Viết đoạn văn suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây Và Sóng của Tago
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý:
Mở đoạn:
- Giới thiệu người mẹ của mình.
Thân đoạn:
Làm rõ các ý sau:
- Tả mẹ:
+ dáng người mẹ như thế nào,
+ làn da mái tóc mẹ ra sao,
+ lời nói hành động của mẹ thường ngày như thế nào
-> từ đó nói lên tính cách của mẹ, mẹ là người phụ nữ như thế nào (theo suy nghĩ của mình)
+ điều mà mình thích nhất ở mẹ là gì?
--> Nêu lên cảm xúc, tình cảm mình dành cho mẹ.
- Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm, thời gian xảy ra kỉ niệm của mình với mẹ (ví dụ: một buổi đi bán hàng cùng mẹ)
- Tả bầu trời, khung cảnh lúc đó.
- Kể việc mẹ làm: sắp đồ, bán đồ,....
- Kể việc mình giúp mẹ những gì,....
- Nêu lên suy nghĩ của mình sau khi xong việc:
+ Cảm thấy mệt mỏi,....
- Nêu lên tình cảm dành cho mẹ:
+ Em càng thấy thương mẹ hơn, sẽ cố gắng học hành chăm chỉ sau này cho mẹ cuộc sống vui vẻ hạnh phúc không phải làm việc cực nhọc như vậy.
+ .....
Kết đoạn:
- Khẳng định lại câu chuyện: đó là kỉ niệm sâu sắc nhất đời em,...
- Khẳng định lại tình cảm của mình dành cho mẹ.
- Gửi lờ nhắn nhủ đến mọi người rằng nên yêu thương mẹ như thế nào qua đoạn văn.
Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. Chế Lan Viên đã từng dùng hình ảnh cánh cò trắng bên nôi để khái quát nên quy luật muôn đời của lòng mẹ:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Không giống với cánh cò trong lời ru của mẹ, những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng trong bài “Mây và sóng” của Ta-go lại ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng một cách rất khác, từ lời kể của đứa bé. Người đọc ấn tượng sâu sắc bởi vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc mà Ta-go gửi gắm trong bài thơ ấy.
Ta-go là một người nghệ sĩ đa tài. Ông đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ, có giá trị đến tận bây giờ cho nền nghệ thuật thế giới. Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ và là nhà thơ đầu tiên của Châu Á đoạt giải Nô-ben văn học với tập Thơ Dâng. Hầu hết các tác phẩm đều được chính ông dịch sang tiếng Anh.
Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình, triết lí nồng đượm. Thơ ông sử dụng rất thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, những hình thức liên tưởng so sánh và thủ pháp trùng điệp. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Mây và sóng” của ông.
Bài thơ mở đầu với một tiếng gọi “Mẹ ơi” của em bé và sau đó là lời kể lại cuộc đối thoại giữa em và những người sống trên mây và sóng. Em bé được mây và sóng rủ rê, mời gọi bằng những đề nghị vô cùng hấp dẫn “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” và “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào”.
Tác giả đã thật tinh tế khi mở ra một thế giới mới lạ, hoàn toàn khác so với thế giới thực tại trong mắt của đứa trẻ. Mây và sóng, những cuộc dạo chơi đến “tận cùng trái đất”, đến “rìa biển cả” – những nơi xa xôi và cũng chính vì thế mới gợi lên sự tò mò của em bé. Ta-go còn thấu hiểu tâm lí của một đứa trẻ, khi để cho em bé lưỡng lự, phân vân trước lời đề nghị đầy hấp dẫn của mây và sóng.
Nếu thiếu đi chi tiết này, cuộc đối thoại của em bé sẽ không thực, vì trẻ em ai lại không ham chơi, không muốn khám phá thế giới mới lạ? Thế nhưng điều đã níu chân em, để em quyết tâm từ chối lời mời hấp dẫn ấy là tình mẫu tử. Vì “Mẹ mình đang đợi ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” và “Buổi chiều mẹ mình luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Với em, mẹ còn quan trọng hơn cả những cuộc dạo chơi, khám phá kia. Bởi em đã tự sáng tạo ra được trò chơi của chính mình, có em và có mẹ. Em sẽ là mây, mẹ là trăng, mái nhà là bầu trời xanh thẳm. Em là sóng còn mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, “con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.
Tác giả đã dựng nên một bức tranh thật đẹp với những hình ảnh đầy thơ mộng, là sóng là mây, là trăng, là gió, là bến bờ kì lạ. Những sự vật ấy khiến cho không gian như được mở ra mênh mông, cũng giống như trí tưởng tượng bao la của những đứa trẻ.
Không chỉ dựng nên một bức tranh mộng mơ, bài thơ còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ta-go đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ giàu tính biểu tượng để gợi về tình mẫu tử. Mây, sóng, trăng, bến bờ kì lạ là những sự vật thiên nhiên mang tính vĩnh hằng. Điều ấy cũng có nghĩa, ông đã nâng giá trị của tình mẫu tử lên ngang với tầm vóc của vũ trụ, biến nó trở thành tình cảm thiêng liêng, bất diệt.
Hơn thế nữa, trong trò chơi của đứa trẻ, con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm; con là sóng, mẹ sẽ là bến bờ kì lạ với hành động “hai bàn tay con ôm lấy mẹ”, “con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” đã gợi cho ta niềm hân hoan, vui sướng của đứa trẻ khi được ở cùng mẹ.
Hạnh phúc giản đơn của chúng chỉ là được mẹ nâng niu, ôm ấp trong sự bao dung như cái bến bờ kì lạ mà con sóng lăn vào. Câu thơ cuối đã mang tới cho người đọc nhiều suy ngẫm “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Câu thơ vang lên như một lời khẳng định mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể chia lìa, cũng có nghĩa tình mẫu tử thiêng liêng luôn tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế gian này.
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Em tham khảo nhé:
Trong cuộc đời mỗi người, tình mẫu tử bao giờ cũng gần gũi và thiêng liêng nhất. Tình mẫu tử là tình cảm đầu đời cũa mỗi con người, từ khi được sinh ra, cho đến khi lớn mẹ vẫn luôn nuôi nấng, chăm sóc, nâng đỡ chúng ta. Vẫn nhớ câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên " Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Ôi !Tình cảm ấy thật cao đẹp, mẹ có thể bao dung cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh, mẹ cũng là nơi mà chúng ta dựa vào mỗi khi vấp ngã. Mẹ chính là nguồn động lực để con vững vàng bước đi trên con đường đời dài và đầy khó khăn. Con đã lớn, con không mong gì nhiều con chỉ ước mẹ có thể khỏe mạnh và mãi sống bên con mẹ nhé!
Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con . Tình cảm ấy bền chặt và là tình cảm bao dung theo mỗi chúng ta đến hết cuộc đời . Mẹ là người sinh ra chúng ta , là người nuôi nâng ,dạy dỗ , đặt nền tảng vững chắt cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con . Tình cảm của mẹ thiêng liêng , dịu dàng và vô bờ bến . Mẹ luôn luôn lo lắng cho con , luôn che trở và dõi theo con từng bước đường đời . Trong xã hội có rất nhiều bà mẹ hi sinh cho con thậm chí cả tính mạng cũng vì con . Con cái cũng có bổn phận kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ . Nhưng vẫn còn một số người con chưa hiếu thảo với cha mẹ , không chăm sóc , phụng dưỡng cha mẹ và có thái độ vô ơn , ngược đãi cha mẹ , cần phê phán . Chúng ta phải luôn trân trọng tình mẫu tử , thường xuyên xây dựng , bồi đắp tình cảm mẹ con bằng những việc làm cụ thể . Tình mẫu tử là tình cảm quan trọng , trong cuộc đời mỗi con người . Nó là tình cảm thiêng liêng , cao cả theo con người đến suốt cuộc đời .
Cậu tự tóm tắt hộ mk nha!
Chúc cậu học tốt !
Tham khảo:
Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú nhưng tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng. Khi nói đến tình mẫu tử người ta thường nghĩ ngay đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi người bởi lẽ tình mẫu tử là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời. Từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Đồng thời tình mẫu tử cũng là tình cảm cao cả nhất bởi mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. Vì vậy, cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.
Bài thơ " Mây và Sóng " của Tago quả thực đã mang đến cho bạn đọc bài học sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng cao đẹp trong cuộc sống con người. Mẹ - một tiếng đơn sơ ấy thôi nhưng ý nghĩa vô cùng. Mẹ đã sinh con ra, cho con sự sống, và hơn hết , mẹ còn nuôi dạy con lớn khôn lên người bằng tình cảm yêu thương sâu đậm nhất . Thử hỏi, trên thế gian này,có sự hi sinh nào cao quý bằng sự hi si nh mẹ dành cho con ? 9 tháng mang nặng đẻ đau, ấm ủ từng ngày chờ con trào đời và mở mắt ngắm nhìn thế giới , mẹ thực sự đã mang cả trái tim mình hòa quyện và cảm nhận nhịp thở của con.Thế rồi, khi đã sinh con ra , trách nhiệm của người mẹ không những không vơi đi mà nó càng nặng nề hơn khi mẹ phải gánh thêm trên lưng mình một mối lo cơm áo gạo tiền để lo cho con một cuộc sống đầy đủ nhất . Năm tháng trôi đi, nỗi vất vả của mẹ cứ lớn dần , cùng với đó là một tình yêu thương ngày càng lớn lao và không bao giờ vơi cạn . Mẹ là người luôn quan tâm, yêu thương và lo lắng cho đứa con của mình. Với mẹ con chưa bao giờ là lớn cả . Trong mắt mẹ, con luôn là đứa trẻ bé bỏng cần được vỗ về và yêu thương. Chính vì thế, cả cuộc đời của mẹ luôn hi sinh cho con mà không hề một lời oán tránh. Một đời người, mẹ đã hi sinh hết tất cả cho con, dành cho con những điều tuyệt vời nhất .Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống , là động lực cho cuộc đời đầy vất vả, chông gai của mẹ. Bởi vậy, làm được gì cho con, mẹ sẵn sàng làm hết, miễn sao con luôn vui vẻ và hạnh phúc là mẹ đã yên lòng rồi.Cảm nhận được tình yêu thương và quan tâm của mẹ, mỗi chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm hiếu thảo với cha mẹ. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần cố gắng học tập thật tốt để trở thành những người con ngoan biết vâng lời . Không những vậy, ta cần phải phấn đấu hơn nữa để sau này trở thành những người thành công, có đủ khả năng để chăm sóc và phụng dưỡng thật tốt cho mẹ già. Đó cũng chính là đạo làm con mà mỗi người phải luôn ghi nhớ.