K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2022

THAM KHAO

Khiêm tốn là thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Nhất là trong học tập và đời sống, người biết khiêm tốn sẽ nhận được nhiều sự tương trợ, chia sẻ từ người khác, giúp cho bản thân không ngừng tiến bộ, tình cảm với mọi người được khăng khít, bền chặt. Người có đức tính khiêm tốn luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu căng, khoe mẽ, tự cao tự đại không những hiểu biết của bản thân bị cạn hẹp mà còn luôn bị người khác khinh ghét và xa lánh. Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng; sự kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh. Sự kiêu căng có thể làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng vốn có ở con người chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.

Từ xưa đến nay, đức tính giản dị là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Con người giản dị thể hiện qua cách ăn mặc, giao tiếp và tính cách. Nhưng hiện nay, có rất nhiều người xa hoa, lãng phí vì họ có điều kiện ,mà không phải có điều kiện là xa hoa , lãng phí. Theo cách suy nghĩ của tôi, nếu mọi người cứ cầu kì mãi như thế rồi xã hội sẽ đi về đâu??? Đức tính giản dị luôn có trong mỗi con người nhưng họ không biết cách sử dụng nó. Xã hội hiện đại là tốt nhưng sẽ kéo theo những sự đua đòi, ăn chơi.... , vì thế, tôi khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ để có một xã hội văn minh.

14 tháng 3 2022

vậy câu đặc biệt đâu

19 tháng 11 2016

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

  
20 tháng 11 2016

1) Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

4 tháng 4 2022

Em viết đoạn văn theo các ý sau nhé:

Nêu lên vấn đề cần bàn luận (VD: Câu tục ngữ ''Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà học'' để lại nhiều bài học quý giá...)

Giải thích câu tục ngữ? (Em chia câu tục ngữ thành 2 vế rồi giải thích nhé!)

Vai trò của việc chọn đúng bạn để chơi, chọn đúng nơi để học?

Dẫn chứng?

Trái với chọn đúng bạn để chơi, chọn đúng nơi để học?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc họn đúng bạn để chơi, chọn đúng nơi để học?

Kết luận. 

4 tháng 4 2022

Cj cs thể lm 1 đoạn văn đc ko ạ ??

10 tháng 2 2020

Dù đi đến đâu , dù ở một nơi xa xôi nào ngoài tầm trái đất ,  em ko thể quên được đất nước của mình . Cả tiếng mẹ đẻ , và quê hương của mình . Việt Nam đất nước chúngta tuy bé nhưng rất mạnh mẽ và thông minh . Lại rất văn minh , lịch sự . Lịch sử từ đời hùng vương đến bây giờ ko ai mà ko yêu nước cả ! Chỉ có những người dại khờ , và muốn rời xa đất nước ta , chứng tỏ người đó ko yêu nước . Hok tốt ! 

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Thật vậy! (câu đặc biệt) Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

4 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé: 

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Đối với học sinh, một trong những việc quan trọng nhất là học tập...) 

Thân đoạn: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm học tập là gì? 

Vai trò của việc học: 

+ Giúp cho mỗi học sinh có thêm kiến thức văn hóa, xã hội 

+ Có cái nhìn tốt đẹp về cuộc sống, con người 

+ Giúp cho xã hội có nhiều nhân tài, xã hội ngày càng phát triển 

... 

Dẫn chứng:  

Ví dụ: La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã từng nói: ''Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo'' để nói lên vai trò của việc học. 

Mở rộng vấn đề: 

Trái ngược với những người coi trọng việc học? 

Bản thân em đã làm gì để thể hiện vai trò của việc học đối với bản thân? 

Kết đoạn. 

Trình bày một lần nữa vai trò của việc học. 

_mingnguyet.hoc24_ 

23 tháng 3 2019

Tình yêu thương là một trong những thứ tình cảm thieeng liêng nhất. Nó gắn kết tất cả mọi người lại với nhau. Louisa May Alcott  từng nói: "Một trong những điều ngọt ngào về đau khổ và u sầu là chúng cho ta thấy chúng ta được yêu nhiều như thế nào, sự tử tế tồn tại trên đời nhiều như thế nào, và dễ dàng như thế nào để giúp người khác hạnh phúc theo cách họ đã giúp ta khi họ cần tới sự trợ giúp và thấu hiểu." . Điều đó chúng minh rằng tính yêu thương có thể chữa lành mọi trái tim. Yêu thương là khi bạn được bố mẹ quan tâm chăm sóc, yêu thương là khi có người ngồi nghe bạn nói hàng tiếng đồng hồ. Riêng tôi cảm thấy hạnh phúc nhất là khi được thốt lên câu " Bố ơi" đó là lúc tôi cần sự trợ giúp và có bố tôi bên cạnh nó thật hạnh phúc. Ngọt ngào hơn cả là khi bạn nói:" Mưa !" lập tức có người cầm ô đến che cho bạn. Tất cả chỉ có thể là bố. Đối với tôi yêu thương laf thế. CÒn đối với bạn thì sao ?