K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2022

ở đây bạn ko nói quốc ca nào thì mik hát quốc ca SÔ VIẾT nhá

18 tháng 1 2022

ở đây ko hát được

27 tháng 10 2016
Và cũng từ ngày hôm nay, âm hưởng "Tiến quân ca" hùng tráng sẽ đều đặn vang lên trên thành phố lắng hồn núi sông ngàn năm, mở đầu cho một tuần làm việc tràn đầy xung lực với tinh thần mới, khí thế mới.

Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Do vậy, ở nhiều nước trên thế giới, việc hát Quốc ca được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân và trong toàn xã hội.

"Đoàn quân Việt Nam đi/ chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...". Tiếng hát "Tiến quân ca" đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày khai sinh đất nước Việt Nam của chúng ta. "Tiến quân ca" mang theo ước vọng của cả dân tộc đi qua các cuộc trường chinh vệ quốc để non sông ca khúc khải hoàn. Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, cho quá khứ, hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vì chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục ý thức công dân, về lễ thức trong xã hội, trong đó có việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca, nên việc thực hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc có phần tùy tiện. Việc sử dụng các băng ghi âm sẵn cả nhạc, cả lời cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "hát nhép", không hát Quốc ca trong nghi lễ. Thậm chí, nhiều học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước không thuộc lời "Tiến quân ca". Thế nên, việc Thành ủy Hà Nội ra Thông tri về việc hát Quốc ca trong nghi thức chào cờ Tổ quốc và sinh hoạt dưới cờ vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần là hết sức cần thiết.

Quốc ca Việt Nam là niềm tự hào của người dân Việt Nam, khi tiếng hát "Tiến quân ca" cất lên từ trái tim mỗi người Việt Nam cũng là lúc niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước trào dâng mạnh mẽ. Và như vậy, mỗi lần hát Quốc ca là một lần người Việt Nam tự bồi đắp tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc để nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước. Điều này thật sự cần thiết đối với mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt đối với sinh viên, học sinh để từ đó, nâng cao ý thức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân qua từng việc làm cụ thể ở từng vị trí công việc cụ thể. Nói cách khác, nguyện vọng của cả dân tộc chất chứa trong "Tiến quân ca" phải được chuyển thành hành động để "Nước non Việt Nam ta vững bền".

Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy: Việc hát Quốc ca trong nghi thức chào cờ Tổ quốc và sinh hoạt dưới cờ vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để việc làm đó thật sự trở thành nguyện vọng của mỗi công dân Thủ đô, để tinh thần "Tiến quân ca" trở thành động lực cho mỗi việc làm, mỗi hành động thì việc thực hiện Thông tri của Thành ủy Hà Nội phải trở thành việc làm thường xuyên, phải được triển khai nghiêm túc trong mỗi cơ quan, đơn vị, trường học. Và đương nhiên phải kiểm tra, xử lý những đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện thiếu nghiêm túc Thông tri này.

Cảm xúc thiêng liêng, tự hào khi trang nghiêm chào cờ Tổ quốc, khi cất tiếng hát Quốc ca trong ngày đầu tuần sẽ tạo nên một khí thế mới để mỗi công dân Thủ đô hoàn thành trách nhiệm công việc của chính mình.

Chúc bn hok tốt!
27 tháng 10 2016

Bài hát Quốc ca với tính chất hào hùng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Bài hát Quốc ca là một ngôn ngữ riêng của người dân Việt Nam. Dần dần hình thành thói quen tốt của nhân dân Việt Nam. Nội dung ý chí đấu tranh chống giặc đã thúc đẩy công cuộc học tập của các em học sinh.

21 tháng 2 2018

Văn cao

21 tháng 2 2018

Văn Cao

13 tháng 3 2018

Bai hat Quoc ca Viet Nam viet o nhip C= 4/4

13 tháng 3 2018

Nhịp 4/4 đó bn

25 tháng 9 2023

                                               Bài làm

  Mỗi lần đứng trước lá cờ Tổ quốc, lòng tôi đầy xúc động. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng của quốc gia, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Khi ngắm nhìn lá cờ tung bay trong gió, tôi cảm nhận được sự hùng vĩ, kiên cường của dân tộc mình.

   Khi tiếng Quốc ca Việt Nam vang lên, lòng tôi tràn đầy niềm tự hào và kính trọng. Những giai điệu trang nghiêm, phổ nhạc du dương của bài hát đã khắc sâu vào tâm trí tôi. Mỗi lần hát Quốc ca, tôi luôn nhớ về những hy sinh, gian khổ mà cha ông ta đã trải qua để giành lại độc lập cho Tổ quốc. Trước lá cờ Tổ quốc và tiếng Quốc ca vang lên, tôi luôn giữ thái độ nghiêm túc, tôn trọng. Tôi đứng thẳng, nhìn về phía lá cờ và hát theo từng lời của Quốc ca. Đó không chỉ là một nghi thức mà còn là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng kính trọng Tổ quốc. Những khoảnh khắc này không chỉ làm tôi tự hào về quê hương mình mà còn thúc đẩy tôi không ngừng nỗ lực học tập và lao động để xứng đáng là công dân của Việt Nam. Tôi hiểu rằng mỗi chúng ta đều có trách nhiệm góp phần vào sự phát triển của đất nước.

  Mỗi lần đứng trước lá cờ Tổ quốc và hát Quốc ca, tôi cảm thấy mình không chỉ là một cá nhân mà là một phần của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam. Đó là niềm tự hào và trách nhiệm mà tôi mang trong tim.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 11 2023

- Quốc hiệu nước ta: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Quốc kì Việt Nam: lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.
- Quốc ca Việt Nam là bài "Tiến quân ca", do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.

27 tháng 9 2018

Đáp án C

Ngày 13/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17/8/1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên lần đầu tiên trước đông đảo dân chúng. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19/8/1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.

Quốc ca Việt Nam là bài Tiến quân ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khiQuốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương

Trong quá khứ, Việt Nam chỉ mới bắt đầu có quốc ca từ giữa thế kỷ 20. Trước đó, Việt Nam không có truyền thống chỉ định một bài nhạc làm quốc ca, theo nghĩa được hiểu hiện nay.

Bài làm

Bài hát: Quốc Ca 

Tác giả: Văn Cao
~ Cái này là điều cơ bản ai cx bt khi học môn âm nhạc mà k bt ak. ~
# Học tốt #

12 tháng 1 2022

TK:
 

+)Văn Cao: (15 tháng 11 năm 1923 – 10 tháng 7 năm 1995) là một nhạc sĩhuyền thoại của Việt Nam. Ông là tác giả của "Tiến quân ca" - quốc ca của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc. Bên cạnh tư cách là một nhạc sĩ, Văn Cao còn là mộthọa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị.

 

+)Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc lãng mạn "Bến xuân", "Suối mơ", "Thiên Thai", "Trương Chi",... ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết "Tiến quân ca", "Trường ca Sông Lô", "Tiến về Hà Nội",... trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến.

-  hoàn cảnh ra đời của bài hát quốc ca : tháng 7 năm 1976 
Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Do vậy, ở nhiều nước trên thế...
Đọc tiếp

Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Do vậy, ở nhiều nước trên thế giới, việc hát Quốc ca được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân và trong toàn xã hội. (1)

“Đoàn quân Việt Nam đi/ chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa…”. Tiếng hát “Tiến quân ca” đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày khai sinh đất nước Việt Nam của chúng ta. “Tiến quân ca” mang theo ước vọng của cả dân tộc đi qua các cuộc trường chinh vệ quốc để non sông ca khúc khải hoàn. Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, cho quá khứ, hiện tại và tương lai. (2)

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vì chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục ý thức công dân, về lễ thức trong xã hội, trong đó có việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca, nên việc thực hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc có phần tùy tiện. Việc sử dụng các băng ghi âm sẵn cả nhạc, cả lời cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng“hát nhép”, không hát Quốc ca trong nghi lễ. Thậm chí, nhiều học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước không thuộc lời “Tiến quân ca”. (3)

(Theo Thế Phương – Hà Nội Mới)

a. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

b.Xác định câu chủ đề của đoạn (1).

c. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản?

d.Theo anh/ chị câu:“Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.” có ý nghĩa gì?

0
…” Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn quốc ca, phải hiểu đúng sứ mệnh lịch sử của nó, chúng ta tin giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng” nước non Việt Nam ta vững bền”      Hát quốc ca như thế nào cũng cần phải chấn chính, không thể hát khoán cho xong chuyện. Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các vực và bè trầm ồ ồ, bè nổi thì the thé; người thì hát nhanh, kẻ...
Đọc tiếp

…” Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn quốc ca, phải hiểu đúng sứ mệnh lịch sử của nó, chúng ta tin giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng” nước non Việt Nam ta vững bền”
      Hát quốc ca như thế nào cũng cần phải chấn chính, không thể hát khoán cho xong chuyện. Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các vực và bè trầm ồ ồ, bè nổi thì the thé; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như” kéo xe bò”. Rồi thỉnh thoảng lại phô ra một giọng hát sai cả nhạc lẫn lời. Đó chích là thể hiện ý thức của người hát quốc ca. Từ khi bắt đầu học và hát quốc ca mỗi sang thứ hai chào cờ. Vậy mà vẫn có nhiều người không thuộc hoặc hát sai nhạc, lời” …


Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn?

Câu 2: Nêu nội dung của đoan trích?

Câu 3: Em thích chi tiết nào trong đoạn văn trên? Vì sao?

Câu 4: Xác định 2 từ tượng thanh và đặt câu với 1 trong 2 từ đó

Câu 5: Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn 2 của văn bản.

Câu 6: Viết một đoạn văn ( khoảng 10 đến 15 dòng ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề các bạn hát quốc ca ở trường em.

Câu 7: Viết một đoạn văn ( khoảng 10 đến 15 dòng ) nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước.

0