mộng ước ấp ủ để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Họ ra đi với một tinh thần, ý chí bất diệt "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Biết bao nhiêu những người chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, không ngại thân mình để bảo vệ từng tấc đất của chủ quyền thiêng liêng. Đến nay, trong thời bình, lòng yêu nước vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Nhân dân ta luôn hăng say lao động, học tập để cống hiến cho quê hương, góp phần đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Tất cả đủ để thấy tinh thần Việt Nam, dòng máu Việt Nam mạnh mẽ đến nhường nào. Thật là một tinh thần yêu nước vĩ đại
Tham Khảo✔'
Dân tộc ta trải qua hơn nghìn năm phát triển, đã có rất nhiều những truyền thống đáng quý. Trong đó, không thể không nhắc đến truyền thống nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên, được thể hiện qua hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.
Hai câu tục ngữ ấy nói về đạo lý luôn tưởng nhớ và biết ơn nguồn cội của nhân dân ta. Suốt hàng trăm năm nay, đạo lý ấy vẫn luôn thấm nhuần trong tư tưởng, hành xử của người dân ta. Từ khi còn tấm bé, ta đã được học về bài học biết ơn, kính trọng qua các bài hát, câu thơ, bộ phim hoạt hình. Lớn hơn chút nữa, thì qua cả sách vở và thực tiễn. Những bài học ấy, không chỉ dạy ta nhớ ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô. Mà còn cả các chú bộ đội, các y bác sĩ, các cô lao công, các chú bảo vệ, các bác thợ điện… Bởi nhờ có tất cả mọi người, mà ta có điện để dùng, có cơm để ăn, có con đường sạch để đi…
Tinh thần luôn nhớ về nguồn cội ấy, còn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Mà rõ nhất, chính là qua tập tục thờ cúng tổ tiên của nhân dân ta. Vào những ngày rằm, mồng một, cái ngày lễ lớn hay các dịp quan trọng, nhân dân ta đều làm mâm cỗ lớn, thắp nén hương mời ông bà về cùng chung vui. Tập tục ấy thể hiện sự kính trọng, biết ơn và thương nhớ không thôi của con cháu dành cho các thế hệ đi trước. Đồng thời, những ngày lễ, ngày kỉ niệm trong năm cũng góp phần thể hiện truyền thống nhớ ơn tốt đẹp. Đó là ngày tôn vinh các thầy cô, y bác sĩ, thầy thuốc, các thương binh liệt sĩ, các bậc cha mẹ…
Những điều ấy len lỏi vào trong nhịp sống ngày thường. Khiến đạo lý nhớ ơn nguồn cội bất giác trở thành một điều bình thường và hiển nhiên như hơi thở. Trước đây, bây giờ và cho đến mai sau, truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn sẽ vẫn mãi được nhân dân ta giữ gìn và phát huy.