viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về thái độ cần có của giới trẻ ngày nay trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo Việt Nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Qua đoạn thơ trong bài “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến, em nhận thấy tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang cỏ những diễn biến phức tạp đe doạ trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
+ Nêu một số vai trò của Biển đảo Việt Nam (trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) với nhiều tiềm năng về tài nguyên thiện và vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng ... Từ thuở cha ông dựng nước biển đảo đã là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, đã được quốc tế công nhận theo Luật biển 1982 ...
- Tuy nhiên, những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam như: tấn công các tàu cá Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang nhiên xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa ... Những hành động của phía Trung Quốc hoàn toàn trải công trớc luật biển, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam.
- Trách nhiệm và hành động của tuổi trẻ là phải giữ gìn toàn vẹn biển đảo quê hương bằng những việc làm cụ thể sau:
+ Trang bị cho mình đầy đủ nhận thức và hiểu biết về tình hình biển Đông và cương quyết đấu tranh bằng biện pháp hoà bình.
+ Tích cực hưởng ứng các phong trào hướng về Biển đảo quê hương, hướng về Trường Sa, Hoàng Sa như : sẵn sàng ủng hộ, đóng góp công sức nhỏ bé của mình với biển đảo quê hương, luôn trân trọng, biết ơn thăm hỏi động viên những người lính, người dân đã luôn ngày đêm giữ đảo.
+ Tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện truyền thông, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời lên án và đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay góp lửa giữ vững biển đảo.
+ Không ngừng học tập, trau dồi tri thức, kỹ năng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện sức khỏe ... tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh; sẵn sàng tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn toàn vẹn biển đảo quê hương.
* Yêu cầu về hình thức kỹ năng:
- Viết đúng bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ
- Diễn đạt, lập luận mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả,
- Bố cục đủ các phần của bài văn nghị văn học.
* Sáng tạo độc đáo trong việc tổ chức bài làm; cảm xúc tự nhiên, chân thành gây ấn tượng mạnh; biết vận dụng so sánh đối chiếu một cách linh hoạt với các văn bản cùng đề tài..
Tham khảo nha em:
Hiện nay, vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam chính là một trong những vấn đề nhạy cảm, mang tính thời sự, chính trị quốc gia. Theo như thời sự báo đài đưa tin, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam: kẻ đường lưỡi bò, đặt giàn khoan tùy tiện hay đưa tàu thuyền vào biển VN. Dưới nỗ lực đàm phán và giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phía VN đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động như vậy vì nó là vi phạm công ước quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng đưa ra được những bằng chứng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai hòn đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hơn nữa, các quốc gia bạn bè cũng lên tiếng về hành động vi phạm chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc. Về phía nhân dân, cả nước VN chung lòng thống nhất hướng về biển đảo, hướng về với lòng biết ơn những người lính hải đảo đang hy sinh thầm lặng từng ngày bảo vệ chủ quyền đất nước. Tuy nhiên, có 1 bộ phận nhỏ người dân thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu kích động, xúi giục gây nên bạo loạn ở 1 số vùng. Có thể nói, đây chính là vấn đề nhạy cảm của quốc gia nên theo em, đối với vấn đề biển đảo VN, người dân cần có tinh thần cảnh giác trước các đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở chính trị của VN mà phản động, người dân cần đoàn kết chung lòng yêu nước bằng tinh thần yêu nước sáng suốt, trong sạch. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền để tình yêu biển đảo được thấm nhuần trong tư tưởng của biết bao thế hệ trẻ. Tóm lại, vấn đề chủ quyền biển đảo của VN chính là một trong những vấn đề mà nhà nước cần đấu tranh về lâu, về dài và cần sự đoàn kết của nhân dân VN.
tk
Hiện nay, vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam chính là một trong những vấn đề nhạy cảm, mang tính thời sự, chính trị quốc gia. Theo như thời sự báo đài đưa tin, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam: kẻ đường lưỡi bò, đặt giàn khoan tùy tiện hay đưa tàu thuyền vào biển VN. Dưới nỗ lực đàm phán và giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phía VN đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động như vậy vì nó là vi phạm công ước quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng đưa ra được những bằng chứng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai hòn đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hơn nữa, các quốc gia bạn bè cũng lên tiếng về hành động vi phạm chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc. Về phía nhân dân, cả nước VN chung lòng thống nhất hướng về biển đảo, hướng về với lòng biết ơn những người lính hải đảo đang hy sinh thầm lặng từng ngày bảo vệ chủ quyền đất nước. Tuy nhiên, có 1 bộ phận nhỏ người dân thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu kích động, xúi giục gây nên bạo loạn ở 1 số vùng. Có thể nói, đây chính là vấn đề nhạy cảm của quốc gia nên theo em, đối với vấn đề biển đảo VN, người dân cần có tinh thần cảnh giác trước các đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở chính trị của VN mà phản động, người dân cần đoàn kết chung lòng yêu nước bằng tinh thần yêu nước sáng suốt, trong sạch. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền để tình yêu biển đảo được thấm nhuần trong tư tưởng của biết bao thế hệ trẻ. Tóm lại, vấn đề chủ quyền biển đảo của VN chính là một trong những vấn đề mà nhà nước cần đấu tranh về lâu, về dài và cần sự đoàn kết của nhân dân VN.
Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻNhững từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hộiChủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.
Tết Trung Thu (Hán Nôm: 中秋節) theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Trung Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
* Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
* Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
Làm đồ chơi Trung Thu
Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước
Múa lân
Múa lân trong Tết Trung Thu
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15.
Bày cỗ
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Bày cỗ
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Hát trống quân
Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.
Tham khảo: Tuyên bố của Bộ ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/3/1988 (đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 15/3/1988)
Sáng ngày 14/3/1988, các tàu chiến của Trung Quốc đang hoạt động trái phép trên vùng biển quần đảo Trường Sa đã ngang nhiên nổ súng vào hai tàu vận tải của Việt Nam đang hoạt động bình thường ở bãi đá ngầm Gạc ma thuộc khu đảo Sinh Tồn. Tàu của ta đã buộc phải nổ súng để tự vệ. Trong khi đó họ lại đổi trắng thay đen vu cáo tàu của Việt Nam khiêu khích vũ trang tàu chiến của Trung Quốc.
Mọi người đều biết từ tháng 1/1988 đến nay, Trung Quốc đã không ngừng cho nhiều tàu chiến xâm nhập và khiêu khích quân sự ở các bãi đá ngầm Chữ Thập, Châu Viên và một số bãi đá ngầm khác ở khu vực đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bất chấp sự phản đối của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự lo ngại của dư luận trên thế giới, trước hết là của các nước Đông Nam Á, hành động trắng trợn nói trên bộc lộ rõ dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng an ninh của Việt Nam, phá hoại hòa bình ổn định và xu thế đối thoại ở Đông Nam Á, thực hiện mưu đồ bành trướng ở Biển Đông.
Nhân dân và chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vô cùng phẫn nộ và kiên quyết lên án hành động khiêu khích quân sự của nhà cầm quyền Trung Quốc. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhà cầm quyền Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hành động khiêu khích quân sự, rút ngay các tàu chiến của họ ra khỏi vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hậu quả do hành động khiêu khích quân sự của họ gây ra.
Tham khảo
Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.
TK:
Là con người Việt Nam, đã chứng kiến trang sử ngàn năm đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ bờ cõi Tổ quốc, độc lập, có những nền văn hóa, truyền thống không giống các nước láng giềng. Đó là vì những sự hi sinh xương máu, giành độc lập của biết bao anh hùng, chiến sĩ, cha ông ta để tô thắm màu cờ, nhắc nhở chúng ta rằng dù có thời bình, chúng ta phải quyết liệt bảo vệ lãnh thổ, giang sơn, bờ cõi. Những câu nói, dẫn chứng ấy đã chắc nịch tuyên bố rằng: :"chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam ta, từ đời Vua Hùng, Âu Lạc cho đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung,..đến thời lịch sử chống đế quốc cao cả thiêng liêng, đưa cả dân tộc Việt Nam bước ra ải đày thuộc địa, nô lệ, mà cái tên thiêng liêng Hồ Chí Minh mà con cháu đời sau luôn ghi nhớ. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên- Sông núi nước Nam cũng hùng hồn khẳng định chân lí ở 2 câu thơ đầu:
" Sông núi nước Nam vua Nam ở "
" Rành rành định rõ ở sách trời "
Ngày nay, Việt Nam ta đang trên quan hệ rất tốt với nhiều qg trên thế giới, tất cả những xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải, chúng ta đều nhẹ nhàng bỏ qua, ko dùng vũ lực như các nước phương Tây mà đều kêu gọi, yêu cầu bằng công việc ngoại giao, nhắc nhở. Đó là sự khôn khéo, sắc sảo mà Việt Nam dùng từ xưa đến nay để thu phục những kẻ hiếu chiến. Vấn đề nóng nhất từ trước đến nay vẫn là việc xâm phạm lãnh hải trên biển Đông, khu vực biển hợp pháp cảu nước ta. Cá nhân em thấy rất phẫn nộ về việc này. Là học sinh, em sẽ học thật giỏi, biết yêu quê hương đất nước nhiều hơn và có quyền tự hào về trang sử của dân tộc mình, có thể mở một buổi ngoại khóa về luận biện, phản biện, về chủ quyền, lãnh thổ và về lòng yêu nước....Những việc làm nhỏ như vậy cũng có thể truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khác. Chúng em là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, sẽ hứa ko phụ sức thầy cô cha mẹ và quê hương để phát triển xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Em tham khảo:
Giữ gìn chủ quyền biển đảo là trách nhiệm cuả giới trẻ ngày nay. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông. Thanh niên cần hưởng ứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng, thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn ”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.