Bố cục của một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân có mấy phần? Đó là phần nào?
MN GIUP MNH VOI NHA!TT
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO
Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tôi nhớ nhất có một lần…..
Đó là buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi:
– Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho?
Bé Nhi nói:
– Anh biết không! Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện được.
Nghe nó nói tôi khựng lại, lòng chợt buồn theo. Thương nó, tôi cùng nó đi hái những lá tre nghẹ thật to để gập thuyền lá thả trôi sông. Nhưng con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói:
– Đấy! Gia đình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi được, chỉ có thể chìm thôi!
Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vớt chiếc thuyền lên. Tôi nhẹ vỗ vai và bảo nó:
– Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thoả thích trên sông.
Sau hôm đó, bố mẹ nó hoà giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả. Nhưng chiếc thuyền đã không còn thả được. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sông….
tham khảo
trong kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ cho về quê chơi. Tôi muốn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đó của mình cho mọi người cùng nghe.
Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi cùng với bài đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới,hít thở không khí trong lành. được thưởng thức bữa cơm ngon lành mà bà đun . chan chứa biết bao tình yêu thương của bà.thỉnh thoảng được đi chơi cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, chơi trốn tìm. đó lànhững trải nghiệm rất mới mẻ.Nhưng trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi không chỉ có vậy. Tôi còn nhớ, chiều hôm đó, chúng tôi rủ nhau ra bờ sông chơi. Tôi cùng bạn hàng xóm - emcủa tôi thì ngồi câu cá. Mấy bạn khác lại rủ nhau xuống sông thi đấu bơi lội với nhau. Cuộc thi đấu diễn ra rất sôi nổi. Tôi ngồi câu cá với em nhưng vẫn nghĩ về trận đấu cách đó không xa. Cuối cùng, tôi quyết định tham gia cùng nhóm bạn. Cả nhóm đồng ý ngay.
trọng tài của cuộc thi hô to để bắt đầu hiệp đấu. Tôi và các bạn sẽ thi đấu với nhau. Trong tư thế chuẩn bị, chúng đã nhanh chóng vào cuộc đua. bạn đưa mắt nhìn tôi đầy thách thức. Trước đó, cậu đã thắng được phần lớn những người tham gia thi đấu. Nên cậu tự tin có thể đánh bại tôi. Còn tôi thì tự tin mình có thể giành chiến thắng. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp khúc sông. Chúng tôi là những đối thủ ngang sức, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. tự nhiên bạn ấy bơi chậm lại tụt lùi phía sau. Có tiếng hoảng hốt kêu lên: “chắc bạn ấy bị chuột rút rồi”. Mọi người ở trên bờ rất lo lắng Cuộc thi đã kết thúc và trở thành một tiết mục cứu người . Khi tôi đưa bạn ấy lên bờ, mọi người vỗ tay khen ngợi. . Riêng bạn ấy đã nói cảm ơn với tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy vui hơn cả việc giành được chiến thắng.
Đây là một kỉ niệm thật đáng nhớ mà tôi được chứng kiến đã giúp cho tôi nhận ra bài học to lớn về tình bạn. Tôi sẽ còn nhớ mãi kỉ niệm này như một kí ức đẹp trong cuộc đời.
bài: trong 1 văn bản thường có 3 phần đó là mở bài, thân bài và kết bài.
Bố cục trong văn phải gồm đầy đủ 3 phần trong đó mỗi phần nêu những ý chính của bài.
- Bài 1 :
+ Bố cục là sự sắp đặt nội dung các phần trong đoạn văn (văn bản) theo một trình tự, một hệ thống lành mạch và hợp lí.
+ 1 văn bản thường được xây dựng theo bố cục gồm 3 phần : Mở bài, thân bài và kết bài.
- Bài 2 :
+ Đó là câu chuyện của bạn Nguyễn Thị Nga. Bạn là học sinh khá ở lớp em, tuy thành tinh học tập không cao lắm nhưng bạn có ý trí cao hơn người, bạn trung thật, hay giúp đỡ các bạn học yếu hơn mình. Em nhớ hôm đó, bạn đi học về, ra đến ngoài thấy một bà cụ ngồi ở một góc cây. Nga liền chạy đến và hỏi bà có làm sao không ? Bà có cần giúp đỡ không ? . Hỏi một lúc thì Nga biết bà đang bị bệnh, không có tiền mua thuốc. Con cháu thì bỏ rơi, không ai nhận nuôi bà. Nhìn vào túi, còn vẻn vẹn 10 nghìn mà bạn đã dành dụm suốt 1 tuần qua. Nga bèn dắt tay bà ra tiệm thuốc và mua thuốc cho bà. Hình ảnh đó của Nga thật cao cả, không có bạn nào có thể làm được như thế. Đó là câu chuyện khiến em cảm thấy rất xúc động và biết ơn Nga rất nhiều...
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.
- Bố cục của vàn bản gồm ba phần : Mở bài, Thân bài và Kết bài.
+ Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản.
+ Thân bài trình bày các khía cạnh của chủ đề.
+ Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản. Các phần của văn bản quan hệ với nhau chặt chẽ.
Bài1:Bố cục là sự bố trí,sắp xếp các phần,các đoạn theo một trình tự một hệ thống rành mạch và hợp lí
1văn bản thường có 3 phần:
+Mở bài
+Thân bài+Kết bài
Bài2:
Mở bài:
– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).
– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).
Thân bài:
– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).
– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?
– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?
– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?
– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?
Kết bài:
– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.
– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
3 phần nha!
đó là: mở bài, thân bài và kết bài nha!