Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
- Tình cảm gia đình :
+ Khúc hát ru những em bé bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm.
+ Bếp lửa - Bằng Việt.
+ Nói với con - Y Phương.
+ Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng.
⇒⇒ Điều là các đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước.
- Tình yêu quê hương - đất nước :
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật.
+ Đồng chí - Chính Hữu.
+ Đoàn thuyền đánh cá - Huy cận.
⇒⇒ Điều là các bài thơ hiện đại.
Đề a: (Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh)
Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.
Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc đã trải qua bao thăng trầm, đến hôm nay ông Đối tự hào tâm sự: “Ngoại trừ nem Phùng (Hà Tây cũ) có nét khá giống với nem Bùi, miền Nam, miền Trung hay chính vùng Bắc bộ này cũng không nơi đâu có nem Bùi như quê tôi”.
Nem Bùi sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.
Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.
Ngày nào cũng phải dậy từ 2-3h sáng để lấy thịt từ chợ về, làm liên tục đến khoảng 7-8h. Làm xong phải đi giao hàng ngay, hiếm thấy gia đình nào làm nem vào buổi trưa và chiều trừ khi khách đặt hàng lấy ngay lúc đó.
Đề c
Bài làm
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
bài làm
Em sinh ra và lớn lên ở xã Quang Lịch một làng quê thanh bình, yên ả.
Trong làng quê nhộn nhịp ấy, đã có một điều làm chô nhiều người buồn chán vì những con đường nhiều đá gạch , rác thải bừa bãi . Nhưng giờ đây những con đường ấy đã phủ lên một lớp bê tông êm ả , rác thải đã hạn chế.
Một điều nổi bật nữa oqr xã Quang Lịch làphát triển trồng cây .Ngày xưa người dân chỉ trồng lúa , giờ đây toàn xã đã biết trồng cây xanh,cây ăn quả giúp ích cho đời sống.
Ở xã Quang Lịch 100%người dân đã có điện để dùng . Trời tối khi ra đường đèn điện sáng như sao xa.Giúp con người ko bị cận thị .
Em rất yêu quý quê hương em , em hứa sẽ học thật giỏi để giúp quê hương trở nên văn minh hiện đại hơn.
mk tự viét nhé ko tin hỏi goole
Dàn ý
1. Mở bài
- Đây là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Đoạn thơ mở đầu bài thơ Đất nước đánh giá là hay nhất bài thơ vì biểu lộ cảm xúc trực tiếp về một mùa thu mới đang tới trên quê hương.
2. Thân bài
- Đoạn thơ nguyên là những mảng của hai bài thơ khác nhau nối lại với sự điều chỉnh và sửa chữa chút ít.
- Mở đầu, nhà thơ gợi lại hình ảnh của một “mùa thu đã xa” với không khí “xao xác” và hình ảnh “người ra đi” lặng lẽ. Nỗi xao xác bâng khuâng là âm điệu chính của câu đầu này.
- Tiếp theo, tác giả bộc lộ niềm vui giao hòa giữa lòng người và vật khi chứng kiến “mùa thu nay” đầy âm điệu háo hức
- Mùa thu của đất trời giải phóng. Hai chữ “vui nghe” không chỉ diễn tả một trạng thái tình cảm nhận thời mà còn nói rõ cách nghe hay là một cách nhận thức mới của nhà thơ về cuộc đời.
- Từ niềm vui nói trên, đoạn thơ chuyển ý rất tự nhiên nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng với non nước mình, mặt khác, bộc lộ cảm xúc tự hào và sung sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp đắm say của Tổ quốc.
- Phần cuối của đoạn thơ dẫn người đọc vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước, ở đây xuất hiện một định nghĩa rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi về Tổ quốc Việt Nam.
3. Kết bài
Trong bài thơ Đất nước dường như cảm hứng thời đại đã hòa quyện với cảm hứng lịch sử trong một niềm xúc động thơ đẹp đẽ như vậy.
Bài làm
Nhắc đến cái tên Nguyễn Đình Thi, người ta nhắc đến một người con Hà Nội đa tài với nhiều tài nghệ đáng nể. Ông không chỉ viết nhạc nổi tiếng với bài Người Hà Nội mà còn viết kịch, viết truyện, viết thơ. Trong đó, tác phẩm thơ được nhiều người biết đến và được phổ thành nhạc là bài thơ Đất nước. Bài thơ là hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mùa thu hoài niệm, trong những ngày bom lửa của chiến tranh và trong tầm nhìn về một tương lai mới tươi đẹp.
Bài thơ được viết trong một khoảng thời gian dài từ 1949 đến năm 1955 và có một số đoạn được trích từ các tác phẩm trước của ông như Sáng mát trong như sáng năm xưa hay Đêm mitting,... Thế nhưng, với tài năng của mình, Nguyễn Đình Thi đã biến nó thành một chỉnh thể thống nhất và để nó trở thành một trong những tác phẩm thơ viết về đề tài đất nước hay nhất trong diễn đàn văn học Việt Nam.
Mở đầu bài thơ, người ta thấy hiện lên trước mắt là một khung cảnh trời thu với những hình ảnh thật hoài niệm của mùa thu Hà Nội:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sớm chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Khi viết bài thơ này, Nguyễn Đình Thi đang đứng giữa núi trời Việt Bắc, ấy vậy mà ông lại nhớ thương về một Hà Nội xa xôi với mùi hương cốm nồng nàn. Nếu là người Việt Nam, hẳn ai cũng biết Hà Nội đẹp nhất, thơm nhất vào những ngày thu với bầu trời trong xanh và hương cốm làng Vòng thoang thoảng đưa trong gió. Và Nguyễn Đình Thi - người con của Hà Nội cũng không ngoại lệ khi trăn trở nhớ về Hà Nội của ông.
Đứng giữa chiến khu Việt Bắc, giữa một sáng trời thu "mát trong", ông hoài niệm về một Hà Nội cũng từng có trời thu như thế và thoảng đâu trong gió, mùi cốm đưa lại dìu dịu, nồng nàn - nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội.
Mùa thu với khung cảnh đất trời Hà Nội cứ dội về tâm trí của ông "tôi nhớ những ngày thu đã xa". Vậy ông nhớ điều gì? Nguyễn Đình Thi nhớ những con phố dài ở Hà Nội, nhớ cái chớm lạnh trên đất trời thủ đô. Làn gió "mát trong" trong lành và hơi se lạnh là cái khiến cho nhà thơ phải thao thức, phải trăn trở nhất lúc này quá khứ và hiện tại đồng hiện với nhau trong từng câu thơ, đọc thơ mà người đọc như cảm tưởng mình đang đứng giữa thủ đô trong một buổi sáng mùa thu lành lạnh vậy. Hình ảnh "hương cốm mới" gợi lên trong lòng chúng ta biết bao hoài niệm về thu Hà Nội với cốm làng Vòng gói trong những chiếc lá sen xanh ngan ngát hương sen, thoảng vào trong gió. Cái mùi hương đặc trưng của thu sẽ chẳng thể nào phai mờ trong tâm trí, như Hữu Thỉnh cũng đã từng nói về hương ổi mùa thu rằng:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió thu
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Nỗi "nhớ" của người thi sĩ là nỗi nhớ về những năm tháng khi xưa, khi còn được sống giữa lòng Hà Nội để mà tận hưởng cái "chớm lạnh" se se mùa thu kia. Nguyễn Đình Thi đã tinh tế khi đặt "cái chớm lạnh" tức cái lạnh se se trở thành một phần trong nỗi nhớ Hà Nội, bởi đó là đặc trưng, là hương sắc riêng của trời thu Hà Nội. Và hơn thế, hình ảnh "những con phố dài xao xác hơi may" không khỏi khiến chúng ta mường tượng ra những con phố dài cổ kính của Hà Nội. Những con phố ấy hiện lên thật rõ trong tâm trí của nhà thơ dù ông đang ở trên Việt Bắc. Và nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng Nguyễn Đình Thi đã thật tinh tế khi ông đặt ở đây từ Hán Việt "hơi may". "Hơi may" tức là gió lạnh, thế nhưng, ông không dùng hai từ gió lạnh mà lại dùng hai từ "hơi may" khiến câu thơ trở lên đậm một chất tình, vừa êm dịu, nhẹ nhàng mà lại phảng phất đâu đó nỗi buồn. Phải chăng khi nhớ về Hà Nội, Nguyễn Đình Thi nhớ tới một Hà Nội dịu dàng, ngọt ngào như thế?
Kết thúc những hình ảnh hoài niệm về Hà Nội khi xưa là hình ảnh của người vệ quốc quân trên đường ra đi vì chí lớn. Người chiến sĩ ấy ra đi với quyết tâm lớn.
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Ra đi vì chí lớn, quyết tâm lớn, không hề ngoảnh đầu lại, nhưng trong tâm hồn người chiến sĩ ấy là nỗi lưu luyến quê hương đến vô cùng. Những nắng những lá rơi đầy, vương đầy trên bậc thềm khiến cho lòng người càng bâng khuâng tha thiết hơn. Nỗi buồn tràn đầy khắp tâm tư người chiến sĩ nhưng chẳng hề làm lung lay cái ý chí quyết tâm của mình.
Khổ thơ đầu tiên là những hoài niệm về một Hà Nội êm đềm trong tâm trí nhà thơ. Đó là một Hà Nội những ngày còn hòa bình, còn êm dịu trước chiến tranh!
Kế tiếp theo là những dòng thơ về hiện tại, về mùa thu của đất trời trên chiến khu Việt Bắc đồng thời nó cũng thể hiện sự chuyển biến tâm trạng của tác giả. Nếu như ở đoạn thơ phía trên, Nguyễn Đình Thi thể hiện một mùa thu đầy hoài niệm, phảng phất nỗi buồn thì ở đoạn thơ này, người ta lại thấy một niềm vui phơi phới trong từng dòng thơ:
Mùa thu nay đã khác rồi
...
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Ngay từ những câu thơ đầu của đoạn thơ này, người ta đã thấy niềm vui lan tỏa trong từng câu chữ. Nguyễn Đình Thi khẳng định "Mùa thu nay đã khác rồi", lời khẳng định chắc nịch, chứa chan niềm vui sướng, hân hoan, phấn khởi. Khổ thơ trước là sự hoài niệm, là nỗi buồn phảng phất thì ở khổ thơ này, niềm vui như được nhân lên gấp bội. Cuộc sống mới ở giữa núi rừng Việt Bắc đã cho nhà thơ nguồn cảm hứng dạt dào. Ông viết:
Tôi đứng vui nghe giữa đất trời
Gió thổi rừng tre phấp phớ
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha
Một câu thơ mà có đến ba động từ liên tiếp, thể hiện sự tập trung tới cao độ của nhà thơ khi hướng về đất nước, hướng về Tổ quốc của mình. Thêm vào đó, ông sử dụng ở trong đoạn thơ này hình ảnh "rừng tre" - đây là hình ảnh vốn là biểu tượng cho con người Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam. "Rừng tre" ấy đang "phấp phới" trong làn gió mát rượi của mùa thu, trong niềm vui phấn khởi. Cả một "rừng tre" to lớn là thế, ấy vậy mà Nguyễn Đình Thi lại sử dụng từ láy "phấp phới" để chỉ, một từ vốn chỉ dành cho những thứ mềm mại, mỏng manh, nhẹ nhàng trong gió. Điều này thể hiện niềm vui dạt dào trong tâm hồn nhà thơ cũng như trong tâm hồn của con người Việt Nam.
Tiếp theo sau, Nguyễn Đình Thi lại kể về hình ảnh của trời thu, của sắc thu. Vẫn màu xanh ấy thế nhưng, thu ở đây "trong biếc tiếng nói cười", nó là màu xanh trong của hi vọng, của hạnh phúc tràn đầy của những con người được làm chủ đất nước của mình.
Trời thu thay áo mới
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha
Và niềm vui ấy còn càng trào dâng mạnh mẽ hơn với niềm tự hào về một đất nước giàu có, tươi đẹp:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Mỗi lời thơ là một lời giới thiệu, một niềm tự hào to lớn về Tổ quốc của mình. Chẳng thế mà nhà thơ liên tục khẳng định "đây là của chúng ta", lời khẳng định chắc nịch về chủ quyền của đất nước. Và những dòng thơ tiếp theo như một lời giới thiệu về non sông Tổ quốc mình với sự giàu có và tươi đẹp.
Đoạn thơ thể hiện cảm xúc tươi vui, xen lẫn hào hùng- cảm hứng sử thi bát ngát. Ở đó chúng ta thấy được một mùa thu mới mẻ, mùa thu của hạnh phúc được làm chủ quê hương của mình.
Những dòng thơ tiếp theo là hình ảnh của một đất nước trong chiến tranh với bao đau thương, mất mát, thế nhưng, xen lẫn là niềm tự hào về truyền thống đánh giặc của cha ông.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến chống quân xâm lược mà gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dù có bao nhiêu quân giặc, có mạnh mẽ đến đâu đều bị nhân dân ta đánh bại, làm nên những chiến thắng vẻ vang. Truyền thống đánh giặc ấy không phải chỉ mới có mà nó đã phát triển và được gìn giữ từ bao nhiêu thế hệ trước, từ trận Bạch Đằng đánh quân Nam Hán, đến hai cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên, chúng ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước bất kì kẻ thù nào! Nói về truyền thống đánh giặc là nói về niềm tự hào rất đỗi lớn lao của dân tộc Việt Nam ta, những lớp người Việt Nam, lớp này kế tiếp lớp khác luôn đứng lên giành lại độc lập cho dân tộc dù có phải chịu bao đau thương, bao mất mát, hy sinh. Mỗi lời thơ của tác giả như một lời nhắc nhở chúng ta về đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của cha ông.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Khơi dậy lên trong lòng mỗi người đọc chúng ta một niềm tự hào dân tộc rất đỗi hào hùng, bởi đất nước của chúng ta là "nước những người chưa bao giờ khuất", chưa bao giờ chúng ta chịu lùi bước trước một kẻ thù nào. Từng tiếng nói "Sát Thát' của cha ông cứ vẳng lên trong đêm, vẳng lên những lời thề "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".
Không phải dễ dàng chúng ta mới tự hào về truyền thống ấy, bởi chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh cứu quốc, bao mất mát hy sinh, đau thương:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
...
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Nguyễn Đình Thi đã sử dụng ở đây một loạt những hình ảnh đau thương mà chiến tranh gây lên cho dân tộc ta, nào là "dây thép gai đâm nát trời chiều", nào là "những cánh đồng quê chảy máu",... Tất cả đều là những điều bình dị ở quê hương của chúng ta, nó êm ả là thế cho đến khi bị quân thù giày xéo, chúng đã biến chúng thành biển máu, biển nước mắt. Hình ảnh nhân hóa "cánh đồng quê chảy máu" hay "dây thép gai đâm nát trời chiều" đều nhấn mạnh sự đau thương cùng cảm giác bi phẫn, đau đớn đến nghẹn ngào của tác giả. Ôi, chiến tranh, lũ giặc tàn ác đã cướp đi tất cả những yên bình, những hồn hậu của quê hương ta! Lũ giặc ấy đã khiến cả những "gốc tre hồn hậu" nhất cũng phải "bật lên những tiếng căm hờn"!
Thế nhưng, xen lẫn trong đau thương, người ta vẫn thấy hiện lên ở đó một nét thi vị, một sự lãng mạn của người chiến sĩ. Trong những đêm hành quân giữa rừng sâu, người chiến sĩ trẻ tuổi ấy không thể không nhớ tới người con gái mà mình yêu thương đang ở nơi quê nhà. Và bỗng đâu, đêm hành quân ấy bỗng trở lên thi vị hóa vô cùng:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Còn gì lãng mạn, thi vị hơn thế nữa khi mà tình yêu đôi lứa hòa cùng với tình yêu đất nước, thống nhất trong một tình yêu lớn lao của những người con đất Việt? Nó đã trở thành động lực giúp những người chiến sĩ có thêm sức mạnh để chiến đấu, sớm giành lại độc lập để trở về bên những người thân yêu. Hình ảnh này, chúng ta cũng từng được thấy trong thơ Quang Dũng, khi ông miêu tả những người lính trẻ Hà thành đang hành quân "Tây Tiến":
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Chúng ta - những người Việt Nam hiền lành, trung hậu, thế nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù dù chúng có mạnh mẽ, có những vũ khí tối tân đến thế nào! Chính vì thế mà sự tàn bạo chúng đặt lên đầu nhân dân ta càng khủng khiếp và man rợ bấy nhiêu, bởi chúng muốn đàn áp, muốn nhấn chìm đi những khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Ở tại khổ thơ tiếp theo này, nhà thơ đã liệt kê cho chúng ta thấy được sự dã man của quân thù, những tội ác mà chúng đã gieo rắc cho nhân dân ta:
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da
Những hình ảnh ấy thật đau đớn làm sao, cho chúng ta thấy được sự tàn ác của bè lũ kẻ thù. Và chính những đau thương ấy, sự khốc liệt ấy vừa khiến ta phải căm hờn vừa rèn giũa cho chúng ta - những người Việt Nam ý chí, sức mạnh, phẩm chất tạo nên những người anh hùng.
Ở hai khổ thơ này, nhà thơ đã sử dụng tương phản hai hình ảnh: tội ác của kẻ thù với sự đau thương cùng sức sống của dân tộc ta để khẳng định những phẩm chất anh hùng, đồng thời khẳng định niềm tin, lòng yêu nước, yêu hòa bình của dân tộc ta:
Xiềng xích bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà
Cuối cùng để khép lại một bài thơ về đề tài đất nước, Nguyễn Đình Thi đã kể về một đất nước trong niềm vui xây dựng Tổ quốc và trong khát vọng hướng tới tương lai.
Sau chiến tranh, công cuộc đầu tiên cần thiết lập lại đó là công cuộc xây dựng lại Tổ quốc bằng công nghiệp, bằng lao động. Hình ảnh những tiếng kẻng gọi quân cùng làn khói nhà máy bay lên giữa trời thu như khẳng định được sức mạnh của dân tộc ta, khẳng định sự cố gắng xây dựng Tổ quốc của nhân dân ta. Động từ "ôm đất nước" như cái ôm thật chặt của chính tác giả, bao trọn tình yêu của mình dành cho tất cả con người Việt Nam, ôm trọn những đau thương để giờ đây những con người ấy trở thành bất khuất, trở thành những anh hùng. Phảng phất ở đây là niềm tự hào mạnh mẽ khi chúng ta - một đất nước nhỏ bé đã vươn dậy từ những đau thương mà tiến lên xây dựng một tương lai sáng ngời cho dân tộc mình.
Cuối cùng, những hình ảnh tươi sáng, đẹp đẽ như "trời đất mới, ánh bình minh" được Nguyễn Đình Thi sử dụng như một hình ảnh gợi lên ngày mai tươi sáng của dân tộc ta. Những con người Việt Nam ta, từ sau chiến tranh, đi lên "như nước vỡ bờ", mạnh mẽ, dữ dội, cố gắng hết sức giành lấy tự do cho chính mình.
Khép lại bài thơ là một hình ảnh vô cùng hùng vĩ, hào hùng, đẹp đẽ:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
Hai câu thơ nhưng lại là hai hình ảnh đối lập "bùn, máu" với ánh sáng "chói lòa" làm sáng ngời lên ý chí của con người Việt Nam, tinh thần không chịu khuất phục của dân tộc Việt Nam.
Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ ca ngợi về Tổ quốc, về con người Việt Nam. Nhà thơ đã miêu tả đất nước trong hành trình đi lên từ những đau thương của chiến tranh cho tới khát vọng về một tương lai tương sáng, khi con người Việt Nam được làm chủ quê hương của mình, cùng nhau phát triển đất nước. Sâu bên trong từng câu chữ là niềm tự hào của tác giả về truyền thống của cha ông qua bao thế hệ và nhắc nhở mọi người về truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh mang sức gợi lên, giàu chất thơ, lồng trong tình yêu nước sâu sắc. Ngôn từ thơ giản dị, chan chứa yêu thương, niềm tự hào dân tộc. Ngoài ra, các biện pháp nghệ thuật cũng được sử dụng hết sức linh hoạt và nhuần nhuyễn.
Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài đất nước trong nền thơ ca Việt. Bài thơ đã khẳng định tên tuổi của Nguyễn Đình Thi, để ông xứng đáng góp mặt trong những nhà thơ xuất sắc nhất của văn đàn thơ của dân tộc ta.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Bài thơ “Đất nước” là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Thi, thể hiện rõ tâm tư và tình cảm của tác giả về quê hương, Tổ quốc. Trước hết, tác giả thể hiện cảm xúc dâng trào trước những đổi thay của mùa thu đất nước:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
Mở đầu bài thơ, tác giả đã gợi lên cho người đọc không khí mùa thu tươi đẹp của đất nước. Đó là một mùa thu đầy ánh sáng với hương cốm phảng phất, là một đặc trưng của thủ đô Hà Nội. Chỉ với vài nét chấm phá, cả không gian lẫn thời gian đều được khắc họa một cách rõ nét. Chính cái không khí ấy đã làm cho tác giả gợi nhớ đến mùa thu trước kia của đất nước. Đó là một mùa thu “chớm lạnh với gió heo may thổi đầy trên “phố dài”. Đó là hình ảnh người chiến sĩ dứt áo “ra đi đầu không ngoảnh lại”, quyết tâm chiến đấu vì hòa bình và hạnh phúc. Nếu thuở Lưu Trọng Lư, hình ảnh người ra đi đượm buồn thì ở đây, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa lên hình ảnh những người chiến sĩ ra đi dứt khoát, vì lý tưởng cao đẹp.
“Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”
Ẩn sâu từng lời thơ là hình ảnh thủ đô Hà Nội 1000 năm văn hiến. Mùa thu Hà Nội hiện lên đẹp đẽ, đặc trưng, xen kẽ không gian man mác, đậm chất thơ là hình ảnh con người với những khát vọng rất đáng trân trọng.
Tiếp theo đó, tác giả lý từ quá khứ đến hiện tại. Mùa thu của đất nước đầy vui tươi, hòa ca cùng niềm chiến thắng, độc lập mà biết bao con người đã cùng nhau chiến đấu mới giành được. Mùa thu đi đã khác, con người đã có thể hiên ngang đứng “giữa núi đồi” để ngân để ngân vang bài ca chiến thắng. Tiếng “nói cười”, tiếng hát, như hòa cùng núi sông “xanh biếc”. Và mùa thu của hôm đi dường như đã khác mùa thu ngày hôm qua. Nói như mở ra tương lai của đất nước tươi đẹp, hứa hẹn những đột phá ở phía trước.
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”
Với điệp từ “đây”, “chúng ta”, “những”,… Nguyễn đình Thi như đã khắc họa được lời ca tiếng hát của biết bao nhiêu con người trong ngày chiến thắng. Giờ đây, bầu trời, núi xanh, những cánh đồng, ngả đường hay là cả những con sông đều đã là của “chúng ta”. Đó như lời ngân vang tràn đầy hạnh phúc và tự hào của nhân dân bởi những nỗ lực và chiến đấu không ngừng đã giành được sự độc lập và hòa bình cho đất nước. Chỉ với vài vần thơ, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa được tâm thế và những xúc cảm của cả một thế hệ.
Sau những xúc cảm về mùa thu của đất nước, tác giả hồi tưởng lại quãng thời gian đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt, hào hùng. Đó là đất nước với những con người bất khuất, dũng cảm, chiến đấu hết mình vì độc lập, tự do của dân tộc:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!”
Đất nước dường như có sức sống vô cùng bền bỉ. Đó là đất nước của những con người sống mãi với thời gian bởi họ đã dành cả tuổi thanh xuân của mình vì một lý tưởng chung. Đó là một truyền thống nghìn đời của dân tộc. Và sự hào hùng, bất khuất ấy dường như in sâu vào lớp trầm tích ngàn năm với những tiếng “rì rầm” “vọng nói về”, để rồi tiếp thêm sức mạnh cho ngày hôm nay.
Qua ngòi bút của Nguyễn Đình Thi, đất nước hiện lên đau thương nhưng cũng rất đỗi anh hùng:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Những nỗi đau trong quá khứ, những mất mát mà cuộc chiến tranh mang lại có lẽ sẽ không bao giờ có thể quên được. Biết bao con người đã ngã xuống, biết bao cánh đồng xanh mướt một màu đỏ của máu, của khói lửa. Đến cả những con vật vô tri, “những gốc lúa bờ tre hồn hậu” “cũng bật lên những tiếng căm hờn” bởi tội ác dã man mà quân giặc tạo ra. Thế nhưng dù quân giặc của tàn ác đến đâu, dân tộc Việt Nam vẫn luôn luôn dũng cảm, lạc quan, sẵn sàng chiến đấu:
“Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!”
Lời thơ như khẳng định dù có phải chịu biết bao nhiêu đè nén, tàn ác của thực dân thì đất nước Việt Nam vẫn luôn là mình, hồn hậu, tươi đẹp với “chim”, “hoa”. Và hơn cả là “lòng (…) yêu nước thương nhà” của nhân dân đoàn kết.
Vượt qua tất cả những điều tàn ác, ách đô hộ của kẻ thù, đất nước đã “đứng lên”, “bật lên” để rồi tạo nên kỳ tích mà bình và cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhắc lại, bất cứ kẻ thù nào cũng đều phải run sợ:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
Chỉ với bốn câu thơ lục ngôn, Nguyễn Đình Thi đã khép lại bài thơ bằng giọng điệu đanh thép, kiên cường, tự hào. Khẳng định rằng, mỗi khi đất nước lâm nguy, nhân dân Việt Nam sẽ đứng lên, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Đó là một sức mạnh cộng đồng rất đáng trân trọng của nhân dân. Và đó cũng là định nghĩa về đất nước rất thơ của Nguyễn đình Thi. Đó là một đất nước nhỏ bé, lam lũ, suốt chiều dài của lịch sử hết đế quốc này đến địa chỉ khác lăm le xâm lược, Thế nhưng vượt lên trên tất cả, đất nước ấy luôn đứng dậy, kiên cường, mạnh mẽ, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc.
Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi Với giọng điệu đầy chất thơ, những hình ảnh quen thuộc đậm chất gợi hình, gợi tả, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa quá khứ hào hùng của dân tộc và một niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước. Bài thơ “Đất nước” cùng với biết bao tác phẩm khác đã khắc họa nên một đất nước Việt Nam tươi đẹp, có bề dày lịch sử, văn hoá rất đáng trân trọng.
Mỹ thuật thời nhà Trần thực tế là sự nối tiếp và phát triển mỹ thuật thời nhà Lý nhưng cách tạo hình lại khoáng đạt và khỏe khoắn hơn. Yếu tố mà đã tạo nên nét đặc trưng đó là sự giao lưu văn hoá rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm chống quân Mông Nguyên (Trung Quốc)
1. Kiến trúc
Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của thời nhà Trần: Kinh thành Thăng Long, khu cung điện Thiên Trường (Tức Mặc, Nam Định), khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh), lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình), các chùa ở núi Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bối Khê (Hà Tây, Hà Nội), tháp chùa Phổ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), I love Wikipedia
2. Điêu khắc và trang trí
Tượng Phật được tạc nhiều để thờ cúng, do đó, ở các chùa đều có tượng. Ngoài ra, còn có tượng quan hầu và tượng con thú ở các khu lăng mộ.Chạm khắc chủ yếu để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập được coi như những tác phẩm hoàn chỉnh.Hình Rồng thời nhà Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn Rồng thời nhà Lý
3. Đồ gốm
Gốm thời nhà Trần có xương dày, thô và nặng hơn so với gốm thời nhà Lý. Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh. Gốm hoa nâu, hoa lam với nét vẽ khoáng đạt không gò bó, đã nói lên tính phóng khoáng của nghệ nhân làm gốm thời nhà Trần.Đề tài trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu với thể thức không thay đổi nhiều so với thời nhà Lý.
Chợ Tết ở quê chính là đặc sản của mỗi vùng quê mỗi dịp tết đến xuân về, đây chính là phong tục tập quán trao đổi hàng hóa,mua bán hình thành từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Được về lại thăm chợ quê thanh bình của làng, em thực sự cảm thấy choáng ngợp vui thích khi được hòa mình vào dòng người náo nức, đón 1 cái Tết đoàn viên. Chợ Tết quê em thường bắt đầu từ ngày 22 Tết hàng năm, nhưng có những năm thì tầm đến ngày 24 thì chợ mới bán do hàng hóa bị chậm. Do nhu cầu tiêu dùng lớn nên chợ thường mở từ 5h sáng đến 9h tối mới ngớt khách. Chợ ở quê thì chủ yếu bán những nông phẩm, đồ tiêu dùng mộc mạc, giản dị chứ không như siêu thị trên thành phố vì nhu cầu của người nông thôn cũng khá dung dị. Với những người nông thôn, họ ưa thích những đồ tươi ngon, giá cả hợp lý hơn là đồ đóng gói sẵn. Em đã thức dậy rất sớm với mẹ và đi chợ quê sắm sửa đồ Tết vào ngày 25. Mới sáng sớm nhưng chợ đã đông nghịt dòng người. Những sạp bán rau tươi rói, những sạp bán thịt của nhà đã bày chật kín đường. Chợ quê vô cùng bình dị, những lồng trứng, lồng gà,... được bày bán khắp nơi. Tiếng nói cười náo nhiệt nhưng ấm áp, tràn ngập không khí Tết vô cùng. Em đã cùng mẹ mua hoa thắp hương, mua thực phẩm làm cơm, mua cả 1 cành đào đặt bàn thờ nữa. Hai mẹ con phải đi đến trưa mới xách được đống đồ về được đến nhà. Thực phẩm của chợ thì sạch sẽ và tươi ngon nên đảm bảo lắm. Tóm lại, chợ quê là phong tục đẹp của làng quê Việt Nam, em rất thích đi chợ quê để được sắm sửa đón Tết sang.
Mình viết về hội chợ quê nha