K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2022

em tk:

Bài thơ "Nhớ rừng'' được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập "May vần thơ" xuất bản năm 1935. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm" càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "nhục nhằn tù hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế bị xuống cấp:"Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,Với cặp báo chuồng bên vô tự lự".Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ."Tình thương nỗi nhớm' sống mãi, chẳng bao giờ quên. Nhớ "thuở tung hoành...", "nhớ cành sơn lâm bóng cả cây già". Nhớ khúc nhạc rừng hùng tráng dữ dội. Chữ " nhớ" chữ "với" và cách ngắt nhịp (4-2-2, 5-5, 4-2-2...) biến hoá, cân xứng đã làm dội lên nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào, nhớ da diết. Sự phong phú về nhạc điệu đã khắc họa đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của một nhân vật phi thường từng có một quá khứ oanh liệt. Một tấm thán "như sóng cuộn nhịp nhàng". Một bước chân cao sang đầy uy lực ''dõng dạc, đường hoàng". Một cặp "mắt thần" và khi "đã quắc"; "mọi vật đều im hơi". Một sức mạnh của uy quyền bất khả xâm phạm.

10 tháng 2 2022

refer

Thế Lữ được coi Ɩà cây bút tiêu biểu nhất c̠ủa̠ phong trào thơ mới.Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính Ɩà bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây Ɩà một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi c̠ủa̠ thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư c̠ủa̠ con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường.Có thể thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối c̠ủa̠ chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên .Tác giả đã sử dụng đại từ ta” ta nằm dài” đầy kiêu hãnh c̠ủa̠ vị chúa tể .Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực.Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.

1 tháng 2 2021

Bài thơ "Nhớ rừng'' được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập "May vần thơ" xuất bản năm 1935. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.

Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm" càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "nhục nhằn tù hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế bị xuống cấp:

"Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,Với cặp báo chuồng bên vô tự lự".

Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than".

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ.

"Tình thương nỗi nhớm' sống mãi, chẳng bao giờ quên. Nhớ "thuở tung hoành...", "nhớ cành sơn lâm bóng cả cây già". Nhớ khúc nhạc rừng hùng tráng dữ dội. Chữ " nhớ" chữ "với" và cách ngắt nhịp (4-2-2, 5-5, 4-2-2...) biến hoá, cân

xứng đã làm dội lên nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào, nhớ da diết. Sự phong phú về nhạc điệu đã khắc họa đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của một nhân vật phi thường từng có một quá khứ oanh liệt. Một tấm thán "như sóng cuộn nhịp nhàng". Một bước chân cao sang đầy uy lực ''dõng dạc, đường hoàng". Một cặp "mắt thần" và khi "đã quắc"; "mọi vật đều im hơi". Một sức mạnh của uy quyền bất khả xâm phạm.

20 tháng 1 2022

Thế Lữ được coi Ɩà  cây bút tiêu biểu nhất c̠ủa̠ phong trào thơ mới.Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính Ɩà bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây Ɩà một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi c̠ủa̠ thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư c̠ủa̠ con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường.Có thể thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối  c̠ủa̠ chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên .Tác giả đã sử dụng đại từ ta” ta nằm dài” đầy kiêu hãnh c̠ủa̠ vị chúa tể .Sự ngao  ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực.Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.

2 tháng 2 2023

Đưa khổ thơ luôn khi đăng câu hỏi nhé.

7 tháng 8 2021

Tham khảo

Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú được tác giả gợi dẫn về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy (câu bị động). Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

8 tháng 1 2023

Bạn tham khảo nhé !

Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái "nhỏ" ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên.

 

 

24 tháng 1 2022

Tham Khảo

Bức tranh tứ bình trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ thật lộng lẫy. Bức tranh thứ nhất hiện lên trong hồi tưởng, hoài niệm mà lung linh sống động, hư thực viô nó được hồi tưởng trong luyến tiếc đắm say và khát khao.Có biết bao đêm trăng vàng như thế đi qua đời hổ nhưng chúa sơn lâm lại nhớ nhất đêm bên bờ suối, hổ say mồi chỉ là bản năng của loài thú nhưng chúa sơn lâm còn sau đắm cả đêm trăng vàng,say vì uống ánh trăng tan,ở đây hổ hiện lên như một thi sĩ biết đắm say, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, cách gọi"đêm vàng" làm cho đêm trăng trở nên lung linh, huyền ảo hơn và giờ đây trở nên quý giá vô ngần trong hoài niệm bì đó chính là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh thứ 2,mưa ngàn được miêu tả thật dữ dội,mưa mịt mù, rung chuyển cả núi rừng có thể kèm theo cả sấm chớp làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Trong hoàn cảnh ấy, chúa sơn lâm ko mảy may trước uy lực của trời đất, cái vẻ"lặng ngắm" chứa đựng cả 1 sức mạnh chế ngự, 1 bản lĩnh vững vàng ko gì lay chuyển được. Câu thơ gợi 1 chút thích thú về sự sở hữu một giang sơn to lớn đang từng ngày thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình,hổ như nhà hiền triết biết suy ngẫm, hưởng thụ. Sau bức tranh âm u dữ dội của những ngày mưa là bức tranh tươi sáng tưng bừng của bình minh,hổ hiện ra trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễn nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên, một cách sinh hoạt rất riêng:đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng sao,ngày mưa rung chuyển thì hổ lại ngắm giang sơn đổi mới, lúc vạn vật thức dậy cùng mặt trời,xây xanh nắng gội thì hổ vẫn ngủ,hổ hoạt động theo cách riêng của mình,của chúa sơn lâm muốn gì được đấy.Ông chúa này có thể chi phối chế ngự kẻ khác chứ ko để kẻ khác chế ngự mình, giấc ngủ của hổ thật đặc biệt âm thanh cảnh vật ngoài kia chỉ có thể tô điểm cho giấc ngủ của ông thêm đẹp mà thôi.Bức tranh cuối cùng là cảnh ghê gớm nhất, đẹp một cách dữ dội mà hùng tráng nhất, đó là bức tranh sơn mài rực rỡ trong gam màu đỏ:đỏ của màu máu lênh láng, đỏ của ánh mặt trời gay gắt. Đó lại là cảnh sau rừng vắng vẻ,bí hiểm, rùng rợn,cách nói"đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là cách nói giàu hình ảnh vầng thái dương của vũ trụ chỉ là mảnh bé nhỏ , dưới con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm hổ đợi mặt trời xuống núi để có thể hoàn toàn chế ngự cả thiên nhiên. Bốn bức tranh ấy cùng vẽ 1 con hổ nhưng với phông cảnh và tư thế khác nhau:1thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền,1 nhà hiền triết lặng lẽ say ngắm giang sơn, 1 lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu,1 bạo chúa ngạo mạn với mặt trời.

24 tháng 1 2022

Tham khảo

Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau. Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy bi tráng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc này cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, đó là vẻ đẹp dũng mãnh hay chỉ là vẻ đẹp oai hùng, cao sang của một vị chúa tể trong rừng sâu mà nhà thơ muốn diễn tả? (Câu hỏi tu từ)