Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Những ngày sung sướng nhất của hai vợ chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm hai vợ chồng chăm chút ….bề ngang vừa đúng ba gang”
. ( SGK/ T.32)
1, Nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích?
2, Cụm từ “Một buổi sáng” đóng vai trò gì trong câu? (xét về các thành phần câu)
3, Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Một hôm đứng đợi chim ăn, người vợ nói:
Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế của nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!
4, Từ hành động đứng nhìn chim ăn, đến lời nói, giúp em hiểu gì về tính cách của hai vợ chồng người em?
Câu 2:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Hôm sau, khi trời mới hửng sáng chồng đã đánh thức vợ dậy để làm việc nhà………………Em ngồi ở chợ và bán hàng”
( sgk/39)
1, Nêu phương thức biểu đạt và nôi dung chính của đoạn trích?
2, Cụm từ “hôm sau” đóng vai trò gì trong câu?
4, Cảm nhận của em về nhân vật công chúa trong câu chuyện?
3, Mục đích của những thử thách mà “người hát rong” đưa ra cho công chúa là gì?
4, Nhân vật “người hát rong” có vai trò gì trong câu chuyện?
Câu 1:
1. PTBĐ: tự sự
Nội dung chính: Tấm lòng nhân hậu của vợi chồng người em và phần thưởng xứng đáng cho vợ chồng người em.
2. Cụm từ đóng vai trò trạng ngữ trong câu.
3. Dấu hai chấm trong câu đóng vai trò báo hiệu sau đó là lời của nhân vật.
4. Từ hành động đứng nhìn chim ăn đến lời nói của nhân vật, ta thấy vợ chồng người em là người rộng lượng, khoan dung, tốt bụng, nhân hậu, từ tốn.
Câu 2:
1. PTBĐ: tự sự
Nội dung chính: Cuộc sống mưu sinh của vợ chồng công chúa và người hát rong sau khi kết hôn.
2. Cụm từ hôm sau đóng vai trò trạng ngữ trong câu.
3. Mục đích của những thử thách mà "người hát rong" đưa ra là để công chúa không còn kiêu căng, chế giễu người khác.
4. Nhân vật "người hát rong" có vai trò để thử thách nhân vật chính, uốn nắn những điều chưa tốt, chưa phù hợp với đạo lí.