K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chiếc Răng Khôn Nổi TiếngChuyện kể, có cậu bé nọ sống với mẹ cậu. Cả hai đều rất nghèo. Cậu bé tuy vận rất thông minh và đĩnh đạc. Càng lớn, cậu càng nên khôn ngoan và khôi ngô tuấn tú.Nhưng mẹ cậu lại buồn.Một ngày, cậu hỏi Mẹ, “Mẹ ơi, sao lại mẹ lại buồn?” Mẹ cậu đáp, “Con trai, có một nhà tiên tri tiên báo với mẹ rằng, bất cứ ai có răng khôn mọc giống như con, sau...
Đọc tiếp

Chiếc Răng Khôn Nổi Tiếng

Chuyện kể, có cậu bé nọ sống với mẹ cậu. Cả hai đều rất nghèo. Cậu bé tuy vận rất thông minh và đĩnh đạc. Càng lớn, cậu càng nên khôn ngoan và khôi ngô tuấn tú.
Nhưng mẹ cậu lại buồn.
Một ngày, cậu hỏi Mẹ, “Mẹ ơi, sao lại mẹ lại buồn?” Mẹ cậu đáp, “Con trai, có một nhà tiên tri tiên báo với mẹ rằng, bất cứ ai có răng khôn mọc giống như con, sau này sẽ rất nổi tiếng.”
Cậu lại hỏi, “Ủa mẹ không muốn con nổi tiếng sao?”
– Con trai yêu quý của mẹ! Có người mẹ nào lại không muốn nhìn thấy con mình nổi tiếng? Mẹ buồn vì mẹ nghĩ rằng, khi nổi tiếng rồi, con sẽ quên mất mẹ và rời xa mẹ.
Nghe những lời từ Mẹ, cậu bé bắt đầu khóc. Bất chợt, cậu chạy ra khỏi nhà, nhặt lấy hòn đá và đập mạnh vào chiếc răng khôn của mình. Miệng cậu đầy máu.
Mẹ cậu chạy ra, choáng váng trước những gì cậu bé làm, Mẹ hỏi, “Con trai, con đang làm gì thế?”
– Mẹ ơi, nếu những chiếc răng này khiến mình đau buồn, con thà chẳng có chúng thì hơn. Chúng vô ích với con. Con không muốn nổi tiếng vì những chiếc răng này. Con muốn nổi tiếng vì đã biết phụng dưỡng mẹ.
Cậu bé đó chính là nhà hiền triết nổi tiếng người Ấn, Chanakya (350–283 trước Thiên Chúa giáng sinh)

 

1
3 tháng 3 2021

good job amazing

Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.” Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận...
Đọc tiếp

Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.” Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.” Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha...”

Câu 4. Qua câu chuyện này cùng chi tiết những vết đinh, em rút ra được bài học gì ?

1
6 tháng 1 2022

Trong cuộc sống , bản thân mỗi một cá nhân mõi khi nổi giận phải luôn biết kiềm chế cảm xúc của bản thân vì khi ta không thể kiềm chế được cảm xúc của chính mình , ta sẽ bộc phát ra những câu nói mà khiến người nghe cảm thấy đau lòng , đó sẽ là những vết thương có ảnh hưởng một cách vô cùng sâu sắc đến người khác , những vết thương ấy không bao giờ có thể lành lại như trước nữa mà nó đã in sâu vào trong tâm trí , trong lòng của họ. 

12 tháng 3 2022

ND chính: Cậu bé tức giận đóng những chiếc đinh lên hàng rào, dần dần sau đó cậu đã kiềm chế được cơn tức giận của mình.

13 tháng 3 2022

trả lời kiểu j thế cụt ngủn vl

 

NHỮNG VẾT ĐINH Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu:- Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi....
Đọc tiếp

NHỮNG VẾT ĐINH

 

Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu:

- Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.

Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.

Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo:

- Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.

Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu:

- Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…

(Bảng chữ cái cuộc đời – Hoa trái tâm hồn, NXB Trẻ, 2009)

 

 

 

Câu 1: Tìm ba chi tiết miêu tả hành động của nhân vật cậu bé trong câu chuyện trên.Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

 

Câu 2: Hãy tìm trong đoạn in đậm một câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.

Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn đó.

 

Câu 3: Theo em, lời nói của người cha trong đoạn in đậmcó đúng hay không? Hãy giải thích ý kiến của em.

 

Câu 4: Từ câu chuyện trong “Những vết đinh”, em rút ra được bài học gì cho chính mình?

 

0
[…] Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. […] (Trích truyện Thạch Sanh - Truyện cổ tích, Ngữ văn 6, tập 1, trang...
Đọc tiếp

[…] Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. […] (Trích truyện Thạch Sanh - Truyện cổ tích, Ngữ văn 6, tập 1, trang 61, NXBGD năm 2016) a. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy ghi lại một trạng ngữ và cho biết chức năngủa trạng ngữ đó ? (2,0 đ) b. Đoạn trích trên kể về việc gì? (2,0 đ) c. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy cho biết nhân vật chính là ai? Ghi lại một lời của người kể có trong đoạn trích. (1,0 điểm) d. Cảm xúc của em sau khi đọc xong đoạn trích trên là gì? (Viết 3 - 4 dòng) (2,0 điểm)

0
15 tháng 7 2023

Cụm danh từ:

- một túp lều cũ

Phụ trước: một (số từ)

Thành phần chính: túp lều

Phụ sau: cũ (tính từ)

- cả gia tài

Phụ trước: cả (số từ)

Thành phần chính: gia tài

Phụ sau: không có

- các môn võ nghệ thuật

Phụ trước: các (số từ)

Thành phần chính: môn võ nghệ thuật

Phụ sau: không có

- mọi phép thần thông.

Phụ trước: mọi (số từ)

Thành phần chính: phép thần thông

Phụ sau: không có

Cụm động từ:

- vừa khôn lớn

Phụ trước: vừa

Thành phần chính: khôn lớn

Phụ sau: không có

- sống lủi thủi

Phụ trước: không có

Thành phần chính: sống

Phụ sau: lủi thủi

         VẾT SẸO CỦA MẸ    Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường Tiểu Học, điều cậu bé sợ đã trở thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên Bạn bè và Giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé. Cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình, mặc dù cũng là một người phụ nữa đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé...
Đọc tiếp

         VẾT SẸO CỦA MẸ

    Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường Tiểu Học, điều cậu bé sợ đã trở thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên Bạn bè và Giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé. Cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình, mặc dù cũng là một người phụ nữa đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi tại sao mẹ mình bị một vết sẹo lớn như vậy.

   Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ, mặc cho có vết sẹo đập vào mắt.Nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào trong góc tránh mọi người, ở đó cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo.

  -Làm sao chị bị vết sẹo trên mặt như vậy? Cô giáo của cậu bé hỏi

  Người mẹ trả lời:

 -Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì ngọn lửa bốc lên, mọi người đều sợ và không dám vào vì lửa bốc quá cao, và thế là tôi chạy vào, khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó, và tôi vội vàng lấy mình che cho nó, tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn nhờ có anh lính cứu hỏa cứu cả hai mẹ con tôi.

 Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt và nói: "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho đến ngày nay, tôi không hề hối tiếc về điều mình đã làm." Đến đây cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình, cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.

                                                                         (Theo Hạt giống tâm hồn)

 

Câu 1: Nêu thể loại của văn bản. Chỉ rõ đặc điểm của thể loại.

Câu 2: Tìm chi tiết thể hiện hành động của cậu bé sau khi nghe câu trả lời của mẹ.

Câu 3: Bài học rút ra được từ câu chuyện trên? Nêu hai việc làm thể hiện nội dung bài học.

Câu 4: Giải nghĩa từ "Tay" trong câu sau và cho biết từ "Tay" dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

  ....Cậu ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình, cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.

Câu 5: Xác định một từ láy trong đoạn. Đặt câu và nêu tá dụng từ láy trong câu

1
12 tháng 2 2023

1. Thể loại: truyện ngắn.

Đặc điểm: không quá nhiều nhân vật, cốt truyện chỉ đến một sự việc.

2. Chi tiết:

- Không nép sau lưng mẹ vì xấu hổ về vết sẹo của mẹ nữa.

- Nước mắt lưng trròng, ôm lấy mẹ.

- Nắm chặt tay mẹ suốt ngày hôm đó.

3. Bài học:

- Tình mẫu tử luôn thiêng liêng, vô giá nhất trên đời.

- Cần biết ơn, yêu thương người thân của mình.

- Không cần lo lắng suy nghĩ của người khác về vẻ bề ngoài không đẹp của người thân hay chính mình.

Việc làm bạn kiếm trên mạng nha.

4. Nghĩa:

- Một trong những bộ phận trên cơ thể của con người.

Dùng theo nghĩa gốc.

5. Một từ láy: dịu dàng.

Đặt câu: Từng cử chỉ dịu dàng của cô đã giúp cho chữ viết em ngày càng tiến bộ.

Tác dụng từ láy: gợi rõ hơn cái mình đang nói đến và làm cho câu văn thêm sức gợi cảm về từ ngữ.

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi: Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết sẹp lớn che gần toàn bộ mặt...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi: Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết sẹp lớn che gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy. Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình trong góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo. "Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" - Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời: "Khi con tôi còn bé, nó đang trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó. Tôi ngất xỉu nhưng thật là may mắn, có môt anh lính cứu hỏa đã vào và cứu hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc vì điều mình đã làm." Đến đây, cậu bé ra khỏi chỗ nấp của mình chạy về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời. a) Nêu phương thức biwwur đạt chính của câu chuyện trên? B. Em hiểu thế nào về câu vết sẹo này không thể chữa được nữa ra nhưng tới giờ tôi vẫn chưa hối hận về việc mình đã làm.có ý nghĩa gì C. Qua văn bản trên em thấy tình cảm của cậu bé dành cho mẹ có sự thay đổi như thế nào D. Từ văn bản trên em suy nghĩ gì về vai trò của người mẹ trong cuộc sống

2
28 tháng 11 2021

A)

1. PTBĐ: tự sự, biểu cảm, miêu tả.

2. Điều làm cậu bé sợ là vết sẹo lớn che gần như toàn bộ mặt bên phải của mẹ cậu mặc dù cô có sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên.

3. Vì cậu bé đã nghe được toàn bộ "sự tích" của vết sẹo cũng như cảm nhận được tình mẫu tử của mẹ dành cho mình.

4. - Nếu là người con trong câu chuyện, khi chứng kiến câu chuyện của mẹ và cô giáo, em sẽ không ngồi trong góc nữa mà chạy ra thật nhanh, ôm lấy mẹ và nói: "Con tự hào và yêu mẹ nhiều lắm!"

 

28 tháng 11 2021

tách ra đi ạ

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi:           Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết  sẹp lớn che gần toàn bộ...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi:

    
       Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết  sẹp lớn che gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.

      Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình trong  góc tránh mặt mọi người.

     Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo. "Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" - Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời: "Khi con tôi còn bé, nó đang trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó. Tôi ngất xỉu nhưng thật là may mắn, có môt anh lính cứu hỏa đã vào và cứu hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc vì điều mình đã làm." Đến đây, cậu bé ra khỏi chỗ nấp của mình chạy  về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời.

a) Nêu phương thức biwwur đạt chính của câu chuyện trên? (0.5đ)

b) Điều làm cậu bé sợ là gì? (0.5đ)

c) Tại sao cậu bé lại nắm chặt tay mẹ cả ngày hôm đó như không muốn rời? (0.5đ)

d) Nếu em là người con trong câu chuyện, khi chứng kiến câu chuyện của mẹ và cô giáo em sẽ xử sự như thế nào? (0.5đ)

1
6 tháng 3 2020

a) Phương thức biểu đạt: Tự sự

b) Cậu bé sợ mọi người sẽ cười vì vết sẹo to tướng của mẹ làm cậu cảm thấy xấu hổ

c) Vì cậu bé đã cảm nhận được sự hi sinh của người mẹ [câu này tớ không chắc .-.]

d) Câu này nêu suy nghĩ của cậu lên nha :33

Chúc cậu học tốt :>

22 tháng 6 2018

Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:

• Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.

• Thân bài:

+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra - đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo,... Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.

+ Nguyên nhân:

- Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỷ.

- Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.

- Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.

- Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...

+ Hậu quả:

 - Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.

 - Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.

 - Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.

+ Cách khắc phục:

- Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.

- Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp cùa lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.

- Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỷ.

• Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.