đặc điểm của đô thị hóa, nguyên nhân hình thành và hậu quả của đô thị hóa
giuasp em vs ạ mai e thi rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khao/:
Đặc điểm của đô thị hoá thể hiện qua 3 yếu tố: số dân gia tăng, mở rộng lãnh thổ, lối sống đô thị phổ biến.
4.1. Số dân gia tăngThực tế cho thấy, đô thị hoá làm cho tỷ lệ dân số gia tăng, đặc biệt là ở những khu vực tỉnh thành phố lớn. Tỷ lệ này có sự thay đổi theo những mốc thời gian nhất định.
Cụ thể: Tại thời điểm thế kỉ thứ XIX, số dân thành thị ước tính đạt 30 triệu dân, chiếm 3% tỷ lệ dân số trên phạm vi lãnh thổ toàn cầu.
Đô thị hóa thúc đẩy công cuộc di dân về những thành phố lớn để sinh sống và phát triển kinh tế.
Cụ thể: năm đầu của thế kỷ XX, mức độ gia tăng dân số đạt hơn 600 triệu dân tại những thành phố có 10 vạn dân. Con số gia tăng này tương đương với khoảng 5,5% đến 16% dân cư thế giới tại thời điểm đó.
4.2. Mở rộng lãnh thổGiới thiệu: Đô thị hóa thúc đẩy khu vực lãnh thổ đô thị ngày càng được mở rộng sang các vùng và tỉnh thành lân cận. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật được cải thiện với sự liên kết giữa các khu vực. Nhờ vậy, khoảng cách đời sống giữa dân cư các vùng tiếp giáp được kéo gần và hình thành sự mở rộng lãnh thổ của đô thị hoá
- Tỉ lệ dân thành thị của châu Phi không ngừng tăng (từ 33% năm 2000 lên 40% năm 2013). Tốc độ đô thị hóa ở châu lục này khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. Đó là kết quả của gia tăng dân số tự nhiên cao, cùng với sự di dân từ nông thôn vào các thành phố lớn do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột tôn giáo, chiến tranh.
- Những hậu quả: sẽ làm phát sinh ra nhiều vấn đề về kinh tế, học hành, làm việc, ăn uống, nhà ở, xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột và làm ô nhiễm môi trường.
chúc bạn học tốt
- Tỉ lệ dân thành thị của châu Phi không ngừng tăng (từ 33% năm 2000 lên 40% năm 2013). Tốc độ đô thị hóa ở châu lục này khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. Đó là kết quả của gia tăng dân số tự nhiên cao, cùng với sự di dân từ nông thôn vào các thành phố lớn do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột tôn giáo, chiến tranh.
- Những hậu quả: sẽ làm phát sinh ra nhiều vấn đề về kinh tế, học hành, làm việc, ăn uống, nhà ở, xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột và làm ô nhiễm môi trường.
- Tỉ lệ dân thành thị của châu Phi không ngừng tăng (từ 33% năm 2000 lên 40% năm 2013). Tốc độ đô thị hóa ở châu lục này khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. Đó là kết quả của gia tăng dân số tự nhiên cao, cùng với sự di dân từ nông thôn vào các thành phố lớn do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột tôn giáo, chiến tranh.
- Những hậu quả: sẽ làm phát sinh ra nhiều vấn đề về kinh tế, học hành, làm việc, ăn uống, nhà ở, xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột và làm ô nhiễm môi trường.
Do sự phát triển của các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại đã dẫn tới sự tập trung của thị dân ở những vùng kinh tế phát triển, Đồng nghĩa với việc tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ cho tầng lớp ấy. Quá trình đô thị hóa từ đó mà hình thành.
Hậu quả của đô thị hóa dẫn tới hiện tượng dân cư co cụm tập trung ở những vùng phát triển trong khi lại thưa thớt ở vùng nông thôn. Đô thị hóa đặt gánh nặng lên vấn đề cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Gây nên những hiện tượng tiêu cực như ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, vấn đề lao động và việc làm,...
Biện pháp: xan xẻ bớt các ngành công nghiệp, các công việc về vùng ngoại thành và những vùng phụ cận để tạo sức hút về việc làm, giảm bớt gánh nặng, tiêu cực.
Hướng giải quyết
Để những vấn đề của đô thị hóa ở nước ta đi đúng hướng thì một trong những nhiệm vụ cơ bản ban đầu là hoạch định cho được từng bước đi cụ thể của cả quá trình đô thị hoá. Trước tiên khi đặt vấn đề suy nghĩ về đô thị hoá tại ViệtNam: Đô thị hoá - bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp lưu truyền qua hàng ngàn năm nay sẽ ra sao? Đô thị hoá - nông dân và người nghèo được gì tại những lãnh thổ chịu tác động của quá trình đó? Văn hoá và truyền thống dân tộc sẽ thích nghi như thế nào dưới tác động mãnh liệt và quá ồ ạt của quá trình đô thị hóa?
Đô thị phát triển tự phát thiếu quy hoạch, từ đó dẫn đến việc có một số đô thị thiếu hoặc rất kém về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, ô nhiễm môi trường, cảnh quan suy thoái.. Ở bất cứ khâu nào của công tác quy hoạch (quy hoạch mới, quy hoạch cải tạo chỉnh trang đô thị cũng như điều chỉnh quy hoạch) đều thiếu sự đồng bộ, chất lượng các các đồ án quy hoạch không được tốt, thiết kế đô thị chưa được quan tâm hoặc bỏ ngỏ, điều lệ quản lý đô thị thì lỏng lẻo và thiếu sự thống nhất giữa các cấp… Thậm chí các dự án quy hoạch còn phụ thuộc vào các nhà đầu tư! Như vậy, nguyên nhân chính của tình trạng này là do hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng trong phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ (nhiều lĩnh vực bị bỏ trống nhưng lại có nhiều lĩnh vực được đầu tư chồng chéo).
Ngoài ra, đô thị hoá ở nước ta đã và đang dẫn đến mất cân đối trong sự hài hoà cần thiết giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên. Đồng thời, cũng làm mất đi sự cân đối và sự hài hoà cần thiết giữa các vùng dân cư, các vùng kinh tế. Vậy thì, đô thị hóa nhất thiết phải được tiến hành đồng bộ cả vùng bị đô thị hoá và các lãnh thổ chịu tác động của quá trình đó.
Mặt khác, đô thị hoá đang tạo điều kiện phát triển rất nhanh cho các ngành phi sản xuất, nhưng lại cản trở sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất cho xã hội. Điều này, rất dễ nhận thấy ở các ngành nông, lâm, ngư nghiệp... tại các vùng nông thôn bị đô thị hóa, từ đó dẫn đến phân chia giàu nghèo một cách rõ rệt. Sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế tất yếu sẽ sinh ra phân tầng xã hội về giáo dục, về văn hoá, về hệ tư tưởng, từ đó dẫn tới mâu thuẫn trong đời sống chính trị. Đó là tiền đề cho những bất an trong đời sống xã hội.
Tăng trưởng kinh tế nhanh dẫn tới quá trình đô thị hoá tại Việt Nam diễn ra khá mạnh mẽ. Vậy chúng ta phải ứng xử như thế nào với quá trình đó? Trước hết, phải tập trung vào công tác quy hoạch và đô thị hóa một cách bài bản hơn: quy hoạch và đô thị hóa phải có tầm nhìn dài hạn và lộ trình thực hiện; quy hoạch và đô thị hóa phải có sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội; quy hoạch và đô thị hóa phải tính đến lợi ích của các bên liên quan: Nhà nước, xã hội, cộng đồng dân cư và người dân. Nhà nước có trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất và phải chủ động đào tạo nghề cho người dân để chuyển dịch cơ cấu lao động.
Trong quy hoạch, nhất thiết phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi vùng miền, mỗi địa phương (vật thể cũng như phi vật thể), trong đó đặc biệt chú ý đến các di tích lịch sử, các làng cổ, các giá trị văn hoá phi vật thể để có thể trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, cũng là khoảng đệm tạo sự thông thoáng cho đô thị.Đô thị hoá ở Việt Nam phải được đặt trong bối cảnh chung của cả thế giới. Ở đây, điều quan trọng là tiếp thu khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong phát triển và quản lý đô thị như thế nào. Sự liên kết và học hỏi những kinh nghiệm tốt về đô thị hóa với thế giới là rất cần thiết. Tuy mỗi nước có hoàn cảnh và đặc thù riêng, nhưng chúng ta phải học hỏi và phải “đứng được bằng bản năng và bản sắc riêng của chính mình”.
Đô thị hóa ở trung và nam mĩ để lại nhiều hậu quả nặng nề do dân số tập trung lại nhiều ở các thành phố mà thưa thớt ở nông thôn, dẫn đến nhiều hậu quả
- Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm.
- Thiếu nhà ở, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, an ninh, trật tự xã hội…
Hậu quả :
- Thất nghiệp , thiếu việc làm , vô gia cư .
- Tệ nạn xã hội
- Ô nhiễm môi trường
Tham khảo:
Hậu quả:
+ Ô nhiễm môi trường
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người (Hô hấp; tiêu hóa;...)
+ Giao thông (Ùn tắc giao thông;...)
+ Thiếu chỗ ởThất nghiệp
+ Gây ra nhiều tệ nạn xã hội
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực.
ảnh hưởng
Đô thị hóa làm ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến số lượng, chất lượng dân số đô thị. Quá trình này còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia.
Đặc điểm của đô thị hóa:
- Sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị.
- Sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn.
- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Nguyên nhấn:
-Sự di chuyển nông thôn đến đô thị
-Người nông thôn tin rằng mức sống ở các đô thị sẽ được tốt hơn nhiều tại các khu vực nông thôn.
-Tỷ lệ tăng tự nhiên gây ra bởi sự giảm tỷ lệ tử vong trong khi tỷ lệ sinh vẫn còn cao.
Hậu quả:
Dân số sống ở đô thị đi lại đến các thành phố trong xe ô tô của họ. Điều này đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, tăng ô nhiễm không khí và các tai nạn liên quan đến ô tô.Đô thị hóa đã gây ra những lo ngại về vấn đề môi trường.