K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2022

Trang phục học sinh ( cái này tuỳ từng trường nhưng theo trường mình )

+ Mặc áo trắng , có logo của trường

+ Mặc quần tối màu

+ Nữ thì mặc chân váy

15 tháng 2 2022

hằng ngày ăn mặc ngay ngắn :áo đồng phục hằng ngày,quần dài,đeo giày hoặc dép quai hậu hằng ngày, mặt mũi sáng sủa,đầu tóc gọn gàng ko nhuộm tóc hoặc làm tóc xoăn

31 tháng 7 2023

Bạn C

14 tháng 7 2018

Người xưa có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Vẻ bề ngoài của mỗi người cũng phần nào thể hiện tính cách của người đó. Trang phục cũng thể hiện văn hóa của mỗi người. Vậy mà hiện nay, một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Người xưa đã dạy: Y phục xứng kỳ đức, có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh sống riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội, dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp với hoàn cảnh thì cũng trở nên lố bịch, cạch cỡm. Xưa nay, cái đẹp bao giời cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hoà vào cộng đồng. Bởi thế, một nhà nghiên cứu văn hoá đã nói: Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khen tôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện. Thế mới biết, trang phục hợp với văn hoá, hợp với đạo đức thì đó là trang phục đẹp.Thế mà hiện nay có một số bạn đang đua đòi với lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện gia đình mình. Như chúng ta thấy, ở trong trường học, có bạn đã dứt bỏ những chiếc áo đồng phục trắng để mặc vào một chiếc áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng dãy chữ bằng tiếng nước ngoài và sau lưng là hình ảnh diễn viên của một bộ phim đang ăn khách hay một ca sĩ nổi tiếng, điều đó hoàn toàn không phù hợp với tư cách một người học sinh. Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....Có bạn đòi mẹ mua bằng được chiếc quần Jean hàng hiệu đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là những chiếc quần xé gấu, thưng gối, chắp vá đủ màu. Có nhiều bạn hôm nay mốt quần bò rách gối, ngày mai lại mốt áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, ngày kia áo thun, áo thụng... Có những bạn còn là hs lớp 8,9 mà đã đến lớp vs tóc xanh, tóc đỏ, nhuộm, ép đủ kiểu. Các bạn đua đòi chạy theo những mốt thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa mà cứ ngỡ là như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu. Và có lẽ bạn vẫn tưởng rằng sự sành điệu, văn minh ấy sẽ làm cho mình trở thành con người thức thời hơn, hiện đại hơn. Dân gian có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Không phải ai cứ khóac lên mình chiếc áo của thầy tu thì sẽ trở thành thầy tu.Chỉ có cung cách ứng xử mới giúp ta biết đó có phải là thầy tu thật sự hay không. Chắc các bạn vãn còn nhớ lớp kịch “Ông Giuốc danh mặc lễ phục” chứ? Cái ông trưởng giả Giuốc đanh mà lại học đòi làm sang. Ông cứ tưởng chỉ cần khoác lên mình bộ lễ phục quý tộc thì sẽ trở thành người cao quý, còn “cứ bo bo cái kiểu trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do bản chất ngu dốt và mê muội, ông ta đã tự biến mình thành 1 trò hề với bộ lễ phục may hoa ngược và ngắn cũn cỡn. Có vậy mới thấy sự văn minh, sành điệu không đến từ những gì bạn mặc trên người hay mốt này mốt nọ mà đến từ những hiểu biết của bạn, từ cách hành xử của bạn với mọi người xung quanh.Việc chạy theo các một ăn mặc ấy có rất nhiều tác hại. Có những bạn quên cả việc học, suốt ngày chỉ chăm chút cho trang phục của mình, kết quả là học hành sa sút, còn ngoại hình thì không còn là dáng vẻ của một học sinh cấp 2 nữa. Tại hại hơn nữa là sự đua đòi của các bạn ấy còn làm đau đầu cha mẹ, thầy cô. Những mốt quái dị đó đã làm tiêu tốn không ít tiền của bố mẹ, làm cha mẹ buồn phiền. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình. Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi.Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống. Có gì không đẹp khi khoác lên mình những bộ đồng phục tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học? Có gì không văn minh khi khoác lên mình chiếc áo đồng phục xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp? Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Chúng ta phải tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp và nên chọn những trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp ta chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống.Người ta nói “ ăn cho mình, mặc cho người”. Trang phục không có pháp luật nào quy định nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đã là học sinh thì phải chọn trang phục giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với quy định của nhà trường - đó cũng chính là thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn. Tôi hi vọng rằng, mỗi chúng ta đều là một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, đều là những đứa con ngoan, những người trò giỏi. Hãy giữ gìn vẻ đẹp tuổi học trò bằng những tà áo trắng tinh khôi, bằng sự giản dị, thuần khiết, bằng cách xây dựng một môi trường học đường lành mạnh. Tải xuống 188 3/2 trang (2 trang)Tải Xuống188 Lịch sử tải xuống + THÀNH VIÊN THƯỜNG XEM THÊM Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh Đoàn Minh Phương 2 8 188 vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống tác hại cảu việc sử dụng thuốc lá đối với con người đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh Hoàng Hoài An 17 1 11 Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính bằng biện pháp phối hợp chuyển phát nhanh kết quả phiếu lý lịch tư pháp và một số bản sao hộ tịch theo yêu cầu của công dân Tailieuonline24h 4 277 0 Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính bằng biện pháp phối hợp chuyển phát nhanh kết quả phiếu lý lịch tư pháp và một số bản sao hộ tịch theo yêu cầu của công dân Tailieuonline24h 4 255 0 skkn mầm non một số BIỆN PHÁP PHỐI hợp với PHỤ HUYNH học SINH GIUÙP TREÛ học tốt làm QUEN với TOÁN Tài liệu ôn thi 15 202 0 skkn lựa chọn một số bài tập tối ưu chuyên biệt nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa “kiểu ngồi” cho học sinh lớp 8 trường THCS Tài liệu ôn thi 27 278 0 skkn một số biện pháp để dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa cho học sinh lớp 5 Tài liệu ôn thi 38 241 0 SKKN sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp để dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa cho học sinh lớp 5 Công Chúa Avartar 39 241 0 THÔNG TIN TÀI LIỆU Ngày đăng: 27/07/2016, 19:42 Một số bạn đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá dân tộc hoàn cảnh gia đình Em viết văn nghị luận để thuyết phục bạn thay đổi cách ăn mặc cho đắn Người xưa có câu: “Cái tóc góc người” Vẻ bề người phần thể tính cách người Trang phục thể văn hóa người Vậy mà nay, số bạn đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá dân tộc hoàn cảnh gia đình Trang phục cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng kèm trang sức Người xưa dạy: Y phục xứng kỳ đức, có nghĩa ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh sống riêng hoàn cảnh chung cộng đồng hay toàn xã hội, dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp với hoàn cảnh trở nên lố bịch, cạch cỡm Xưa nay, đẹp bao giời đôi với giản dị, phù hợp với môi trường Người có văn hoá, biết ứng xử người biết tự hoà vào cộng đồng Bởi thế, nhà nghiên cứu văn hoá nói: Nếu cô gái khen có quần áo đẹp, mà không khen có óc thông minh chẳng có đáng hãnh diện Thế biết, trang phục hợp với văn hoá, hợp với đạo đức trang phục đẹp Thế mà có số bạn đua đòi với lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện gia đình Như thấy, trường học, có bạn dứt bỏ áo đồng phục trắng để mặc vào áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng dãy chữ tiếng nước sau lưng hình ảnh diễn viên phim ăn khách hay ca sĩ tiếng, điều hoàn toàn không phù hợp với tư cách người học sinh Những áo phông hình thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần đầu lâu, xương người, hay lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm áo "mốt" để khoe bạn bè Có bạn đòi mẹ mua quần Jean hàng hiệu đắt tiền để diện đến trường, lại quần xé gấu, thưng gối, chắp vá đủ màu Có nhiều bạn hôm mốt quần bò rách gối, ngày mai lại mốt áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, ngày áo thun, áo thụng Có bạn hs lớp 8,9 mà đến lớp vs tóc xanh, tóc đỏ, nhuộm, ép đủ kiểu Các bạn đua đòi chạy theo mốt thời trang thị trường tung giống thiêu thân lao đầu vào lửa mà ngỡ làm cho trở thành người văn minh, sành điệu Và có lẽ bạn tưởng sành điệu, văn minh làm cho trở thành người thức thời hơn, đại Dân gian có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu” Không phải khóac lên áo thầy tu trở thành thầy tu.Chỉ có cung cách ứng xử giúp ta biết có phải thầy tu thật hay không Chắc bạn vãn nhớ lớp kịch “Ông Giuốc danh mặc lễ phục” chứ? Cái ông trưởng giả Giuốc đanh mà lại học đòi làm sang Ông tưởng cần khoác lên lễ phục quý tộc trở thành người cao quý, “cứ bo bo kiểu trưởng giả đời gọi ông lớn” Nhưng chất ngu dốt mê muội, ông ta tự biến thành trò với lễ phục may hoa ngược ngắn cũn cỡn Có thấy văn minh, sành điệu không đến từ bạn mặc người hay mốt mốt mà đến từ hiểu biết bạn, từ cách hành xử bạn với người xung quanh Việc chạy theo ăn mặc có nhiều tác hại Có bạn quên việc học, suốt ngày chăm chút cho trang phục mình, kết học hành sa sút, ngoại hình không dáng vẻ học sinh cấp Tại hại đua đòi bạn làm đau đầu cha mẹ, thầy cô Những mốt quái dị làm tiêu tốn không tiền bố mẹ, làm cha mẹ buồn phiền “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn tác hại, điều kiện gia đình k giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có đồng bạc cho sắm quần mua áo, điều k thể chấp nhận đc Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả “cám dỗ” công việc ướt đầm lưng áo ruộng Đó k phải hành động tốt, hành động đua đòi trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình Từ đơn giản việc nhỏ quần áo, khiến số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, với lứa tuổi hoàn cảnh sống Có không đẹp khoác lên đồng phục tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi trường học? Có không văn minh khoác lên áo đồng phục xoá bỏ ngăn cách mặc cảm giàu nghèo học sinh trường, lớp? Trang phục đẹp trang phục đắt tiền, mà phù hợp với lứa tuổi, tính cách người Chúng ta phải tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp nên chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể tính cách riêng người Trang phục trẻ trung, dễ thương giúp ta chống stress, giải tỏa căng thẳng cảm thấy mệt mỏi Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi điều mà học sinh cần quan tâm mức để làm nên đẹp cho sống Người ta nói “ ăn cho mình, mặc cho người” Trang phục pháp luật quy định có quy tắc ngầm phải tuân thủ, văn hoá xã hội Đã học sinh phải chọn trang phục giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với quy định nhà trường - thông điệp muốn gửi tới bạn Tôi hi vọng rằng, tâm hồn sáng, hồn nhiên, đứa ngoan, người trò giỏi Hãy giữ gìn vẻ đẹp tuổi học trò tà áo trắng tinh khôi, giản dị, khiết, cách xây dựng môi trường học đường lành mạnh

14 tháng 7 2018

mk đăng lônj

12 tháng 4 2022

Quần áo hơi rộng, thoải mái, có các đường cắt ngang, có xếp li.

21 tháng 8 2023

 

 Mặt vải bóng, thô, xốp, có độ đàn hồi phù hợp với người có vóc dáng thấp 

13 tháng 5 2022

bớt spam 

13 tháng 5 2022

Tham khảo

gầy cao bạn nên lựa chọn những màu sắc tươi sáng một chút nhé. Áo: Nên lựa chọn những mẫu áo có thể là áo thun, áo kiểu, có dáng dài một chút,

14 tháng 5 2017

Đây chỉ là dàn ý rùi cậu tự biến nó thành văn của cậu nha.haha

MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
_TB:
+ Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực.
+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động
+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt"
+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc
+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó.
+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng.
+ Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái
+ Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình.
+ 1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi
.......
_KB: Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay.

14 tháng 5 2017

cảm ơn nhiều:))

18 tháng 3 2023

An có dáng người thấp và hơi béo thì nên chọn trang phục sau đây : 

1. Áo thun rộng và quần short

2. Quần Jean lưng cao và áo caro kẻ sọc 

3. Váy cạp cao ống xòe

4. Áo sơ mi suông với chân váy ngắn

Chú thích : còn có rất nhiều kiểu cho người thấp và hơi mập , có đến 26 cách phối đồ 

9 tháng 3

mặc quần áo màu tối giúp gầy hơn

12 tháng 11 2021

tham khảo

 

C1 

Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các Vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).

Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng từ năm 208 đến năm 179 tr.CN, nhưng về các mặt vẫn tiếp tục được phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được thời Văn Lang, nhất là trên lĩnh vực quân sự.

Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại.

2.

 Cũng có thể đó là hình những chiến binh đang cầm vũ khí, trên vũ khí lại được cắm lông chim vì chim dường như là vật tổ của cộng đồng người Việt cổ khi đó, hình ảnh này được miêu tả đáng yêu và phổ biến trên trống đồng. Cũng có cảnh đôi trai gái giã gạo, người con trai được miêu tả như mặc khố chứ không phải mặc áp ngày hội. Hình ảnh trang phục còn được thể hiện hết sức sống động và duyên dáng nơi tượng người phụ nữ khắc họa trên cán dao găn thời này: mặc áo chẽn, bó gọn lưng ong, váy dài chấm gót, có nhiều hoa văn đẹp trên váy áo, thắt lưng ngang hông, đầu đội mũ cao, thắt dải ngang trán.

Đối với trang phục thường ngày thời kỳ này không khác biệt nhiều so với trang phục của người dân Văn Lang - Âu Lạc nói chung: Nam mình trần, đóng khố, thân thể, chân tay đều có xăm hình giao long (rồng) và các hình khác. Nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người, phía trong mặc yếm che kín. Hai loại áo này có thể là chui đầu hoặc cài khuy bên trái, trên áo cũng có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng làm cho thân hình tròn lẳn. Đầu và cuối thắt lưng thả xuống phía trước và sau người, tận cùng bằng những tua rủ. Váy bó sát thân với mô típ chấm tròn, những đường gạch chéo song song và hai vòng tròn có chấm ở giữa. Màu sắc thường là màu vàng, đen, đỏ nâu, xám nhạt, vàng nhạt.

Các loại vòng tay, vòng cổ chân và vòng tai bằng đá, bằng đồng cũng là những vật liệu trang sức phổ biến cả ở nam và nữ. Đặc biệt, có những vòng hoa tai bằng đá gắn quả nhạc hay hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy gồm các hạt hình trụ, trái xoan hay hình cầu. Đàn ông đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu cho đỏ môi.

 

3.

- Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp và có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.

- Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Hàng năm, vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, tạo dựng lên Khu Di tích Cổ Loa.

Từ những đặc điểm đã nêu ở trên về vị trí, ý nghĩa của thành Cổ Loa cho thấy đó là một thành cổ ra đời từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên do Thục Phán An Dương Vương khởi dựng. Tích hợp vào Thủ đô Hà Nội bây giờ, Cổ Loa vừa tăng sự lâu đời của đô thị Hà Nội thêm lên hàng nghìn tuổi, vừa bổ sung cho vị trí và vai trò trung tâm, đầu não, phồn thịnh của miền đất Thượng kinh này. Những tính chất đặc trưng một thời vàng son của thành cổ: Kinh thành, quân thành, thị thành cổ đại, cùng với những giá trị của một quá trình rất lâu dài đấu tranh bảo vệ - bảo tồn bản sắc - bản lĩnh của mình đã làm tôn lên giá trị của Cổ Loa và Thăng Long - Hà Nội một ngàn năm tuổi.

2 tháng 11 2022

Trình bày hiểu biết về Hà Nội thời Văn Lang