bằng đv TPH khoảng 12 câu, em hãy làm rõ ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ Thanh Hải được thể hiện trong đọn thơ"Ta làm con chim hót.......Dù là khi tóc bạc".Khi viết có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú và khởi ngữ.( gạch chân và chú thích rõ)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Khổ thơ thư tư là niềm xúc động mãnh liệt, sự nghẹn ngào và ước nguyện chân thành tha thiết của nha thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt. Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng. Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá. Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người dân hoặc chưa một lẫn nào gặp Bác. Muốn làm chim hót chính là âm thanh đẹp đẽ, trong lành. Muốn làm đoá hoa để toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ. Muốn làm cây trung hiếu đề giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Điệp từ “muốn làm” biểu cảm trực tiếp và gián tiểp thể hiện tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tự nguyện chân thành của tác giả. Hình ành cây tre xuất hiện khép lại bài thơ một cách khéo léo
- Hình ảnh có tính biểu tượng trong khổ thơ 4, 5:
+ Con chim hót, một cành hoa: nguyện ước muốn sống có ích và được cống hiến
+ Nốt trầm: âm thanh nâng đỡ những âm thanh khác, cống hiến thầm lặng
- Điệp ngữ "ta làm" thể hiện khát khao chân thành được hòa nhập vào cuộc sống, góp phần vào cuộc đời chung, của đất nước
- Cách diễn đạt giản dị, chân thành thông qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc
→Khổ thơ thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của tác giả cho cuộc đời, cho đất nước.
- Qua cách diễn đạt của tác giả, em nghĩ, khi sống và cống hiến hết mình sẽ thấy bản thân và cuộc đời có ý nghĩa, có giá trị
+ Cuộc đời mỗi người chỉ sống một lần, vì thế nên tận dụng quỹ thời gian, sức trẻ để sống ý nghĩa và yêu thương
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Trong khổ thơ, nhà thơ đã nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa, làm một nốt trầm trong bài hát. Cấu tứ của mỗi câu thơ được lặp đi lặp lại, qua đó bộc lộ một ước nguyện giản dị mà chân thành, khiêm nhường. Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp "ta"-"hoa"-"ca". Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước..Động từ "làm"-"nhập" ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích. Chắc hẳn (TPBL tình thái) nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm". Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng "tôi" sang "ta" cũng có ý nghĩa sâu sắc.Khổ thơ chính là khát vọng sống có ích, cống hiến, là ước nguyện, tâm sự của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.
Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nêu ý kiến khái quát của mình về nội dung của hai khổ thơ: ước nguyện sống cao đẹp: khát vọng được cống hiến cho đất nước của nhà thơ.
b. Thân bài (9đ)
- 2 đoạn thơ thể hiện ước muốn tha thiết, cháy bỏng của tác giả được cống hiến cho đất nước, dân tộc. (0.5đ)
- Tác giả cảm nhận được mùa xuân của đất trời và chính mùa xuân đang trỗi dậy trong lòng mình – mùa của sức sống tươi trẻ, của sự cống hiến và hi sinh hết mình. (1đ)
- Những điều nguyện hóa thân của tác giả thật đơn sơ và bình dị, nhỏ nhoi và chân tình: “con chim hót”, “một nhành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến”. Tác giả mong muốn được trở thành con chim hót vang cùng dàn hòa ca, tô điểm rộn rã cho mùa xuân đất nước; mong được làm một nhành hoa gom hương sắc của mình góp vào sắc chung tươi vui, nhiệt huyết rực rỡ của đất trời tươi đẹp. Bình dị là thế, tác giả mong hòa một nốt trầm, lặng lẽ hiến dâng cho đất nước. (2đ)
→ Ước nguyện giản dị, đơn sơ, cao đẹp. (0.5đ)
- Từ đại từ “tôi” ở đầu bài thơ, đến khổ thơ này đã chuyển thành “ta”, thể hiện sự khao khát hòa mình vào bản nhạc chung của mọi người, của đất trời của tác giả. (1đ)
- Nghệ thuật lặp “Ta làm” vừa như lời khẳng định, vừa thể hiện ước muốn thôi thúc khôn nguôi. (1đ)
- Tác giả nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho mùa xuân đất nước, góp mùa xuân nho nhỏ của mình hòa vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Tác giả nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến cả tuổi thanh xuân lẫn khi về già, mong ước ấy mãi luôn cháy bỏng. “Dù là” hiện lên như một lời hứa, nguyện hiến dâng suốt đời cho đất nước, mãi làm một mùa xuân nhỏ góp sắc chung vào mùa xuân lớn của đất nước. (2đ)
- Liên hệ: Được sống trong hòa bình, ta biết trân trọng, biết ơn thành quả của người đi trước đã gây dựng; biết sống có ích, có trách nhiệm với chính mình và với đất nước, quê hương. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
- Đoạn thơ thể hiên ước muốn cống hiến cao đẹp, đầy chân tình của tác giả.
có thể viết theo ý sau :
Hình thức: Đoạn văn khoảng 12 câu theo đúng phép lập luận tổng - phân - hợp, sử dụng và chú thích đúng câu cảm thán, câu phủ định.
- Nội dung: làm nổi bật được các ý sau:
+ Hình ảnh người bà:
./ Bà vừa là cha, vừa là mẹ lại vừa là người thầy. Bà đã thay thế và lấp đầy tất cả.
./Bà nhiều vất vả nhưng giàu tình yêu thương, nhẫn nại, giàu đức hy sinh.
+ Tình cảm của cháu dành cho bà:
./ Cháu còn nhỏ nhưng đã biết thương, biết ơn bà, hiểu những gian khổ, nhọc nhằn đời bà
./ Hai câu thơ cuối như lời trách móc vô cớ chim tu hú, tất cả xuất phát từ tình yêu thương và nỗi nhớ bà.
- Nghệ thuật: Sử dụng liệt kê, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, thiết tha, yếu tố tự sự kết hợp nhuần nhuyễn với biểu cảm.
Tham khảo nha em:
Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong số những tác phẩm mà ông để lại cho bạn đọc thì nổi bật nhất có lẽ là "Mùa xuân nho nhỏ". Thi phẩm đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp mùa xuân của đất nước qua đó bộc lộ tâm niệm, ước nguyện của tác giả. Điều này có lẽ được thể hiện rõ nét qua ba khổ thơ "Ta làm con chim hót ... tóc bạc". Hình ảnh "con chim hót", "một nhành hoa", "một nốt trầm" đều là những hình ảnh nhỏ bé, tượng trưng cho tài năng đức độ của nhà thơ. Bên cạnh đó, chủ thể "tôi" trữ tình ở đầu khổ thơ đã chuyển thành "ta" kết hợp với động từ "làm", "nhập" thể hiện sự hóa thân kì diệu của nhà thơ. Đại từ "ta" chỉ tất cả mọi người trong đó có tác giả. Cái "ta" đã bao trùm lên cả cái "tôi". Cái "ta" là tiếng lòng của tất cả mọi người. Tất cả đều là một ước mơ nho nhỏ, chân tình và không cao siêu, vĩ đại. Đối với bạn đọc, điều này đã làm nên sự gần gũi, khiêm tốn và đáng yêu cho đoạn thơ. Từ ước nguyện hòa nhập, tác giả khát khai dâng hiến chân thành và cảm động: "Một mùa xuân nho nhỏ... Dù là khi tóc bạc". "Mùa xuân nho nhỏ" là hình ảnh ẩn dụ độc đáo biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một lẽ sống cao đẹp của nhà thơ. Nhiều mùa xuân nho nhỏ sẽ làm nên mùa xuân lớn lao của đất nước. Nó biểu hiện quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cá nhân với cái chung. Thanh Hải kín đáo khẽ nhắc chúng ta: mỗi người hãy là một mùa xuân nhỏ để dâng hiện cho đời - đó cũng là nội dung nhan đề của bài thơ. Thật vậy, bài thơ là tiếng lòng của nhà thơ. Thể thơ năm chữ được vận dụng một cách sáng tạo, tạo nên âm điệu của bài thơ. Lời thơ trong sáng, giọng thơ nhẹ nhàng tươi vui sâu lắng. Các hình ảnh chọn lọc, cảm xúc chân thành. Bài thơ đã thức dậy trong em tình yêu quê hương đất nước, yêu mùa xuân, xác định cho mình một lẽ sống đẹp. Sống với lẽ sống "Mình vì mọi người".
Thành phần tình thái: có lẽ
câuMở đầu bằng câu Đoạn thơ trên đã gợi cho tôi những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người
em tưởng đây là câu mở đầu