K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2022

bài 1:

A. Lý thuyếtI. Vai trò của trồng trọt

Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp.

Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế:

    - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

    - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

    - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

    - Cung cấp nông sản để xuất khẩu.

II. Nhiệm vụ của trồng trọt

Dựa vào vai trò của trồng trọt, em hãy xác định nhiệm vụ nào dưới đây là nhiệm vụ của trồng trọt?

    1. Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn (củ khoai mì) để đảm bảo đủ ăn và dự trữ.

    2. Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc, … làm thức ăn cho con người.

    3. Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt,… cung cấp thịt, trứng cho con người.

    4. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp cho nhà máy sản xuất nước hoa quả.

    6. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, cao su, hồ tiêu để xuất khẩu.

III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?

Bảng dưới đây trình bày một số biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.

Em hãy trả lời vào vở bài tập theo mẫu bảng dưới đây về mục đích của các biện pháp đó.

Một số biện phápMục đích

- Khai hoang, lấn biển.

- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng.

- Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.

- Mở mang, khai phá ruộng đất bị bỏ hoang.

- Tăng sản lượng.

- Tăng năng suất cây trồng.

 

 

bài 2:

I. Khái niệm về đất trồng

1. Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.

2. Vai trò của đất trồng

Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi: Trồng cây trong môi trường đất và môi trường nước có điểm gì giống và khác nhau?

Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

II. Thành phần của đất trồng

Thành phần của đất trồng được trình bày ở sơ đồ dưới đây:

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng hay, ngắn gọn

- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).

- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.

 

Dựa vào sơ đồ 1 và kiến thức Sinh học 6, em hãy điền vào vở bài tập vai trò từng thành phần của đất trồng theo mẫu bảng dưới đây.

Các thành phần của đấtVai trò đối với cây trồng
Phần khíHô hấp với cây trồng.
Phần rắnCung cấp các chất dinh dưỡng.
Phần lỏng

Hoà tan các chất dinh dưỡng, cấp nước.

 

bài 3:

A. Lý thuyếtI. Thành phần cơ giới của đất là gì

Thành phần cơ giới của đất được tạo nên bởi: tỉ lệ % các thành phần vô cơ và hữu cơ.

Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, …

II. Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất?

Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14.

- Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9.

- Người ta xác định đất chua, kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.

III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất

Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

Em hãy điền vào vở bài tập dấu x vào cột tương ứng về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của từng loại loại đất theo mẫu bảng sau:

ĐấtKhả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
TốtTrung bìnhKém
Cát  x
Thịt x 
Sétx  
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.

Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.

Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.

bài 4:

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

- Số lượng mẫu đất: 3 mẫu đất.

- Lượng mỗi mẫu đất: bằng quả trứng gà.

- Yêu cầu đối với mẫu đất: khô (hơi ẩm), sạch cỏ, rác, gạch, đá, … đất hoặc đựng trong túi nilong hoặc dùng giấy gói, bên ngoài có ghi: mẫu đất số…, ngày lấy…, người lấy…, nơi lấy…,

- Dụng cụ: 1 lọ con đựng nước và 1 ống hút lấy nước, thước đo.

II. Quy trình thực hành

Bước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 4 hay, chi tiết

Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ độ ẩm (khi cảm thấy mát tay nặn thấy dẻo là được).

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 4 hay, chi tiết

Bước 3: Dùng hai bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 4 hay, chi tiết

Bước 4: Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 4 hay, chi tiết

Quan sát đối chiếu với chuẩn phân cấp đất ở bảng 1

Trạng thái đất sau khi vê (A)Loại đất (B)

a. Không vê được.

b. Vê được thành thỏi nhưng đứt đoạn.

c. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn bị đứt đoạn.

d. Vê được thành thỏi, khi uốn không có vết nứt.

e. Chỉ vê được thành viên rời rạc.

g. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn có vết nứt.

- Đất cát pha.

- Đất thịt trung bình.

- Đất cát.

- Đất thịt nhẹ.

- Đất thịt nặng.

- Đất sét.

III. Thực hành

Lấy từng mẫu đất đã chuẩn bị từ nhà và làm theo các bước đã nêu ở trên. Ghi chú kết quả thu được vào vở theo bảng sau:

Mẫu đấtTrạng thái đất sau khi vêLoại đất xác định

Số 1

Số 2

Số 3

Không vê được.

Chỉ vê được thành viên rời rạc.

Vê được thành thỏi nhưng khi uốn bị đứt đoạn.

Đất cát.

Đất cát pha.

Đất sét.

IV. Đánh giá kết quả

Học sinh tự đánh giá kết quả thu được của nhóm theo mẫu bảng sau.

bài 5:

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

- Số lượng mẫu đất: 2 mẫu đất ở ruộng, vườn hoặc chậu nhà em.

- Lượng mỗi mẫu đất: bằng quả trứng gà.

- Yêu cầu bảo quản và ghi hồ sơ của mẫu.

- Dụng cụ:

    + Một thìa nhỏ nhựa hoặc sứ trắng.

    + Một thang màu pH chuẩn, một lọ chất chỉ thị màu tổng hợp (phần này do GV chuẩn bị).

II. Quy trình thực hành

Bước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô cho vào thìa.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 5 hay, chi tiết

Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất đến khi thừa 1 giọt.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 5 hay, chi tiết

Bước 3: Sau một phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì đất có độ pH tương ứng với độ pH của màu đó.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 5 hay, chi tiết

III. Thực hành

Dùng các mẫu đất đã chuẩn bị từ nhà và làm theo các bước như đã trình bày ở trên. Mỗi mẫu đất làm 3 lần và lấy kết quả trung bình. Ghi kết quả thu được vào vở theo bảng sau:

bài 6:

I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?

Nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao dẫn đến tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn. Vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả.

Em hãy điền mục đích của các biện pháp sử dụng đất vào vở bài tập theo mẫu bảng sau:

Biện pháp sử dụng đấtMục đích

- Thâm canh tăng vụ.

- Không bỏ đất hoang.

- Chọn cây trồng phù hợp với đất.

- Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo.

- Tăng sản lượng.

- Tăng diện tích đất trồng.

- Tạo điều kiện sinh trưởng cây trồng.

- Tăng năng suất cây trồng.

II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất

Ở nước ta chỉ có đất phù sa ngọt (chưa bị thoái hoá) thuộc hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long có độ phì nhiêu tương đối cao.

Hầu hết các loại đất còn lại có tính xấu: chua, mặn, phèn, bạc màu, … cần được cải tạo

Em hãy quan sát các hình dưới đây và ghi nội dung câu hỏi vào vở bài tập theo mẫu bảng dưới đây.

    - Mục đích biện pháp đó là gì?

    - Biện pháp đó dùng cho loại đất nào?

Biện pháp cải tạo đấtMục đíchÁp dụng cho loại đất nào?
- Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ.- Tăng bề dày của lớp đất canh tác.- Có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu
- Làm ruộng bậc thang.- Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.- Đất dốc (đồi, núi).
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.- Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.- Đất dốc; đất cần được cải tạo.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.- Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt.- Đất phèn.
- Bón vôi.- Khử chua.- Đất chua.
Mẫu đấtĐộ pHĐất chua, kiềm, trung tính?
Mẫu số 1. - So màu lần 16Đất chua
- So màu lần 25
- So màu lần 34.5
Trung bình5.1
Mẫu số 2. - So màu lần 18Đất trung tính
- So màu lần 27.5
- So màu lần 37
Trung bình7.5
IV. Đánh giá kết quả

Học sinh tự đánh giá kết quả thu được của nhóm theo mẫu bảng sau.

bài 7:

A. Lý thuyếtI. Phân bón là gì

Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây

    - Các chất dinh dưỡng chính cần thiết cho cây là: đạm (N), lân (P) và kali (K) và các nguyên tố vi lượng.

    - Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hoá học và phân vi sinh.

    - Phân hữu cơ:

       + Phân chuồng

       + Phân bắc

       + Phân rác

       + Phân xanh

       + Than bùn

       + Khô dầu

    - Phân vi sinh:

       + Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm.

       + Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hoá lân.

    - Phân hoá học:

       + Phân đạm (N)

       + Phân lân (P)

       + Phân kali (K)

       + Phân đa nguyên tố

       + Phân vi lượng

Dựa vào sơ đồ trên, em hãy sắp xếp các loại phân bón đó vào nhóm thích hợp theo mẫu bảng sau:

Nhóm phân bónLoại phân bón
Phân hữu cơCây điền thanh, phân trâu bò, phân lợn (heo), cây muồng muồng, bèo dầu, khô dầu dừa, khô đậu tương
Phân hoá họcSupe lân, phân NPK, Urê, DAP (diamon photphat)
Phân vi sinhNitragin( chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm)

Ngoài các loại phân bón kể trên, để cải tạo đất chua người ta thường dùng vôi.

II. Tác dụng của phân bón

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt hay, ngắn gọn

Em hãy quan sát hình trên và trả lời câu hỏi: Phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến đất, năng suất và chất lượng nông sản?

Lưu ý: Bón phân không đúng (quá liều lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân) thì chất lượng và năng suất cây trồng sẽ giảm.

 

Ví dụ: bón quá nhiều đạm, cây lúa dễ bị lốp, đổ, cho nhiều hạt lép nên năng suất thấp.

bài 8:

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

    - Mẫu phân hoá học (ghi số mẫu thường dùng trong nông nghiệp).

    - Dụng cụ: ống nghiệm thuỷ tinh, đèn cồn, than củi, kẹp sắt gắp than, thìa nhỏ, diêm hoặc bật lửa, nước sạch.

II. Quy trình thực hành

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 8 hay, chi tiết

Bước 1: Cho 15ml nước cất hoặc nước máy vào ống nghiệm.

Bước 2: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm.

Bước 3: Để lắng 2 phút quan sát mức độ hoà tan

    - Nếu hoà tan: Đó là phân đạm và phân kali.

    - Không hoặc ít hoà tan: là phân lân và vôi.

2. Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan (phân biệt đạm và kali).

Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 8 hay, chi tiết

Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ.

    + Nếu có mùi khai (mùi amoniac) đó là phân đạm.

    + Nếu không có mùi khai đó là phân kali.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 8 hay, chi tiết

3. Phân biệt nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan (phân biệt lân và vôi).

Quan sát màu sắc:

    - Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng, đó là phân lân.

    - Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột, đó là vôi.

III. Thực hành
Mẫu phânCó hoà tan không?Đốt trên than nóng đỏ có mùi khai không?Màu sắcLoại phân gì?
Mẫu số 1 Đạm
Mẫu số 2Không Màu trắng, bộtVôi
Mẫu số 3Không Màu nâuPhân lân
Mẫu số 4Không Phân kali
IV. Đánh giá kết quả

Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

bài 9:

A. Lý thuyếtI. Cách bón phân

Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Em hãy điền các cách bón phân vào sơ đồ dưới đây:

    - Căn cứ vào thời kỳ bón: người ta chia ra làm bón lót và bón thúc.

       + Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

       + Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

    - Căn cứ vào hình thức bón người ta chia làm các cách:

       + Bón vãi.

       + Bón theo hàng.

       + Bón theo hốc.

       + Phun trên lá.

    - Mỗi cách bón đều có ưu, nhược điểm riêng.

Cách bónƯu điểmNhược điểm
Bón vãi (rải) (Hình 9)Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giảnPhân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất
Bón theo hàng (Hình 8)Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giảnPhân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất
Bón theo hốc (Hình 7)Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giảnPhân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất
Phun trên lá (Hình 10)Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đấtCần có dụng cụ, máy móc phức tạp
II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường
Loại phân bónĐặc điểm chủ yếuCách bón chủ yếu
Phân hữu cơThành phần có nhiều dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hoà tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian phân huỷ thành các chất hoà tan mới sử dụng đượcBón lót
Phân đạm, kali và phân hỗn hợpCó tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên cây sử dụng được ngayBón lót
Phân lânÍt hoặc không hoà tanBón thúc
III. Bảo quản các loại phân bón thông thường

    - Đối với các loại phân hoá học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:

       + Đựng trong chum, vại sảnh đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.

       + Để nơi cao ráo, thoáng mát.

       + Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

    - Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

HT

10 tháng 3 2022

:))?

27 tháng 8 2017

Oa đẹp trai quáyeu

26 tháng 8 2017

Hình 1 đẹp.Mấy hình kia cx đc.

20 tháng 11 2016

Bài tập 2:(*Đề* Làm biếng qá a~ bạn tự viết nha :) )

-Nguyên nhân làm cho tôm nhà bác Hà chết là do bác Hà không tuân thủ đúng theo quy định nuôi. Như là:

+ Không tẩy dọn ruộng trước khi thả tôm vào.( làm việc đó để tiêu diệt những sinh vật gây hại cho tôm

+ Bác Hà không kiểm tra màu nước để xem xét tình hình

+ Không cải tạo, xử lí tốt ruộng nuôi....

+ Vệ sinh tẩy trừ ruộng trước khi cho nước sạch vào(việc này có tác dụng diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho Tôm, làm giảm độ chua của nước , giâm hiện tượng tôm nổi đầu,...)

+......

-Biện pháp khắc phục:

+ Vệ sinh tẩy trừ ruộng trước khi cho tôm vào

+ Thường xuyên kiểm tra màu nước

+ Tẩy dọn ruộng sạch sẽ,...

+ ....

Bài tập 3:

Trước đây, người nuôi cá tra chỉ cần 5-6 tháng là đã có cá đạt kích cỡ đúng tiêu chuẩn xuất khẩu (khoảng 1-1,2 kg/con). Còn bây giờ để đạt được kích cỡ cá trên, người nuôi phải bỏ ra tới 7-8 tháng trời. Vì vậy, mỗi lần nuôi cá đều phải thận trọng để có được giống cá tốt*Bước thực hiện để nuôi giống cá tra tốt:- Cải tạo ao:+Tát cạn ao, bắt hết cá tạp và địch hại

+Sên vét bùn đáy ao còn lại khoảng 10 – 15 cm bùn non, tu sửa bờ ao, lấp các lỗ moi,…

+ Dọn sạch cỏ cây quanh bờ để ao thông thoáng

+Dùng dây thuốc cá để diệt tạp và bón vôi để diệt giáp xác, lượng vôi bón 7 – 10 kg/100m2

+ Bón vôi để ổn định pH (tùy theo độ pH đất) và diệt các mầm bệnh, phơi nắng 1 – 3 ngày

-Gây màu :

+ Dùng bột đậu nành và bột cá mỗi loại 0,5kg/100m2 trộn và rãi đều khắp đáy ao. Hoặc có thể bón phân urea kết hợp với phân lân, mỗi loại 0,5kg/100m2

+ Tiến hành bơm nước, nước bơm vào được lọc qua lưới lọc. Mực nước đạt 0,3 – 0,4m thì thả giống trứng nước và trùng chỉ để gây thêm một số thức ăn tự nhiên cho cá bột. Sau một ngày tiếp tục bơm nước vào đạt 0,7 – 0,8 cm thì thả giống. Sau đó tiếp tục cấp nước cho đến khi đủ yêu cầu

- Chọn giống:

+ Cá bơi lội nhanh nhẹn

+ Màu sắc tươi sáng không bị dị hình

-Thả giống

+ Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên ngâm bịch đựng giống trong nước khoảng 15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ trước khi thả.

+Cá Tra sắp hết hoặc hết noãn hoàng, mật độ 250 – 400 con/m2.

- Chăm sóc và quản lí:

+ Thời gian đầu cá ăn thức ăn tự nhiên nhưng nguồn thức ăn đó không đủ vì thế nên bổ sung thêm một số thức ăn khác cho cá.

+ Trong 10 ngày đầu tiên sau khi thả cá, cá sẽ sử dụng lượng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, chúng ta phải thường xuyên bổ sung thêm trứng nước, trùng chỉ đồng thời cho ăn thêm thức ăn tự chế như dùng 20 lòng đỏ trứng gà + 200 gam bột đậu nành xay nhuyễn, nấu chín và rải đều khắp ao, mỗi ngày cho ăn 4 – 5 lần.

+ Sau 10 ngày tập cho ăn thức ăn công nghiệp để hạn chế gây ô nhiễm môi trường nuôi, chọn thức ăn phù hợp với cỡ miệng của cá.

+ Trong quá trình nuôi thường xuyên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất.

+ Định kỳ một tuần luyện cá một lần cho cá quen dần với điều kiện chật hẹp

 

 
20 tháng 11 2016

kcj, nhgn đó mới 1 phần à ahihi

15 tháng 3 2017
Biện Pháp phòng trừ Ưu điểm Nhược điểm
Biện Pháp sinh học Có hiệu quả bền vững , không gây ô nhiễm môi trường Có hiệu quả chậm và phụ thuộc vào loại thiên địch , hiệu quả thấp sau khi sâu bệnh đã thành dịch
Biện Pháp kiểm dịch thực vật Ngăn sự lây lan của sâu bệnh nguy hiểm Không có bạn nhé

Biện Pháp phòng trừ tổng hợp

Ưu điểm : Kết hợp một cách hợp lý các biện pháp Pháp phòng trừ sâu bệnh

Không có nhược điểm luôn nhé

15 tháng 3 2017

cảm ơn bn nhìu nha Trần Huy Hoang

2 tháng 12 2016

Nhiều v

2 tháng 12 2016

Mk học hết rùi bạn ơi mà bạn có học hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa