K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2016
Hình như là của Du Thiên hay Thiên Du nha

của Du Thiên, chuyện gì mình cũng biết tuốt

28 tháng 8 2016

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

 

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Câu hỏi của Erza Scarlet - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

10 tháng 10 2018

Huyền thoại mùa đông

10 tháng 10 2018

 Tên bài thơ : 

Huyền thoại mùa đông

~ Ủng hộ ~

Em giấu mùa đông trong áo lụa
Nhặt chiếc lá vàng sang tặng tôi
Hình như trời chớm qua kỳ rét
Chiếc lá hồn nhiên ấm một người.

Tôi giấu mùa đông trong nỗi nhớ
Bài thơ tháng chạp tặng riêng em
Thì ra trời vẫn còn hương bấc
Thơ tôi hóa lá rụng bên thềm.

Tôi về gom gió mùa đông lại
Gởi em màu nắng nhạt bên sông
Lẽ đâu trời vẫn chưa thay áo
Vườn em sương trắng xuống mênh mông.

Em gom hết lá nơi thềm cũ
Nhặt cả vần thơ ai đánh rơi
Ngọn lửa nhà em sao ấm quá
Cho tôi hóa đá ở bên trời…

Có nỗi nhớ nào bằng nỗi nhớ mùa Đông

Khi giá lạnh buông tràn trên phố

Khi mưa ơi buốt từng ngọn dio1

Những mặt đường ướt lạnh dưới chân..

11 tháng 10 2021

Tôi là một đứa trẻ ham chơi nên đã từng gây ra nhiều lỗi lầm. Câu chuyện xảy ra khi tôi còn học lớp 5, nhưng là một trải nghiệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.

Vì là con trai nên tôi rất mê chơi game. Hôm đó là buổi tối thứ năm. Tôi đang ngồi học bài nhưng lại suy nghĩ về trận đấu lúc chiều. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không phục vì đã thua Hoàng - cậu bạn cùng lớp mới chơi game chưa được bao lâu nhưng đã đánh thắng mình. Bởi vậy, tôi quyết tâm phải luyện tập thêm để phục thù. Nghĩ vậy, tôi liền thu dọn sách vở rồi xuống nhà. Thấy mẹ đang ở trong bếp, tôi nói với mẹ:

- Mẹ ơi, con có bài tập khó quá không làm được. Con mang sang nhà Tuấn nhờ bạn giải giúp nhé?

Mẹ đồng ý và dặn tôi về sớm vì bố sắp đi làm về. Tôi chỉ vâng dạ cho có rồi nhảy lên xe đạp đi luôn. Nhưng tôi không sang nhà Tuấn mà đến quán điện tử gần trường. Ngồi vào bàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian. Bỗng có một bàn tay đập vào vai tôi:

- Muộn quá rồi, về cho bác còn đóng cửa!

Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Mười một giờ ba mươi phút. Tôi nhanh chóng trả tiền cho bác chủ quán rồi dắt xe ra về. Vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ sẽ giải thích cho bố mẹ như thế nào. Chắc chắn bố mẹ sẽ rất tức giận. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc đang tới gần, một giọng nói nghiêm nghị vang lên:

- Đức, con đã đi đâu mà giờ mới về nhà?

Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:

- Bố… bố… đi tìm con ạ?

- Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Tuấn nhờ bạn giảng bài, nhưng bố sang nhà bạn thì không thấy con ở đó nên đã đi tìm.

- Con… con…

- Thôi, muộn rồi, mau về nhà đi con!

Tôi đi bên cạnh bố mà lòng cảm thấy thật có lỗi. Khi bước vào nhà, tôi thấy mẹ vẫn đang ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chỉ biết im lặng chờ đợi những câu mắng của bố. Nhưng không, tôi chỉ nghe thấy mẹ hỏi:

- Đức, con đi đâu mà giờ này mới về? Đã ăn cơm chưa?

Khi nghe mẹ nói vậy, tôi òa khóc. Tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi chuyện. Bố liền nói với tôi:

- Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải là điều gì sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập. Bố mong con ý thức được điều đó.

Tôi nhìn bố, ánh mắt nghiêm nghị của bố nhìn tôi. Tôi đã nhận ra sai làm của mình. Tôi liền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Cũng nhờ có trải nghiệm này, mà tôi nhận ra tình yêu thương lớn lao mà bố mẹ dành cho mình.

11 tháng 10 2021

k mình

1. Mở bài: Đó là lần em trốn học đi chơi vào lúc lớp 9 

2. Thân bài: 

-Diễn biến: 

+ Vì áp lực học hành nhiều và các bạn rủ rê nên em quyết định bỏ môt buổi học thêm để đi chơi 

+ Trong lúc đi chơi bắt gặp bố mẹ trên đường về nhà 

+ Bố mẹ rất shock nhưng cũng chỉ im lặng rồi đi qua

+ Từ sau khi bị bố mẹ phát hiện, tâm trạng em lo lắng khôn nguôi không dám về nhà 

+ Các bạn động viên nên em quyết định về nhà nói chuyện với bố mẹ 

+ Về nhà em thấy nét mặt bố mẹ thoáng buồn, em biết mình đã làm sai rồi ( kiếm được đồng tiền nuôi em ăn học không phải dễ mà em lại bỏ học đi chơi ) Em rất ăn năn và hối hận

+ Em nhận sai với bố mẹ và hứa không tái phạm đồng thời đi xin lỗi cô giáo. 

+ Bố mẹ và cô giáo bỏ qua cho em và em cũng rút được bài học cho mình.

3. Kết bài: Sau lỗi lầm đó em thấy mình đã trưởng thành hơn. Đặc biệt nghiêm túc với việc học không còn bỏ bất cứ buổi nào. Em trân trọng sự tha thứ của bố mẹ và tự hứa không để bố mẹ buồn vì em thêm lần nào nữa

10 tháng 8 2023

Dàn bài cho bạn nhé.

MB:

- Tạo tình huống, hoàn cảnh xảy ra sự việc cho câu chuyện.

ví dụ như: em nói về thời gian, lí do dẫn đến việc em mắc khuyết điểm đó. (khuyết điểm lười học chẳng hạn ha, hay không thuộc bài gì đó,..)

TB:

- Lúc đó lớp kiểm tra, vì tối qua em mải chơi như thế nào đó mà khi đến lớp em đã không làm được bài nào trong giấy thi cả.

- Cảm xúc của em khi em không làm được bài?

+ sự ái ngại, vẻ mặt bất ngờ của thầy/ cô giáo khi thấy em nộp giấy trắng.

+ ...

- Khi về nhà, cảm xúc em bối rối như thế nào?

+ em không dám nhìn thẳng mặt cha mẹ như thể mình vừa lừa dối cha mẹ chuyện động trời gì đó.

+ bữa đó em không nói chuyện thoải mái với cha mẹ như mọi hôm.

+ ....

- Khi cô phát bài kiểm tra về, cô đã nói những lời gì với em?

+ tả vẻ mặt, giọng nói rầu rầu của cô khi thất vọng về em.

- Về nhà cha mẹ biết điểm kiểm tra của em như thế thì hành động, lời nói của cha mẹ ra sao?

+ cảm xúc của em khi đó như thế nào?

- Sau đó, em xin lỗi cha mẹ thầy cô ra sao?

- Dặn lòng mình phải như thế nào sau này trong việc học hành?

+ chăm chỉ, cố gắng hơn,...

KB:

- Tổng kết lại vấn đề: ví dụ như đó là lần khiến em nhớ mãi và bây giờ em không dám lơ là việc học hành nữa.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 9 2018

a. Câu ca dao là lời của cha mẹ nói với con cái. Dựa vào từ "con ơi" ta nhận biết được điều đó.

b. Tình cảm nổi bật được thể hiện qua bài ca dao:

Thông qua hình thức lời ru ngọt ngào tha thiết, người mẹ muốn gửi gắm tìm cảm và dặn dò con. Người mẹ muốn con hiểu thấu được những vất vả, cực nhọc, lo toan của cha mẹ dành cho con. Đồng thời cha mẹ cũng muốn con hãy biết trân trọng, biết ơn tình cảm ấy mà "ghi lòng tạc dạ".

13 tháng 9 2018

cảm ơn bạn nhìu nha

25 tháng 2 2022

tham khảo :

Bài thơ về mùa đông này thật đáng yêu biết mấy khi nhà thơ đan xen vào cả cái nắng của mùa hè. Mùa hè có nắng vàng rực rỡ, cùng vườn cây tỏa ngát hương thơm. Thế rồi mùa đông đến, nắng lại trốn đi ẩn sau những chiếc áo, chiếc chăn dày. Đông ấy đến thật nhẹ nhàng mà ấm lòng. Những câu thơ về mùa đông này nó mới thật da diết làm sao. Nó chất chứa thật nhiều tình cảm của một người con gái khi đông về nhớ tới chàng trai. Cô đi xung quanh đường phố, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh nhưng lòng cô lại thật nặng trĩu.Một mùa đông là một bài thơ nói về mùa đông thật buồn cho tình yêu đôi lứa.Tình yêu ấy đẹp tựa chiêm bao thế rồi cũng đã xa cách. Tình yêu đã khép lại khiến mùa đông càng trở nên lạnh hơn thật nhiều.