K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: đọc đoạn thơ sau và thực hiên các yêu cầu                               Cỏ đứng run trong gió                               Mưa thấm lạnh chiều đông                               Cỏ không mang áo ấm                                Đứng run run bên đường                               Tội anh em nhà kiến                                Lạc mẹ hôm bão về\                               Mồi không còn một miếng                   ...
Đọc tiếp

Câu 1: đọc đoạn thơ sau và thực hiên các yêu cầu
                               Cỏ đứng run trong gió
                               Mưa thấm lạnh chiều đông
                               Cỏ không mang áo ấm
                                Đứng run run bên đường

                               Tội anh em nhà kiến
                                Lạc mẹ hôm bão về\
                               Mồi không còn một miếng
                               Một đàn không áo che
a) Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ
b) Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã nhắc đến mùa nào? Viết một câu đơn có sử dụng phó từ nêu ấn tượng của em về mùa đó.
c) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ
d) Nếu chứng kến những người gặp hoàn cảnh đáng thương như kiến và cỏ, em sẽ làm gì để giúp đỡ họ?
giúp mk vs mk đg cần gấp

0
đọc đoạn thơ sau và thực hiên các yêu cầu                               Cỏ đứng run trong gió                               Mưa thấm lạnh chiều đông                               Cỏ không mang áo ấm                                Đứng run run bên đường                               Tội anh em nhà kiến                                Lạc mẹ hôm bão về\                               Mồi không còn một miếng                               Một đàn...
Đọc tiếp

đọc đoạn thơ sau và thực hiên các yêu cầu
                               Cỏ đứng run trong gió
                               Mưa thấm lạnh chiều đông
                               Cỏ không mang áo ấm
                                Đứng run run bên đường

                               Tội anh em nhà kiến
                                Lạc mẹ hôm bão về\
                               Mồi không còn một miếng
                               Một đàn không áo che
a) Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ
b) Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã nhắc đến mùa nào? Viết một câu đơn có sử dụng phó từ nêu ấn tượng của em về mùa đó.
c) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ
d) Nếu chứng kến những người gặp hoàn cảnh đáng thương như kiến và cỏ, em sẽ làm gì để giúp đỡ họ?

2
25 tháng 4 2022

a) Thể thơ 5 chữ.

b)Mùa đông. Mùa đông là mùa rất lạnh.

c)Cỏ đứng run trong gió. Tác dụng: Từ "đứng run" đã biến cỏ thành con người. Ta hình dung cỏ như một con người đang đứng run trước thời tiết lạnh buốt mà không có áo ấm. Cỏ là hình ảnh ẩn dụ của những người gặp hoàn cảnh đáng thương bất hạnh phải chịu thiệt thòi trước thời tiết khắc nghiệt mà thiếu thốn về vật chất. Càng nhấn mạnh cái lạnh của mùa đông đến nỗi "cỏ" cũng phải run.

d) Nếu chứng kiến những người gặp hoàn cảnh đáng thương như kiến và cỏ, em sẽ ủng hộ cho những người gặp hoàn cảnh đáng thương để họ được sống như mọi người khác và kêu gọi, tuyên truyền từ thiện để họ có cái ăn, cái mặc, không còn thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần.

tick mik nha!

 

25 tháng 4 2022

a,Thể thơ:5 chữ

b,Tác giả nhắc đến mùa đông 

c,Chỉ: Cỏ không mang áo ấm
Đứng run run bên đường

TD:

+Làm câu văn thêm sinh động / hấp dẫn cho người đọc

+Miêu tả "cỏ" cũng biết "run run" "mang áo ấm" như con người

+Miêu tả hình ảnh "khổ thân" của "cỏ" vì "không mang áo ấm" trong thời tiết mùa động lạnh gắt

+Làm câu văn trở nên có sự gần gũi

d,

Em sẽ:

-giúp đỡ

-mở rộng tấm lòng để yêu thương họ

-quyên góp đồ ủng hộ những người khó khăn ở vùng bão lũ , vùng núi cao

-...

Câu 1: đọc đoạn thơ sau và thực hiên các yêu cầu                     Cỏ đứng run trong gió                     Mưa thấm lạnh chiều đông                     Cỏ không mang áo ấm                     Đứng run run bên đường                      Tội anh em nhà kiến                      Lạc mẹ hôm bão về                     Mồi không còn một miếng                     Một đàn không áo chea) Xác điịnh thể thơ được sử...
Đọc tiếp

Câu 1: đọc đoạn thơ sau và thực hiên các yêu cầu

                     Cỏ đứng run trong gió

                     Mưa thấm lạnh chiều đông

                     Cỏ không mang áo ấm

                     Đứng run run bên đường

 

                     Tội anh em nhà kiến

                      Lạc mẹ hôm bão về

                     Mồi không còn một miếng

                     Một đàn không áo che

a) Xác điịnh thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ

b) Ở khổ thứ nhất, tác giả đã nhắc đến mùa nào? Viết một câu đơn sử dụng phó từ nêu ấn tượng của em về mùa đó

c) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ

d) Nếu chứng kiến những người gặp hoàn cảnh đáng thương giống như kiến và cỏ, em sẽ làm gì để giúp đỡ họ?

giúp mk với mk đg cần gấp

aiiii nhanhh sẽ tick cho!!

1

a) Thể thơ 4 chữ
b) Tác giả nhắc đến mùa đông
c) Nhân hóa là: " Có không mang áo ấm" ;  "Cỏ đứng run trong gió".

d)Em sẽ mang áo ấm cũ của mình cho cỏ và tìm mẹ cho anh em nhà kiến

3 tháng 4 2021

Khung cảnh mùa xuân đã về và đem tới sự tươi mới cả làn không khí xuân tươi trẻ và khỏe khoắn. Của những mầm non vươn mình, của sự vật thiên nhiên thay đổi xung quanh ta. Mỗi khoảnh khắc của mùa xuân đẹp tuyệt vời biết mấy.

3 tháng 4 2021

Miêu tả khung cảnh mùa xuân đã về và đem tới sự tươi mới cả làn không khí xuân tươi trẻ và khỏe khoắn

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa vào điếu thuốc, rồi lại lồng lộn thổi tiếp. Bác thuỷ thủ kéo lá cờ lên đỉnh cột buồm, gió thổi lá cờ phần phật. Khắp mặt biển vang lên tiếng còi, tiếng chuông, tiếng xích nhổ neo, tiếng reo hò. Gió rộng lớn thổi khắp bầu trời mặt đất, nhưng vẫn không quên quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé. Em bé vừa chạy vừa reo lên: “Gió! Gió! Gió mát quá!”

        “A, tên mình đây rồi! - Cô Gió thầm nghĩ - Mình đã tìm thấy tên rồi!”

Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển. Cô lại cất tiếng hát:
Tôi là ngọn gió
                 Ở khắp mọi nơi
                 Công việc của tôi
                 Không bao giờ nghỉ…
Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao, hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác. Dù không trông thấy cô, người ta nhận ra cô ngay và gọi tên cô: Gió!
                                        (Trích “Cô gió mất tên” – Xuân Quỳnh)
 Câu 1: Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
 Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:
“Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển.”
Câu 3: Tại sao dù không trông thấy cô Gió, người ta vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: “Gió” ?
Câu 4: Qua văn bản đọc hiểu, em hãy rút ra thông điệp cho bản thân. Lí giải.

2

Tham khảo:

Câu 1: Ngôi kể thứ 3

Câu 2:

Nhân hóa: Cô Gió

Liệt kê: ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh về sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của thế giới xung quanh và cho thấy được sứ mệnh, sự gắn bó của gió với mọi sự vật trong đời sống

Tình cảm nâng niu, trân trọng, yêu quý của tác giả dành cho gió, hình ảnh thiên nhiên khoáng đạt, tự do

Câu 3:

Vì hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác

Câu 4:

Bài học, thông điệp cho bản thân em sau khi đọc văn bản đó chính là việc nhận ra giá trị, ý nghĩa của bản thân mình. Dáng hình, giá trị của bản thân ta nằm phần nhiều, tồn tại mãi mãi ở điều ta làm cho người khác, đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người xung quanh ta. Sự mất đi của một cái tên không có nghĩa là ta biến mất hay ta không có giá trị. Mà hơn cả, ta đã cống hiến, ta đã cho đi để tô điểm cuộc đời này. 

7 tháng 4 2022

Tham khảo

Câu 1:Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi kể thứ 3

Câu 2:Biện pháp tu từ trong câu văn là nhân hóa và liệt kê:

Tác dụng:

 Làm cho câu văn nổi bật có sự phong phú, đa dạng của khung cảnh thiên nhiên qua con mắt của tác giả.

Thể hiện được tình cảm yêu quý của tác giả đối với cảnh vật đất trời nơi đây. 

Câu 3:

Vì hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác

Câu 4:

Em rút ra được thông điệp cho bản thân là:

 Dáng hình, giá trị của bản thân ta nằm phần nhiều, tồn tại mãi mãi ở điều ta làm cho người khác, đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người xung quanh ta.

 

HẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:    MÙA THU (1) Gió mùa thu đẹp thêm rằmmẹ ru con gió ru trăng sáng ngờiru con, mẹ hát ầu ơiru trăng gió hát bằng lời cỏ cây(2) Bồng bồng cái ngủ trên taynghe trong gió có gì say lạ lùngnghe như cây lúa đơm bôngchừng như trái bưởi vàng đung đưa cành(3) Thì ra giòng sữa ngực mìnhqua môi con trẻ cất thành men sayhiu hiu cái ngủ trên taygiấc mơ có cánh nhẹ...
Đọc tiếp

HẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

    MÙA THU

 (1) Gió mùa thu đẹp thêm rằm
mẹ ru con gió ru trăng sáng ngời
ru con, mẹ hát ầu ơi
ru trăng gió hát bằng lời cỏ cây

(2) Bồng bồng cái ngủ trên tay
nghe trong gió có gì say lạ lùng
nghe như cây lúa đơm bông
chừng như trái bưởi vàng đung đưa cành

(3) Thì ra giòng sữa ngực mình
qua môi con trẻ cất thành men say
hiu hiu cái ngủ trên tay
giấc mơ có cánh nhẹ bay lên trời

(4) Ru con, mẹ hát ... trăng ơi
con ru cho mẹ bằng hơi thở mình.

(Nguồn: Thơ Nguyễn Duy – Quê nhà ở phía ngôi sao, NXB Thanh Hóa – 2012

Câu 1 (1.0 điểm): Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào? Nêu nội dung bài thơ.

Câu 2(1.0 điểm):  Nêu cách gieo vần ở khổ thơ thứ nhất và cách ngắn nhịp ở khổ thứ 2.

Câu 3 (1.0 điểm). Tìm 1 biện pháp tu từ so sánh ở khổ 2 và cho biết tác dụng  của biện pháp đó với việc thể hiện nội dung bài thơ.

Câu 4 (1.0 điểm). Nội dung của bài thơ khơi gợi ở em tình cảm gì đối với mẹ của mình?

II/ LÀM VĂN : (6 ĐIỂM)

Kể lại một trải nghiệm của  em với người thân trong gia đình.

 

............................................Hết.........................................

 

 

0
Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Tôi yêu Sài Gòn da diết...Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe...
Đọc tiếp

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tôi yêu Sài Gòn da diết...Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm...”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. (1,0 điểm)

b. Tìm 2 từ láy có trong đoạn văn. (0,5 điểm)

c. Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên. (0,5 điểm)

d. Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ về tình cảm đối với một nơi mà mình đã gắn bó. Trình bày trong khoảng 2-3 dòng. (1,0 điểm)

 Câu 2: (2,0 điểm)  Trong việc chống dịch bệnh Covid-19, nhân dân ta đã cùng chung sức đồng lòng hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho người dân vùng dịch hoặc đón đồng bào ta từ nước ngoài về để cách ly....

Em hãy viết một đoạn văn (10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái.

Câu 3: Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. (5,0 điểm )

1
3 tháng 2 2021

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tôi yêu Sài Gòn da diết...Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm...”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. (1,0 điểm)

Văn bản : Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương

b. Tìm 2 từ láy có trong đoạn văn. (0,5 điểm)

Từ láy : da diết, dập dìu, thưa thớt

c. Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên. (0,5 điểm)

Văn bản bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả với Sài Gòn.

d. Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ về tình cảm đối với một nơi mà mình đã gắn bó. Trình bày trong khoảng 2-3 dòng. (1,0 điểm)

Tình yêu quê hương,đất nước là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim của mỗi người.Quê hương mỗi người chỉ có một,vì vậy đó luôn là thứ thiêng liêng nhất. . Những tháng ngày ấu thơ, cho đến khi ta lớn, quê hương, đất nước có một vị trí quan trọng trong mỗi người. Quê hương, đất nước là nơi ta sinh ra, cho ta một mái ấm. Bởi vậy, tình yêu đối với nơi đây quý lắm, đáng trân trọng lắm. Ở đó tồn tại một tình yêu cháy bỏng và mãnh liệt, không bao giờ dập tắt. Khi nhắc đến hai từ Việt Nam,chắc hẳn trong lòng mỗi người dân đất Việt đều dâng lên niềm tự hào mãnh liệt .Đó là một Việt Nam bình dị,thân thuộc ,gần gũi như người mẹ  hiền dịu vậy. Hình ảnh của những làng quê thân quen,lấp ló trong ánh nắng ban mai sẽ chẳng thể nào khiến người con đất Việt quên được .Hình ảnh của những người nông dân lao động cần cù,chịu khó,cần mẫn cũng khiến ta thấy xúc động. Cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời.Để từ đó, yêu thương hóa hành động, thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để vì xã hội, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân tộc này.

 Câu 2: (2,0 điểm)  Trong việc chống dịch bệnh Covid-19, nhân dân ta đã cùng chung sức đồng lòng hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho người dân vùng dịch hoặc đón đồng bào ta từ nước ngoài về để cách ly....

Em hãy viết một đoạn văn (10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái.

    Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

Câu 3: Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. (5,0 điểm )

Dàn bài :

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm xúc của em về bài thơ.

Thân bài 

– Câu thơ mở đầu cho biết về thời gian đã lâu lắm rồi nay bạn mới có dịp đến chơi; qua các từ ngữ xưng hô (bác) cho thấy tình cảm của hai người là sâu nặng và bền chặt.

– Sáu câu thơ tiếp tác giả đã cô’ tình dựng lên một tình huống éo le: không có gì đế tiếp đãi bạn, đến cả miếng trầu cũng không có.

– Câu thơ cuối cùng đã khẳng định: tình bạn chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường.

– Bài thơ với giọng điệu hóm hỉnh nhưng chứa đựng tình bạn đậm đà thắm thiết.

Kết bài: 

Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc về một tình bạn cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bạn dựa trên dàn bài triển khai ý rồi làm nha 

3 tháng 2 2021

Cảm ơn nhiều ạ!

  Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:Em yêu cánh võng đong đưaCánh diều no gió chiều chưa muốn vềĐàn trâu thong thả đường đêChon von lá hát vọng về cỏ lauTrăng lên lốm đốm hạt saoGió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên                 Em đi cuối đất cùng miềnYêu quê yêu đất gắn liền bước chân(Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm) a. Nêu thể loại và nội dung của đoạn thơ trên?                     b. Tìm...
Đọc tiếp

  Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

                 Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân

(Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm)

 

a. Nêu thể loại và nội dung của đoạn thơ trên? 

    

    

    

    

    

b. Tìm một từ đồng nghĩa với từ “yêu” trong bài thơ và đặt câu với từ đó? 

    

    

c. Là một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ thể hiện tình yêu đối với quê hương như thế nào? Hãy diễn đạt bằng đoạn văn từ 3-4 câu văn. 

    

  Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

                 Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân

(Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh   Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

                 Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân

(Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm)

 

a. Nêu thể loại và nội dung của đoạn thơ trên? 

    

    

    

    

    

b. Tìm một từ đồng nghĩa với từ “yêu” trong bài thơ và đặt câu với từ đó? 

    

    

c. Là một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ thể hiện tình yêu đối với quê hương như thế nào? Hãy diễn đạt bằng đoạn văn từ 3-4 câu văn. 

    

    

    

Tâm)

 

a. Nêu thể loại và nội dung của đoạn thơ trên? 

    

    

    

    

    

b. Tìm một từ đồng nghĩa với từ “yêu” trong bài thơ và đặt câu với từ đó? 

    

    

c. Là một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ thể hiện tình yêu đối với quê hương như thế nào? Hãy diễn đạt bằng đoạn văn từ 3-4 câu văn. 

    

    

    

 

    

    

 

0