K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

Phâng biệc chủng tộc aww hả ~

13 tháng 3 2022

Tham khảo:

Đâu là nguyên nhân của não trạng ‘phân biệt chủng tộc’? Có một hiện tượng đáng chú ý là khi một nhóm người bị khinh miệt, chính họ lại có nguy cơ gia tăng lòng phân biệt chủng tộc đối với các nhóm thấp kém hơn, như một cách tự nâng mình lên để giải toả sự ẩn ức. Nhưng nhìn chung, có thể nói nguyên nhân chính yếu khiến người ta dễ khinh thường người khác hay dân tộc khác là vì họ cho rằng mình thông mình hơn, tài giỏi hơn, dân tộc mình tiến bộ hơn, văn minh hơn.

Nhưng liệu thật sự có phải có những dân tộc thông minh thượng đẳng bên cạnh những dân tộc thấp kém trí tuệ? Có lẽ những bước phát triển của công nghệ đã khiến người ta loá mắt, và sự giải thích sai lầm trong quá khứ của thuyết tiến hoá và ngành di truyền học đã gây ra một tâm thức chung rằng những dân tộc nào còn sơ khai về khoa học và công nghệ chính là những dân tộc có gen di truyền kém cỏi hơn về trí tuệ. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử nhân loại ở tầm mức đủ xa và đủ rộng, đến cả trước thời gian xuất hiện chữ viết (cách nay tầm 5000 năm), chắc hẳn chúng ta sẽ có quan niệm khác. Như nhà nghiên cứu nổi tiếng Jared Diamond đã chỉ ra, không hề có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy có sự khác biệt về khả năng trí tuệ ở tầm mức sinh học giữa các dân tộc trên thế giới. Nói cách khác, về cơ bản chẳng có dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào. Sự khác biệt về tiến bộ khoa học kỹ thuật không đến từ yếu tố di truyền chủng tộc, mà từ các điều kiện tự nhiên và diễn trình lịch sử, đúng như nhận xét xác đáng của Jared Diamond trong Súng, vi trùng và thép: “nguyên nhân nằm ở những ngẫu nhiên về địa lý và địa sinh học, cụ thể là sự khác biệt giữa hai lục địa [châu Âu và châu Phi] về diện tích, trục chính, chủng loại cây dại và thú hoang ở đó… Diễn trình lịch sử của mỗi dân tộc một khác, đấy là do những khác biệt giữa môi trường sống của các dân tộc, chứ không phải do những khác biệt sinh học giữa bản thân các dân tộc đó.”

Còn thế nào là văn minh, thế nào là tiến bộ? Tiêu chuẩn văn minh – tiến bộ lại do chính những người, những nước có sức mạnh về quân sự và khoa học kỹ thuật phát triển tự đặt ra. Vì vậy, thước đo căn bản của loại văn minh này chính là những bước tiến về khoa học công nghệ của một nhóm người, vốn kéo theo cấu trúc xã hội và hệ thống luật lệ để vận hành, cùng những gì tích hợp theo nó mà chúng ta có thể gọi chung là ‘văn hoá’. Chắc hẳn rằng cái hệ thống được xây đắp qua bao nhiêu thế kỷ đó có nhiều giá trị xứng đáng được gọi là văn minh. Nhưng liệu rằng những giá trị khác ngoài nó không được gọi là văn minh ư? Nói cho cùng, thước đo cho trí tuệ văn minh và khôn ngoan đích thật của con người phải thể hiện ở ‘chất lượng cuộc sống’, qua những yếu tố căn bản: hiểu biết và hài hoà với thiên nhiên, tương quan tốt lành với tha nhân, phát triển tính tự do và lòng thiện tâm (hay đời sống thiêng liêng nói chung). Xét trên nền tảng này, liệu chúng ta có gì hơn khi so sánh với những sắc dân sơ khai về mặt công nghệ, với những nhóm người có đời sống còn mang tính ‘săn bắt hái lượm’ và có cấu trúc xã hội kiểu bộ lạc? Liệu ta còn dám lớn tiếng tự khen mình là ‘văn minh’, khi nhìn lại sự lệ thuộc của mình vào cấu trúc xã hội hiện đại, vào những lối sống bị kiểm soát bởi công nghệ, những tội ác giết hại giữa con người với nhau, và một môi trường bị huỷ hoại?

22 tháng 10 2018

Đáp án A

27 tháng 1 2017

Đáp án A

22 tháng 2 2016

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Đầu thế kỷ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. Cả hai tập đoàn đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang.

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế  quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

- Duyên cớ: Tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ năm 1912 đến năm 1913 tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ. Ngày 28-6-1914. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo bèn chộp lấy cơ hội đó để gây ra chiến tranh.

=> Như vậy, do quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, giữa các nước đế quốc tồn tại mâu thuẫn không thể điều hoà  được về vấn đề thuộc địa. Điều đó quy định tính tất yếu của cuộc chiến tranh. Còn duyên cớ – sự kiện Thái tử Áo - Hung bị ám sát –  chỉ có tác dụng làm chiến tranh nổ ra sớm hay muộn mà thôi.

18 tháng 8 2019

Đáp án A

8 tháng 11 2018

Đáp án A

26 tháng 3 2019

Đáp án D

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

11 tháng 6 2019

Đáp án D

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

24 tháng 9 2019

Đáp án D

Trên thế giới hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt, nhiều nước đã giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe phát triển rộng khắp, cùng với mức sống cao, phúc lợi xã hội được chú trọng-> con người có điều kiện để tham gia các dịch vụ khám chữa bệnh, bồi dưỡng cơ thể…khiến tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi, tỉ lệ người già ốm yếu giảm đi nhiều, tỉ lệ tử thô giảm mạnh.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp không phải nguyên nhân dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm

11 tháng 3 2017

Đáp án B

Trên thế giới hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt, nhiều nước đã giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe phát triển rộng khắp, cùng với mức sống cao -> con người có điều kiện để tham gia các dịch vụ khám chữa bệnh, bồi dưỡng cơ thể…khiến tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi, tỉ lệ người già ốm yếu giảm đi nhiều, tỉ lệ tử thô giảm mạnh