viết bài văn thuyết minh về lễ hội hoa dã quỳ ở tây nguyên
giúp mik với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Năm nay, hàng ngàn du khách đến tham quan và chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya
Nằm trong khuôn khổ Festival cồng chiêng Tây Nguyên, Lễ hội Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya 2018 là sự kiện văn hóa, du lịch nhằm quảng bá những danh lam thắng cảnh của Gia Lai đến với đông đảo du khách, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Với những du khách thích khám phá thì đây cũng chính là cơ hội để bước lên đỉnh núi Chư Đăng Ya. Mặc dù cung đường khá vất vả với quãng đường khá xa, nhưng hầu hết du khách đến đây đều cố gắng chinh phục ngọn núi với độ cao 975m này.Đây cũng là dịp để du khách tìm hiểu và hòa mình vào không khí truyền thống của các dân tộc bản địa nơi đây.
Riêng với người dân làng Ia Gri (xã Chư Đăng Ya), đây là lúc để bà con quên đi những nhọc nhằn mưu sinh, hòa mình với không khí lễ hội của buôn làng. Anh Rơ Châm Thọ, một người dân ở làng Ia Gri cho biết: “Năm ngoái, Lễ hội tổ chức muộn, hoa tàn gần hết nên buồn lắm. Năm nay, hoa đang độ đẹp nhất, khách đến thích thú, mình cũng thích thú. Mình bán gà nướng, cơm lam của đồng bào mình và nước uống cho những người chinh phục đỉnh núi. Lễ hội giúp gia đình mình có thêm thu nhập nên mình vui lắm…”
[ HT ]
Gợi ý cho em dàn ý chung:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
Em hãy nêu ra các hoạt động trong lễ hội đó:
+ Lễ hội đó diễn ra khi nào?
+ Quy mô của lễ hội?
+ Diễn ra trong bao lâu?
+ Các hoạt động trong lễ hội là gì?
Cảm nhận của em về lễ hội đó?
Bày tỏ tình cảm của em với lễ hội đó?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Tham khảo
Một trong những lễ hội mà tôi đã có dịp chứng kiến là lễ hội đấu vật. Đó là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của quê hương tôi.
Lễ hội đấu vật ở quê tôi thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại sẽ lựa chọn ra năm đô vật mạnh nhất đại diện cho thôn bước vào trận chung kết.
Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật cởi trần, mặc một chiếc quần đùi, tay buộc một chiếc khăn khác màu sắc để phân biệt. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di chuyển trên sàn để thăm do đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng.
Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Hai đô vật đã tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm. Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai… một… Hết giờ!” - đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Lúc đó, chiến thắng sẽ thuộc về đô vật khăn xanh. Mỗi một trận đấu vật đều diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.
Các trận đấu vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi cảm thấy yêu mến và tự hào về những con người của quê hương mình. Họ không chỉ khỏe khoắn, mạnh mẽ mà còn đầy tinh thần thượng võ.
Em tham khảo:
Một cái Tết nữa sắp đến. Trong những ngày này, việc chuẩn bị chào đón năm mới diễn ra náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Học sinh trường tôi cũng tổ chức hội chợ xuân truyền thống trong sân trường.
Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên cảm thấy rất hào hứng.
Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình, thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả. Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường.
Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan. Ai cũng có vẻ mệt nhưng đều rất vui vẻ.
Hội chợ lần này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sầu sắc. Qua hội chợ, tôi biết thêm được nhiều món đồ mà ngày xưa tổ tiên ta đã làm ra và sử dụng. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.
Màu nền, vị trí và định dạng văn bản thống nhất trên mọi trang chiếu.
Nhân ngày 20 - 11 trường em tổ chức cuộc thi cắm hoa. Lan là một cô gái khéo tay nhất trong lớp nên được cô giáo chọn là thành viên cắm hoa để dự thi. Trước khi cắm hoa, Lan mua một chiếc bình nhỏ để cắm hoa cúc xen hoa hồng. Tiếp đó, Lan chọn những bông hoa tươi và đẹp nhất trong vườn. Bạn chọn những bông nhỏ còn nụ để đến khi nộp bài hoa sẽ nở. Sau khi đầy đủ dụng cụ bạn bắt đầu cắm hoa và chỉ trong vòng 10 phút bạn đã hoàn thành xong bài thi của mình. Lọ hoa màu trắng hoa văn được bạn đặt lên bàn. Những bông hoa nhỏ và xinh được cắm xung quanh. Ở giữa nổi bật nhất vẫn là hoa hồng. Những bông hoa hồng đỏ và vàng được xen lẫn với những bông hoa trắng dại trông như tấm áo sặc sỡ màu sắc. Muốn cho đẹp hơn, những bông hoa tím nối tiếp sau những bông hoa hồng khiến cho màu sắc của lọ hoa trở nên tao nhã hơn. Cuối cùng là những chiếc lá dương xỉ cùng với là tóc tiên cắm cung quanh để tạo sự chú ý cho lọ hoa. Trước khi hoàn thành, những óng ánh được rắc lên những cánh hoa để cho những cánh hoa lấp lánh trên sân khấu. Nhìn lọ hoa, lớp nào cũng phải trầm trồ khen ngợi về bình hoa của lớp tôi. Lọ hoa đó cũng chính là lọ hoa mà bạn Lan dành cho cô Ngọc nhân ngày 20 - 11 . Tôi rất thích lọ hoa nhiều màu sắc đó và ước gì mình có thể cắm được lọ hoa đẹp như Lan.
Hướng dẫn cách cắm:
Chúng ta sẽ chọn 3 mùa sắc hoa hồng khác nhau và cấm cho chúng được hướng ra 3 mặt. Lưu ý, cần cắt cành hoa hồng sao cho có độ dài ngắn phù hợp để tạo nên thế cân bằng khi cắm vào bình. Xung quanh ta có thể trang trí với vài chiếc lá trầu bà, lá dương xỉ, hay lá cau... để tạo nên sự hài hòa về màu sắc.
Bài thuyết trình:
Kính thưa quí vị ban giám khảo!
Kính thưa quí thầy cô giáo đồng nghiệp thân mến!
Tôi tên là:..................... Đại diện cho trường: ............... .........
Đến với hội thi: Cắm hoa nghệ thuật chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/20XX, tôi xin phép được trình bày phần thi thuyết trình về ý tưởng cắm hoa của tôi.
Phụ nữ luôn chính là một sự kì diệu nhất của tạo hóa đã ban tặng cho thế giới này. Nếu cuộc sống này thiếu vắng bóng hình người phụ nữ thì cuộc đời sẽ chẳng còn những màu sắc tươi đẹp. Chính vì thế, trong cuộc thi cắm hoa lần này, chủ đề mà tôi muốn gửi gắm và chia sẻ, đó chính là "Sắc màu phụ nữ" thông qua hình ảnh của những sắc hồng tươi thắm nhất.
Nhìn tổng thể, ta có thể thấy được sự nổi bật của bình hoa đến từ những màu sắc của hoa hồng: đỏ có, vàng có, hồng có. Chúng hướng về 3 phía và mỗi một sắc hồng cũng mang một ý nghĩa rất riêng. Màu hoa hồng đỏ, tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt của người phụ nữ, màu hoa hồng vàng lại tượng trưng cho sự ghen tuông, màu hồng lại tượng trưng cho sự dịu dàng đằm thắm. Đó cũng chính là những sắc màu của người phụ nữ.
Phụ nữ mang một vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm. Trong tình yêu và cuộc sống, họ có thể hi sinh tất cả để mang lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh. Tuy là có đôi chút ghen tuông, nhưng điều đó chỉ làm nổi bật hơn nét đẹp riêng biệt của người phụ nữ.
Dù phải trải qua biết bao sương gió, mưa sa, bão táp, nắng gắt,... thì những bông hoa ấy vẫn vươn cao đón lấy ánh nắng mặt trời rực rỡ, luôn khoe sắc và tỏa ngát hương thơm, làm đẹp cho đời. Và phải chăng chính vì thế mà có người từng nói rằng : “Dù ta đặt phụ nữ vào vị trí nào đi chăng nữa thì họ vẫn làm đẹp cho xã hội. Họ chính là kho báu của cuộc đời.”
Vâng, tôi xin cảm ơn Ban Giám Khảo, quí thầy cô giáo, cùng toàn thể các giáo viên đồng nghiệp đã lắng nghe bài thuyết trình ý tưởng cắm hoa nghệ thuật của tôi, một lần nữa xin chúc sức khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp...
Trân trọng cảm ơn và kính chào!
Dell ai quan tâm
;-;, thế thì kệ bn