K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2022

bài 1:

A. Lý thuyếtI. Vai trò của trồng trọt

Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp.

Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế:

    - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

    - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

    - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

    - Cung cấp nông sản để xuất khẩu.

II. Nhiệm vụ của trồng trọt

Dựa vào vai trò của trồng trọt, em hãy xác định nhiệm vụ nào dưới đây là nhiệm vụ của trồng trọt?

    1. Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn (củ khoai mì) để đảm bảo đủ ăn và dự trữ.

    2. Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc, … làm thức ăn cho con người.

    3. Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt,… cung cấp thịt, trứng cho con người.

    4. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp cho nhà máy sản xuất nước hoa quả.

    6. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, cao su, hồ tiêu để xuất khẩu.

III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?

Bảng dưới đây trình bày một số biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.

Em hãy trả lời vào vở bài tập theo mẫu bảng dưới đây về mục đích của các biện pháp đó.

Một số biện phápMục đích

- Khai hoang, lấn biển.

- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng.

- Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.

- Mở mang, khai phá ruộng đất bị bỏ hoang.

- Tăng sản lượng.

- Tăng năng suất cây trồng.

 

 

bài 2:

I. Khái niệm về đất trồng

1. Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.

2. Vai trò của đất trồng

Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi: Trồng cây trong môi trường đất và môi trường nước có điểm gì giống và khác nhau?

Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

II. Thành phần của đất trồng

Thành phần của đất trồng được trình bày ở sơ đồ dưới đây:

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng hay, ngắn gọn

- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).

- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.

 

Dựa vào sơ đồ 1 và kiến thức Sinh học 6, em hãy điền vào vở bài tập vai trò từng thành phần của đất trồng theo mẫu bảng dưới đây.

Các thành phần của đấtVai trò đối với cây trồng
Phần khíHô hấp với cây trồng.
Phần rắnCung cấp các chất dinh dưỡng.
Phần lỏng

Hoà tan các chất dinh dưỡng, cấp nước.

 

bài 3:

A. Lý thuyếtI. Thành phần cơ giới của đất là gì

Thành phần cơ giới của đất được tạo nên bởi: tỉ lệ % các thành phần vô cơ và hữu cơ.

Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, …

II. Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất?

Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14.

- Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9.

- Người ta xác định đất chua, kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.

III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất

Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

Em hãy điền vào vở bài tập dấu x vào cột tương ứng về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của từng loại loại đất theo mẫu bảng sau:

ĐấtKhả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
TốtTrung bìnhKém
Cát  x
Thịt x 
Sétx  
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.

Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.

Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.

bài 4:

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

- Số lượng mẫu đất: 3 mẫu đất.

- Lượng mỗi mẫu đất: bằng quả trứng gà.

- Yêu cầu đối với mẫu đất: khô (hơi ẩm), sạch cỏ, rác, gạch, đá, … đất hoặc đựng trong túi nilong hoặc dùng giấy gói, bên ngoài có ghi: mẫu đất số…, ngày lấy…, người lấy…, nơi lấy…,

- Dụng cụ: 1 lọ con đựng nước và 1 ống hút lấy nước, thước đo.

II. Quy trình thực hành

Bước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 4 hay, chi tiết

Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ độ ẩm (khi cảm thấy mát tay nặn thấy dẻo là được).

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 4 hay, chi tiết

Bước 3: Dùng hai bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 4 hay, chi tiết

Bước 4: Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 4 hay, chi tiết

Quan sát đối chiếu với chuẩn phân cấp đất ở bảng 1

Trạng thái đất sau khi vê (A)Loại đất (B)

a. Không vê được.

b. Vê được thành thỏi nhưng đứt đoạn.

c. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn bị đứt đoạn.

d. Vê được thành thỏi, khi uốn không có vết nứt.

e. Chỉ vê được thành viên rời rạc.

g. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn có vết nứt.

- Đất cát pha.

- Đất thịt trung bình.

- Đất cát.

- Đất thịt nhẹ.

- Đất thịt nặng.

- Đất sét.

III. Thực hành

Lấy từng mẫu đất đã chuẩn bị từ nhà và làm theo các bước đã nêu ở trên. Ghi chú kết quả thu được vào vở theo bảng sau:

Mẫu đấtTrạng thái đất sau khi vêLoại đất xác định

Số 1

Số 2

Số 3

Không vê được.

Chỉ vê được thành viên rời rạc.

Vê được thành thỏi nhưng khi uốn bị đứt đoạn.

Đất cát.

Đất cát pha.

Đất sét.

IV. Đánh giá kết quả

Học sinh tự đánh giá kết quả thu được của nhóm theo mẫu bảng sau.

bài 5:

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

- Số lượng mẫu đất: 2 mẫu đất ở ruộng, vườn hoặc chậu nhà em.

- Lượng mỗi mẫu đất: bằng quả trứng gà.

- Yêu cầu bảo quản và ghi hồ sơ của mẫu.

- Dụng cụ:

    + Một thìa nhỏ nhựa hoặc sứ trắng.

    + Một thang màu pH chuẩn, một lọ chất chỉ thị màu tổng hợp (phần này do GV chuẩn bị).

II. Quy trình thực hành

Bước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô cho vào thìa.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 5 hay, chi tiết

Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất đến khi thừa 1 giọt.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 5 hay, chi tiết

Bước 3: Sau một phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì đất có độ pH tương ứng với độ pH của màu đó.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 5 hay, chi tiết

III. Thực hành

Dùng các mẫu đất đã chuẩn bị từ nhà và làm theo các bước như đã trình bày ở trên. Mỗi mẫu đất làm 3 lần và lấy kết quả trung bình. Ghi kết quả thu được vào vở theo bảng sau:

bài 6:

I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?

Nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao dẫn đến tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn. Vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả.

Em hãy điền mục đích của các biện pháp sử dụng đất vào vở bài tập theo mẫu bảng sau:

Biện pháp sử dụng đấtMục đích

- Thâm canh tăng vụ.

- Không bỏ đất hoang.

- Chọn cây trồng phù hợp với đất.

- Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo.

- Tăng sản lượng.

- Tăng diện tích đất trồng.

- Tạo điều kiện sinh trưởng cây trồng.

- Tăng năng suất cây trồng.

II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất

Ở nước ta chỉ có đất phù sa ngọt (chưa bị thoái hoá) thuộc hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long có độ phì nhiêu tương đối cao.

Hầu hết các loại đất còn lại có tính xấu: chua, mặn, phèn, bạc màu, … cần được cải tạo

Em hãy quan sát các hình dưới đây và ghi nội dung câu hỏi vào vở bài tập theo mẫu bảng dưới đây.

    - Mục đích biện pháp đó là gì?

    - Biện pháp đó dùng cho loại đất nào?

Biện pháp cải tạo đấtMục đíchÁp dụng cho loại đất nào?
- Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ.- Tăng bề dày của lớp đất canh tác.- Có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu
- Làm ruộng bậc thang.- Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.- Đất dốc (đồi, núi).
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.- Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.- Đất dốc; đất cần được cải tạo.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.- Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt.- Đất phèn.
- Bón vôi.- Khử chua.- Đất chua.
Mẫu đấtĐộ pHĐất chua, kiềm, trung tính?
Mẫu số 1. - So màu lần 16Đất chua
- So màu lần 25
- So màu lần 34.5
Trung bình5.1
Mẫu số 2. - So màu lần 18Đất trung tính
- So màu lần 27.5
- So màu lần 37
Trung bình7.5
IV. Đánh giá kết quả

Học sinh tự đánh giá kết quả thu được của nhóm theo mẫu bảng sau.

bài 7:

A. Lý thuyếtI. Phân bón là gì

Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây

    - Các chất dinh dưỡng chính cần thiết cho cây là: đạm (N), lân (P) và kali (K) và các nguyên tố vi lượng.

    - Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hoá học và phân vi sinh.

    - Phân hữu cơ:

       + Phân chuồng

       + Phân bắc

       + Phân rác

       + Phân xanh

       + Than bùn

       + Khô dầu

    - Phân vi sinh:

       + Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm.

       + Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hoá lân.

    - Phân hoá học:

       + Phân đạm (N)

       + Phân lân (P)

       + Phân kali (K)

       + Phân đa nguyên tố

       + Phân vi lượng

Dựa vào sơ đồ trên, em hãy sắp xếp các loại phân bón đó vào nhóm thích hợp theo mẫu bảng sau:

Nhóm phân bónLoại phân bón
Phân hữu cơCây điền thanh, phân trâu bò, phân lợn (heo), cây muồng muồng, bèo dầu, khô dầu dừa, khô đậu tương
Phân hoá họcSupe lân, phân NPK, Urê, DAP (diamon photphat)
Phân vi sinhNitragin( chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm)

Ngoài các loại phân bón kể trên, để cải tạo đất chua người ta thường dùng vôi.

II. Tác dụng của phân bón

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt hay, ngắn gọn

Em hãy quan sát hình trên và trả lời câu hỏi: Phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến đất, năng suất và chất lượng nông sản?

Lưu ý: Bón phân không đúng (quá liều lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân) thì chất lượng và năng suất cây trồng sẽ giảm.

 

Ví dụ: bón quá nhiều đạm, cây lúa dễ bị lốp, đổ, cho nhiều hạt lép nên năng suất thấp.

bài 8:

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

    - Mẫu phân hoá học (ghi số mẫu thường dùng trong nông nghiệp).

    - Dụng cụ: ống nghiệm thuỷ tinh, đèn cồn, than củi, kẹp sắt gắp than, thìa nhỏ, diêm hoặc bật lửa, nước sạch.

II. Quy trình thực hành

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 8 hay, chi tiết

Bước 1: Cho 15ml nước cất hoặc nước máy vào ống nghiệm.

Bước 2: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm.

Bước 3: Để lắng 2 phút quan sát mức độ hoà tan

    - Nếu hoà tan: Đó là phân đạm và phân kali.

    - Không hoặc ít hoà tan: là phân lân và vôi.

2. Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan (phân biệt đạm và kali).

Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 8 hay, chi tiết

Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ.

    + Nếu có mùi khai (mùi amoniac) đó là phân đạm.

    + Nếu không có mùi khai đó là phân kali.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 8 hay, chi tiết

3. Phân biệt nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan (phân biệt lân và vôi).

Quan sát màu sắc:

    - Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng, đó là phân lân.

    - Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột, đó là vôi.

III. Thực hành
Mẫu phânCó hoà tan không?Đốt trên than nóng đỏ có mùi khai không?Màu sắcLoại phân gì?
Mẫu số 1 Đạm
Mẫu số 2Không Màu trắng, bộtVôi
Mẫu số 3Không Màu nâuPhân lân
Mẫu số 4Không Phân kali
IV. Đánh giá kết quả

Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

bài 9:

A. Lý thuyếtI. Cách bón phân

Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Em hãy điền các cách bón phân vào sơ đồ dưới đây:

    - Căn cứ vào thời kỳ bón: người ta chia ra làm bón lót và bón thúc.

       + Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

       + Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

    - Căn cứ vào hình thức bón người ta chia làm các cách:

       + Bón vãi.

       + Bón theo hàng.

       + Bón theo hốc.

       + Phun trên lá.

    - Mỗi cách bón đều có ưu, nhược điểm riêng.

Cách bónƯu điểmNhược điểm
Bón vãi (rải) (Hình 9)Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giảnPhân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất
Bón theo hàng (Hình 8)Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giảnPhân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất
Bón theo hốc (Hình 7)Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giảnPhân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất
Phun trên lá (Hình 10)Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đấtCần có dụng cụ, máy móc phức tạp
II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường
Loại phân bónĐặc điểm chủ yếuCách bón chủ yếu
Phân hữu cơThành phần có nhiều dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hoà tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian phân huỷ thành các chất hoà tan mới sử dụng đượcBón lót
Phân đạm, kali và phân hỗn hợpCó tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên cây sử dụng được ngayBón lót
Phân lânÍt hoặc không hoà tanBón thúc
III. Bảo quản các loại phân bón thông thường

    - Đối với các loại phân hoá học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:

       + Đựng trong chum, vại sảnh đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.

       + Để nơi cao ráo, thoáng mát.

       + Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

    - Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

HT

10 tháng 5 2021

Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.

- Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- Tháng 1-1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.

- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, chính quyền vua Lê cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ.

- Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy niên hiệu là Quang Trung.

- Năm 1789: Tổng chỉ huy quân đội, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.

- Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.

- Ngày 15-9-1792: Quang Trung đột ngột qua đời


 

14 tháng 9 2023

*Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

* Giá trị nội dung:

- Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.

- Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước

* Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận về bản thân

- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.

- Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

- Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

- Bố cục bài luận gồm 3 phần:

Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quân niệm.

Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng thành công của người thực hiện.

- Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

- Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.

- Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.

 

- Bài viết có thể triển khai theo bố cục:

Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Kết bài: khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.

13 tháng 8 2018

Tức nước vỡ bờ:
* Nội dung:
+ Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại.
+ Cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
* Nghệ thuật:
- Về kết cấu rất chặt chẽ, tập trung: các tình tiết, chi tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. – Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn.
- Khắc họa thành công nhân vật: các hạng người từ người dân cày nghèo khổ đến địa chủ, từ bọn cường hào đến quan lại đều có những nét riêng, rất chân thực, sống động.
- Ngôn ngữ trong “Tắt đèn”: từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát.

13 tháng 8 2018

Đây là đoạn văn hay và rất tiêu biểu cho bút pháp tiểu thuyết trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Có thể nêu lên mọi khía cạnh nổi bật:

Khắc họa nhân vật: các nhân vật trong đoạn văn đều rõ nét, nhất là hai nhân vật Cai Lệ và chị Dậu. Cai Lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã nổi bật lên thật đậm nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn, đến những hành động hung hãn, tàn ác, cho đến cả “cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, cái thân hình “lẻo khoèo” vì nghiện ngập, cả cái tư thế thảm hại rất hài hước: “ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói" đều đã tập trung làm nổi bật cái nhân cách vừa tàn ác, vừa đểu cáng, đê tiện của cái hạng “đầu chày đít thớt” đó.

Hình tượng chị Dậu trong đoạn văn được khắc họa thật sinh động. Đặc biệt sự diễn biến tâm lý, thái độ của chị Dậu - từ chỗ lễ phép van xin thiết tha đến chỗ nghiến răng quật ngã bọn lay sai - được thể hiện thật tự nhiên, đúng với lôgic tính cách chị Dậu, tuy dường như rất đột ngột. Như vậy, bản chất tính cách của nhân vật chị Dậu - dịu dàng, chịu đựng mà ngang tàng, bất khuất - được thể hiện vừa đa dạng, vừa thống nhất, nhất quán. Có thể nói mọi lời lẽ, động lực của chị Dậu trong đoạn văn đều đúng là “chị Dậu”. Hơn bất cứ chỗ nào khác, đoạn Tức nước vỡ bờ đã cho thấy “sừng sững hiện ra cái chân dung lạc quan của chị Dậu” (Nguyễn Tuân).

Ngòi bút Ngô Tất Tố tả những cảnh hoại động rất hay Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo, rất đúng với tâm lý của dân quê” (Sđd). Đó là một bức ký họa với những nét bút thật linh hoạt, sắc sảo, pha chút biếm họa tài tình. Cảnh hoạt động dồn dập, rộn rịp mà vẫn rõ nét, không rối mắt, mỗi chi tiết đều đắt. Với vốn sống nông thôn phong phú và với “óc quan sát rất tinh tường, rất chu đáo” (lời Vũ Trọng Phụng trong bài Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng báo Thời vụ, 1939), ngòi bút Ngô Tất Tô" ở đây vừa giàu chất sống, vừa rất sắc sảo.

Có người nhận xét tiểu thuyết Tắt đèn giàu tính kịch. Hoàn toàn đúng. Tính kịch, đó là “tính hành động chặt chẽ và quán triệt”, xung đột thể hiện tập trung là sự căng thẳng đối với nhân vật do tình huống tạo ra. Đồng thời, nếu kịch yêu cầu tính cách nhân vật tự thể hiện bằng lời nói và hành động, “ngôn ngữ của nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện tối đa” thì đoạn văn Tức nước vỡ bờ, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật quả là như vậy, Ngô Tất Tố rất thuộc lời ăn tiếng nói của từng hạng người ở nông thôn nên nhân vật nào cũng có “ngôn ngữ” riêng. Khẩu khí hống hách đểu cáng của cai lệ, giọng điệu và lời lẽ khi thiết tha lễ phép khi đanh đá ngỗ nghịch của chị Dậu, đều rất “hột” đã khiến cho nhân vật “tự thể hiện tính cách” đầy đủ, nổi bật. Khẩu ngữ nông thôn đã vào văn của Ngô Tất Tố thật tự nhiên, nhuần nhuyễn, khiến cho câu văn sinh động, đậm đà, có hơi thở của đời sống và đoạn văn rất có không khí.

Sức mạnh nghệ thuật của Ngô Tất Tố, xét đến cùng là sức mạnh của chủ nghĩa hiện thực, đồng thời là sức mạnh của một ngòi búi gắn bó máu thịt với nông dân, của một trái tim yêu ghét rạch ròi, mãnh liệt và nhất quán

15 tháng 3 2022

\(V_1=10l;V_2=4l\)

Quá trình đẳng nhiệt:

\(p_1\cdot V_1=p_2\cdot V_2\)

\(\Rightarrow\dfrac{p_1}{p_2}=\dfrac{V_2}{V_1}=\dfrac{4}{10}=0,4\)

\(\Rightarrow p_1=0,4p_2\)

24 tháng 1 2017

Những nét đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài:

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng

- Sự giàu đẹp của tiếng Việt:

    + Bố cục mạch lạc.

    + Chứng minh kết hợp giải thích.

    + Luận cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục.

- Đức tính giản dị của Bác Hồ

    + Dẫn chứng cụ thể, xác thực.

    + Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận, biểu cảm.

- Ý nghĩa văn chương

    + Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa.

    + Giải thích kết hợp với bình luận.

    + Văn giàu hình ảnh.

1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.1.2. Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.- Tìm đọc trước bài thơ...
Đọc tiếp

1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.

1.2. Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:

- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.

- Tìm đọc trước bài thơ sẽ thuyết trình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả và một số ý kiến, bài viết xung quanh tác phẩm

- Chuẩn bị các phương tiện để ghi chép và tóm tắt nội dung buổi thuyết trình như giấy, bút, sổ tay, máy tính cá nhân (nếu có).

- Biết tóm tắt bài thuyết trình theo một trình tự ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc; ghi chép những chỗ cần lưu ý, ý kiến khác biệt, vấn đề còn chưa hiểu để đề nghị người nói giải thích, trình bày thêm hoặc tham gia ý kiến khi thảo luận

0