K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“[…] Đã đến đêm hai mươi bốn tháng chạp tây rồi. Em gái tôi vẫn nhởn nhơ chơi đùa. Nó hí hửng săn đón tụi bạn học cũ để hỏi tiền chúng ăn quà chịu của nó và mua thêm ít hoa quả như bưởi, khế, hột sắn để sáng mai ra cổng trường bà Sờ ngay bên cạnh nhà bán tranh với tụi hàng quà. Cô tôi đi đánh chắn vắng. Bà tôi ở nhà nhưng không thèm hỏi gọi đến tôi. Mười giờ hơn, tôi lẳng lặng ra đi, vận áo chùng...
Đọc tiếp

“[…] Đã đến đêm hai mươi bốn tháng chạp tây rồi. Em gái tôi vẫn nhởn nhơ chơi đùa. Nó hí hửng săn đón tụi bạn học cũ để hỏi tiền chúng ăn quà chịu của nó và mua thêm ít hoa quả như bưởi, khế, hột sắn để sáng mai ra cổng trường bà Sờ ngay bên cạnh nhà bán tranh với tụi hàng quà. Cô tôi đi đánh chắn vắng. Bà tôi ở nhà nhưng không thèm hỏi gọi đến tôi. Mười giờ hơn, tôi lẳng lặng ra đi, vận áo chùng thâm, đầu trần, chân không. […].

Mặc có bộ quần áo chúc bâu mỏng và chiếc áo chùng thâm đã toạc vai, tôi thấy khí lạnh thấm vào da thịt càng tê buốt, và mỗi lần gió đông như ngọn roi quất nhanh qua mặt, tôi tưởng như hai gò má bị một lưỡi dao sắc cứa dài. Đi lại mãi, hơn mười vòng chung quanh nhà thờ rồi, và len lỏi bao nhiêu lượt vào các đám đông, hai ống chân tôi đã mỏi rời. Tiếng chuông bỗng nổi dậy. Rồi cả bầu trời rung chuyển lên bởi những vang động dồn dập đổ hồi. Cửa nhà thờ đã mở rộng. Một vòm chói lòa ánh sáng đèn nến và ánh ngời của thủy tinh, của pha-lê và của vàng son tỏa ra. Tây đầm đi vào trước. Cả bầu đoàn, vú bế, vú dắt, chị hai, chị khâu, bé con cầm áo choàng và làn mây dựng đầy bánh kẹo hoa quả, ríu rít theo sau. […] Vượt nhanh khỏi mấy bực thềm đá, tôi cố gắng lách mình qua một chặng người để có thể nhìn thấy bàn thờ nhưng không sao được.

Đã đến thế, mỗi lần tôi rúc đầu lách mình vào các đám đông hôi hám ở ngoài cùng ấy thì lại bị một người trong bọn đẩy xuống nếu không phải một cái cốc lỗ đầu. Dần dần tôi mất cả cái hứng thú xem cử lễ. Dần dần tôi thấy sự lạnh lẽo thấm thía hơn. Dần dần tôi cảm thấy một cách chua cay bên sự trơ trọi hèn hạ của tôi, một đứa trẻ côi cút cùng khổ, có bao nhiêu người vui sướng, say sưa, chỉ chạm đến họ tôi cũng không dám. Tiếng đàn sáo ca hát càng dướn lên, dồn dập tưng bừng. Nhưng tôi đã bước khỏi cái bậc cuối cùng của cái sàn đá cũng kín người- những người nhà quê đến chậm. Tôi lủi thủi đi ngược lên phía trên rồi ngoặt ra con đường trung tâm của thành phố, có khu vườn cây, vườn hoa và những chuồng chim mọi ngày tôi thường tha thẩn ở đây và đi qua đây. Tôi không về nhà”.

                               (Trích chương 5-Đêm Noen, Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Nêu những đặc trưng của thể loại đó.

Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

Câu 3. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” trong đêm Noen.

Câu 4. Em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật tôi trong đêm Noen đó?

Câu 5. Theo em, ở tuổi đi học, trẻ em cần những gì?

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:  “[...] Đã đến đêm hai mươi bốn tháng chạp tây rồi. Em gái tôi vẫn nhởn nhơ chơi đùa. Nó hí hửng săn đón tụi bạn học cũ để hỏi tiền chúng ăn quà chịu của nó và mua thêm ít hoa quả như bưởi, khế, hột sắn để sáng mai ra cổng trường bà Sờ ngay bên cạnh nhà bán tranh với tụi hàng quà. Cô tôi đi đánh chắn vắng. Bà tôi ở nhà nhưng không thèm hỏi gọi đến tôi....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

  “[...] Đã đến đêm hai mươi bốn tháng chạp tây rồi. Em gái tôi vẫn nhởn nhơ chơi đùa. Nó hí hửng săn đón tụi bạn học cũ để hỏi tiền chúng ăn quà chịu của nó và mua thêm ít hoa quả như bưởi, khế, hột sắn để sáng mai ra cổng trường bà Sờ ngay bên cạnh nhà bán tranh với tụi hàng quà. Cô tôi đi đánh chắn vắng. Bà tôi ở nhà nhưng không thèm hỏi gọi đến tôi. Mười giờ hơn, tôi lẳng lặng ra đi, vận áo chùng thâm, đầu trần, chân không. [...]. Mặc có bộ quần áo chúc bâu mỏng và chiếc áo chùng thâm đã toạc vai, tôi thấy khí lạnh thấm vào da thịt càng tê buốt, và mỗi lần gió đông như ngọn roi quất nhanh qua mặt, tôi tưởng như hai gò má bị một lưỡi dao sắc cứa dài. Đi lại mãi, hơn mười vòng chung quanh nhà thờ rồi, và len lỏi bao nhiêu lượt vào các đám đông, hai ống chân tôi đã mỏi rời. Tiếng chuông bỗng nổi dậy. Rồi cả bầu trời rung chuyển lên bởi những vang động dồn dập đổ hồi. Cửa nhà thờ đã mở rộng. Một vòm chói lòa ánh sáng đèn nến và ánh ngời của thủy tinh, của pha-lê và của vàng son tỏa ra. Tây đầm đi vào trước. Cả bầu đoàn, vú bế, vú dắt, chị hai, chị khâu, bé con cầm áo choàng và làn mây dựng đầy bánh kẹo hoa quả, ríu rít theo sau. [...] Vượt nhanh khỏi mấy bực thềm đá, tôi cố gắng lách mình qua một chặng người để có thể nhìn thấy bàn thờ nhưng không sao được.

Đã đến thế, mỗi lần tôi rúc đầu lách mình vào các đám đông hôi hám ở ngoài cùng ấy thì lại bị một người trong bọn đẩy xuống nếu không phải một cái cốc lỗ đầu. Dần dần tôi mất cả cái hứng thú xem cử lễ. Dần dần tôi thấy sự lạnh lẽo thấm thía hơn. Dần dần tôi cảm thấy một cách chua cay bên sự trơ trọi hèn hạ của tôi, một đứa trẻ côi cút cùng khổ, có bao nhiêu người vui sướng, say sưa, chỉ chạm đến họ tôi cũng không dám. Tiếng đàn sáo ca hát càng dướn lên, dồn dập tưng bừng. Nhưng tôi đã bước khỏi cái bậc cuối cùng của cái sàn đá cũng kín người-những người nhà quê đến chậm. Tôi lủi thủi đi ngược lên phía trên rồi ngoặt ra con đường trung tâm của thành phố, có khu vườn cây, vườn hoa và những chuồng chim mọi ngày tôi thường tha thẩn ở đây và đi qua đây. Tôi không về nhà”.

Câu 1: Liệt kê các từ láy có trong đoạn văn bản trên. Phân tích ý nghĩa của một từ láy.

mình đang cần gấp ạ !

1
11 tháng 12 2021

  “[...] Đã đến đêm hai mươi bốn tháng chạp tây rồi. Em gái tôi vẫn nhởn nhơ chơi đùa. Nó hí hửng săn đón tụi bạn học cũ để hỏi tiền chúng ăn quà chịu của nó và mua thêm ít hoa quả như bưởi, khế, hột sắn để sáng mai ra cổng trường bà Sờ ngay bên cạnh nhà bán tranh với tụi hàng quà. Cô tôi đi đánh chắn vắng. Bà tôi ở nhà nhưng không thèm hỏi gọi đến tôi. Mười giờ hơn, tôi lẳng lặng ra đi, vận áo chùng thâm, đầu trần, chân không. [...]. Mặc có bộ quần áo chúc bâu mỏng và chiếc áo chùng thâm đã toạc vai, tôi thấy khí lạnh thấm vào da thịt càng tê buốt, và mỗi lần gió đông như ngọn roi quất nhanh qua mặt, tôi tưởng như hai gò má bị một lưỡi dao sắc cứa dài. Đi lại mãi, hơn mười vòng chung quanh nhà thờ rồi, và len lỏi bao nhiêu lượt vào các đám đông, hai ống chân tôi đã mỏi rời. Tiếng chuông bỗng nổi dậy. Rồi cả bầu trời rung chuyển lên bởi những vang động dồn dập đổ hồi. Cửa nhà thờ đã mở rộng. Một vòm chói lòa ánh sáng đèn nến và ánh ngời của thủy tinh, của pha-lê và của vàng son tỏa ra. Tây đầm đi vào trước. Cả bầu đoàn, vú bế, vú dắt, chị hai, chị khâu, bé con cầm áo choàng và làn mây dựng đầy bánh kẹo hoa quả, ríu rít theo sau. [...] Vượt nhanh khỏi mấy bực thềm đá, tôi cố gắng lách mình qua một chặng người để có thể nhìn thấy bàn thờ nhưng không sao được.

Đã đến thế, mỗi lần tôi rúc đầu lách mình vào các đám đông hôi hám ở ngoài cùng ấy thì lại bị một người trong bọn đẩy xuống nếu không phải một cái cốc lỗ đầu. Dần dần tôi mất cả cái hứng thú xem cử lễ. Dần dần tôi thấy sự lạnh lẽo thấm thía hơn. Dần dần tôi cảm thấy một cách chua cay bên sự trơ trọi hèn hạ của tôi, một đứa trẻ côi cút cùng khổ, có bao nhiêu người vui sướng, say sưa, chỉ chạm đến họ tôi cũng không dám. Tiếng đàn sáo ca hát càng dướn lên, dồn dập tưng bừng. Nhưng tôi đã bước khỏi cái bậc cuối cùng của cái sàn đá cũng kín người-những người nhà quê đến chậm. Tôi lủi thủi đi ngược lên phía trên rồi ngoặt ra con đường trung tâm của thành phố, có khu vườn cây, vườn hoa và những chuồng chim mọi ngày tôi thường tha thẩn ở đây và đi qua đây. Tôi không về nhà”.

Ý nghĩa từ láy ''lẳng lặng'': diễn tả sự im lặng, không nói hay phát ra tiếng động

11 tháng 12 2021

thank kiu cj ạ

 

“[…] Đã đến đêm hai mươi bốn tháng chạp tây rồi. Em gái tôi vẫn nhởn nhơ chơi đùa. Nó hí hửng săn đón tụi bạn học cũ để hỏi tiền chúng ăn quà chịu của nó và mua thêm ít hoa quả như bưởi, khế, hột sắn để sáng mai ra cổng trường bà Sờ ngay bên cạnh nhà bán tranh với tụi hàng quà. Cô tôi đi đánh chắn vắng. Bà tôi ở nhà nhưng không thèm hỏi gọi đến tôi. Mười giờ hơn, tôi lẳng lặng ra đi, vận áo chùng...
Đọc tiếp

“[…] Đã đến đêm hai mươi bốn tháng chạp tây rồi. Em gái tôi vẫn nhởn nhơ chơi đùa. Nó hí hửng săn đón tụi bạn học cũ để hỏi tiền chúng ăn quà chịu của nó và mua thêm ít hoa quả như bưởi, khế, hột sắn để sáng mai ra cổng trường bà Sờ ngay bên cạnh nhà bán tranh với tụi hàng quà. Cô tôi đi đánh chắn vắng. Bà tôi ở nhà nhưng không thèm hỏi gọi đến tôi. Mười giờ hơn, tôi lẳng lặng ra đi, vận áo chùng thâm, đầu trần, chân không. […].

Mặc có bộ quần áo chúc bâu mỏng và chiếc áo chùng thâm đã toạc vai, tôi thấy khí lạnh thấm vào da thịt càng tê buốt, và mỗi lần gió đông như ngọn roi quất nhanh qua mặt, tôi tưởng như hai gò má bị một lưỡi dao sắc cứa dài. Đi lại mãi, hơn mười vòng chung quanh nhà thờ rồi, và len lỏi bao nhiêu lượt vào các đám đông, hai ống chân tôi đã mỏi rời. Tiếng chuông bỗng nổi dậy. Rồi cả bầu trời rung chuyển lên bởi những vang động dồn dập đổ hồi. Cửa nhà thờ đã mở rộng. Một vòm chói lòa ánh sáng đèn nến và ánh ngời của thủy tinh, của pha-lê và của vàng son tỏa ra. Tây đầm đi vào trước. Cả bầu đoàn, vú bế, vú dắt, chị hai, chị khâu, bé con cầm áo choàng và làn mây dựng đầy bánh kẹo hoa quả, ríu rít theo sau. […] Vượt nhanh khỏi mấy bực thềm đá, tôi cố gắng lách mình qua một chặng người để có thể nhìn thấy bàn thờ nhưng không sao được.

Đã đến thế, mỗi lần tôi rúc đầu lách mình vào các đám đông hôi hám ở ngoài cùng ấy thì lại bị một người trong bọn đẩy xuống nếu không phải một cái cốc lỗ đầu. Dần dần tôi mất cả cái hứng thú xem cử lễ. Dần dần tôi thấy sự lạnh lẽo thấm thía hơn. Dần dần tôi cảm thấy một cách chua cay bên sự trơ trọi hèn hạ của tôi, một đứa trẻ côi cút cùng khổ, có bao nhiêu người vui sướng, say sưa, chỉ chạm đến họ tôi cũng không dám. Tiếng đàn sáo ca hát càng dướn lên, dồn dập tưng bừng. Nhưng tôi đã bước khỏi cái bậc cuối cùng của cái sàn đá cũng kín người- những người nhà quê đến chậm. Tôi lủi thủi đi ngược lên phía trên rồi ngoặt ra con đường trung tâm của thành phố, có khu vườn cây, vườn hoa và những chuồng chim mọi ngày tôi thường tha thẩn ở đây và đi qua đây. Tôi không về nhà”.

                               (Trích chương 5-Đêm Noen, Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)

Câu 3. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” trong đêm Noen.

Câu 4. Em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật tôi trong đêm Noen đó?

Câu 5. Theo em, ở tuổi đi học, trẻ em cần những gì?

giúp mình với ạ 

0
Có 1 câu thôi ạ, mong mn giúpĐọc và trả lời câu hỏi sau : “[…] Đã đến đêm hai mươi bốn tháng chạp tây rồi. Em gái tôi vẫn nhởn nhơ chơi đùa. Nó hí hửng săn đón tụi bạn học cũ để hỏi tiền chúng ăn quà chịu của nó và mua thêm ít hoa quả như bưởi, khế, hột sắn để sáng mai ra cổng trường bà Sờ ngay bên cạnh nhà bán tranh với tụi hàng quà. Cô tôi đi đánh chắn vắng. Bà tôi ở nhà nhưng không thèm hỏi gọi...
Đọc tiếp

Có 1 câu thôi ạ, mong mn giúp

Đọc và trả lời câu hỏi sau : “[…] Đã đến đêm hai mươi bốn tháng chạp tây rồi. Em gái tôi vẫn nhởn nhơ chơi đùa. Nó hí hửng săn đón tụi bạn học cũ để hỏi tiền chúng ăn quà chịu của nó và mua thêm ít hoa quả như bưởi, khế, hột sắn để sáng mai ra cổng trường bà Sờ ngay bên cạnh nhà bán tranh với tụi hàng quà. Cô tôi đi đánh chắn vắng. Bà tôi ở nhà nhưng không thèm hỏi gọi đến tôi. Mười giờ hơn, tôi lẳng lặng ra đi, vận áo chùng thâm, đầu trần, chân không. […]. Mặc có bộ quần áo chúc bâu mỏng và chiếc áo chùng thâm đã toạc vai, tôi thấy khí lạnh thấm vào da thịt càng tê buốt, và mỗi lần gió đông như ngọn roi quất nhanh qua mặt, tôi tưởng như hai gò má bị một lưỡi dao sắc cứa dài. Đi lại mãi, hơn mười vòng chung quanh nhà thờ rồi, và len lỏi bao nhiêu lượt vào các đám đông, hai ống chân tôi đã mỏi rời. Tiếng chuông bỗng nổi dậy. Rồi cả bầu trời rung chuyển lên bởi những vang động dồn dập đổ hồi. Cửa nhà thờ đã mở rộng. Một vòm chói lòa ánh sáng đèn nến và ánh ngời của thủy tinh, của pha-lê và của vàng son tỏa ra. Tây đầm đi vào trước. Cả bầu đoàn, vú bế, vú dắt, chị hai, chị khâu, bé con cầm áo choàng và làn mây dựng đầy bánh kẹo hoa quả, ríu rít theo sau. […] Vượt nhanh khỏi mấy bực thềm đá, tôi cố gắng lách mình qua một chặng người để có thể nhìn thấy bàn thờ nhưng không sao được. Đã đến thế, mỗi lần tôi rúc đầu lách mình vào các đám đông hôi hám ở ngoài cùng ấy thì lại bị một người trong bọn đẩy xuống nếu không phải một cái cốc lỗ đầu. Dần dần tôi mất cả cái hứng thú xem cử lễ. Dần dần tôi thấy sự lạnh lẽo thấm thía hơn. Dần dần tôi cảm thấy một cách chua cay bên sự trơ trọi hèn hạ của tôi, một đứa trẻ côi cút cùng khổ, có bao nhiêu người vui sướng, say sưa, chỉ chạm đến họ tôi cũng không dám. Tiếng đàn sáo ca hát càng dướn lên, dồn dập tưng bừng. Nhưng tôi đã bước khỏi cái bậc cuối cùng của cái sàn đá cũng kín người- những người nhà quê đến chậm. Tôi lủi thủi đi ngược lên phía trên rồi ngoặt ra con đường trung tâm của thành phố, có khu vườn cây, vườn hoa và những chuồng chim mọi ngày tôi thường tha thẩn ở đây và đi qua đây. Tôi không về nhà”.

Câu 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

1
10 tháng 12 2021

Giúp e vs 

 Chuộc lương tâmCách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước...
Đọc tiếp

 

Chuộc lương tâm

Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.

Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.

Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: "Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ!"

Mẹ tôi trả lời: "Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con?"

Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: "Con cần đồng hồ làm gì thế hả?"

Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: "Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp."

Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý, thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.

Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng.

Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.

Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: "Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy! Thôi, mẹ về đây."

Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: "Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ?" Mẹ tôi trả lời: "Bố mày bán máu lấy tiền đấy!"

Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi? Trời ơi! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa.

Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.

Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng.

Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: "Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé!" Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể.

Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.

Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lị xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.

Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: "Chiếc đồng hồ vẫn còn đây."

Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !

Tôi kinh ngạc hỏi: "Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ?" Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: "Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy!"

Tôi hỏi tiếp: "Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ?" Thầy bảo: "Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người."

đã bao giờ các bạn đòi hỏi bố mẹ như thế chưa ?

4
9 tháng 7 2015

Lê Quang Phúc: Dô duyên vừa phải thôi chứ, người ta đăng thì kệ người ta đi.

9 tháng 7 2015

người ta muốn gửi hay làm j thì kệ người ta chứ

"...Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận...
Đọc tiếp

"...Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:

- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.

Đứa khác nói:

- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.

Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:

- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?

Sơn ưỡn ngực đáp:

- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.

Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.

Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:

- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

- Sao không bảo u mày may cho?

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui"...
Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?
 

1
16 tháng 8 2023

Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ 3

 

tìm dùm mình động từ trong bài văn hay sau ( ko tìm cũng ok)“Mày có bạn thân không?”Câu hỏi khá là quen thuộc với mọi người. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình,...
Đọc tiếp

tìm dùm mình động từ trong bài văn hay sau ( ko tìm cũng ok)

“Mày có bạn thân không?”

Câu hỏi khá là quen thuộc với mọi người. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình, bạn bè và tôi, một cách đột ngột và đau đớn.

Chúng tôi quen nhau từ những ngày tiểu học, chính xác là từ năm lớp 4. Ngày đó, tôi vốn cực kỳ nhút nhát, ít giao tiếp với các bạn học trong lớp. Rồi một ngày, cậu ấy tới, chủ động bắt chuyện với tôi. “Cậu có con gấu bông xinh thế!”, cậu ấy nói như vậy về con gấu của tôi, mặc dù các bạn cùng lớp chê nó kỳ quái, chỉ vì nó không giống những con gấu bông thông thường khác. Câu nói đó đã bắt đầu cho một tình bạn đẹp, cho những kỷ niệm không thể nào quên giữa hai người bạn.

Ban đầu chỉ là chơi chung gấu bông, nhưng rồi đến đọc truyện cũng đọc chung, hay cùng chơi, cùng vẽ tranh… Tôi dần mở lòng hơn, làm quen với những người bạn mà cậu ấy giới thiệu cho tôi. Và rồi tôi nhận ra, chúng tôi đã thành tri kỷ lúc nào chẳng hay.

Tôi đã rất buồn vào ngày cuối cùng của năm lớp 5, ngày mà tôi cứ nghĩ rằng sẽ không còn học chung với cô bạn thân của mình nữa. Nhưng cuối cùng thì lên cấp hai, hai đứa vẫn học chung với nhau, thân với nhau còn hơn cả trước kia nữa. Cùng yêu thích truyện tranh, cùng sáng tác truyện tranh về cuộc sống mơ ước của hai đứa. Cho tới bây giờ, tôi mới thực sự để ý đến dung mạo của nó. Tóc đen dài, mắt to, lúc nào cũng cười thật tươi. Da hơi ngăm ngăm, cao hơn trung bình các cô bạn học khác. Có thể đám con trai trong lớp gọi nó là hung dữ, bà chằn, còn tôi chỉ thấy một cô gái mạnh mẽ và cá tính. Ngày tháng cứ êm đềm trôi qua. Tâm sự vào giờ nghỉ trưa về những rung động đầu đời, những khúc mắc gia đình. Hai đứa gắn với nhau như hình với bóng vậy.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là sinh nhật năm lớp 7. Vốn có ít bạn bè nên tôi không tổ chức sinh nhật, chỉ rủ một vài người bạn thân tới chơi. Vậy mà, nó đã gọi thêm rất nhiều bạn cùng lớp khác, tới “đập phá” tại sinh nhật tôi thành một bữa ra trò. Từ bé tới giờ, chưa bao giờ có một bữa tiệc sinh nhật nào của tôi có nhiều bạn bè tới như vậy. Vui mừng, bất ngờ, hạnh phúc, những cảm xúc hòa lẫn vào với nhau, tạo thành một kỷ niệm vui cho tôi.

Lớp 8, nó trở thành một vị gia sư, bổ túc thêm các môn Toán và Anh cho tôi. Ngược lại, tôi giúp nó trong các môn Sử, Địa, Sinh. Một “đôi bạn cùng tiến” ăn ý. Nó càng ngày càng cao, ăn khỏe hơn, đánh tôi đau hơn, chạy nhanh hơn. Một bữa ăn năm bát cơm, ăn nhiều thịt nhưng không ăn rau nên bị thiếu chất xơ trầm trọng. Tôi phải làm một chế độ dinh dưỡng mới, bắt nó phải tuân thủ.

Những tài năng của nó ngày càng được thể hiện rõ ràng. Vốn nổi tiếng viết chữ rất đẹp, từng đoạt giải năm lớp 5 nên nó được giao nhiệm vụ viết sổ, viết đề mục cho các cô. Vẽ đẹp hơn, bộ truyện tranh mà hai đứa cùng thực hiện năm lớp 6 lại tiếp tục dày hơn rồi. Luôn nhắc nhở tôi khắc phục những khuyết điểm của bản thân, “viết nhanh lên mày!”, “đứng thẳng cái lưng lên!”. Những lời nói này, dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống học sinh của tôi.

“Mày ơi, tao mệt quá”.

Năm lớp 9, sức khỏe của nó đột ngột suy giảm. Sau một trận sốt xuất huyết, tỷ lệ hồng cầu trong máu của nó giảm tới mức nguy hiểm và không thể hồi phục. Nghỉ học hai tuần liền bặt vô âm tín. Rồi nó đi học trở lại, sụt năm cân. Từ đó, nó chỉ ngồi im vào mỗi giờ ra chơi, không chơi bóng, không đuổi bắt với tôi, không đi ăn trưa cùng nhau nữa. Vẫn vui tính, hay cười, hay trêu đùa như trước, nhưng bây giờ lại đi kèm với một sự đau đớn, mệt mỏi ẩn sâu trong đôi mắt đen láy đó. Rồi tần suất những ngày nghỉ học tăng lên, kéo dài hơn. Chỉ có thể gặp nhau vào những ngày ôn thi học sinh giỏi, nên sự tiều tụy của nó càng trở nên rõ nét hơn sau mỗi lần gặp.

Cô gái mà tôi biết khi xưa, mỗi bữa ăn năm bát cơm, mà bây giờ hai má hóp lại, tay chân teo tóp, không còn lực. Đôi mắt vô hồn, tràn đầy sự mệt mỏi đau đớn. Ngay cả việc đi lại bây giờ với nó cũng khó khăn, phải có người dìu đi, không tự đạp xe đến trường như vẫn làm bao lâu nay. Nó rất yêu thích môn Tiếng Anh, và thực sự rất mong chờ tới kỳ thi học sinh giỏi để thể hiện khả năng của mình. Nhưng cơn bệnh đó đã ngăn cản ước mơ của nó được thực hiện. Tôi đi thi, đoạt giải và bước tiếp tới vòng thành phố. Còn ước mơ của nó, đành dừng lại ở đây, vì cơn bạo bệnh ấy.

Sau kỳ thi ấy, nó nghỉ học liền một tháng. Và ở lớp rộ lên những tin đồn. “Mày ơi, con Khánh bị làm sao thế?”, “Nó bị bệnh gì liên quan đến sức đề kháng ấy”, “Dạo này nó yếu lắm”, “Nó nghỉ học được cả tháng rồi ấy nhỉ?”. Lần đầu tiên, cả tập thể lớp 9A1 chúng tôi thật lòng quan tâm tới một người, lo lắng cho một người. Thay phiên nhau chép vở trên lớp, ghé thăm nó để giảng bài cho nó, chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối kỳ sắp tới. Những ngày cuối cùng nó tới lớp, mọi người đều động viên, cố gắng hết sức để giúp đỡ nó. Chỉ bài, giảng bài, pha nước, giúp nó ăn sáng, chỉ nó cách làm bài thi… Tạo điều kiện kết sức có thể đưa nó qua kỳ thi này, một bước tới gần hơn với kỳ thi cấp ba - kỳ thi quan trọng mà chúng tôi sắp phải đối mặt.

Một ngày cuối tháng 12 năm 2016, tôi và một người bạn tới thăm nó tại nhà riêng. Nó nằm đó, trên cái giường mà chúng tôi hay ngồi chơi với nhau khi xưa, đang ngủ. Có lẽ là một giấc ngủ yên bình, vì nó không còn phải đối mặt với đau đớn, với những cơn co giật, nhức khớp luôn thường trực. Tôi ngồi chờ cho tới khi nó thức dậy. Ban đầu là cau có, tức giận và mệt mỏi, nhưng có lẽ, trong giây phút ấy, nó nhận ra đây có thể là lần cuối cùng chúng tôi được gặp nhau, nên đã ngồi dậy, để chúng tôi có thể cùng ngồi nói chuyện.

Chúng tôi kể về những chuyện thú vị trên lớp, những câu chuyện hài hước. Nó cười, nụ cười tươi rói mà tôi vẫn luôn chờ mong bấy lâu nay, cùng với ước mơ nó được khỏe lại, có thể cùng tới trường với tôi như trước. Cùng học, cùng vẽ, cùng đọc truyện, sẻ chia những tâm sự… Đó là mong ước thiết tha nhất của tôi trong giây phút ấy.

Rồi nó bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về những ngày ở bệnh viện. Thời gian nó ở bệnh viện thậm chí còn nhiều hơn ở nhà mình. Liên tục phải trải qua những xét nghiệm, sinh thiết, chọc tủy… Những cơn đau nhức khắp người, ngay cả việc ăn uống cũng khó khăn, liên tục hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần của cô gái kiên cường ấy. Có những lúc, tưởng chừng như bạo bệnh đã đánh gục nó, nhưng chiến binh ấy vẫn đứng vững, vẫn vươn lên như bông hoa hướng dương hướng về mặt trời.

Mái tóc đen bết lại vì không thể tắm gội thường xuyên, tóc cũng thưa dần, để lộ ra những mảng da đầu trắng bệch. Nước da vàng bủng, trên người chi chít những vết tím bầm do chọc kim hay bị tụ máu. Tay chân teo lại, việc cử động cũng trở nên yếu ớt. Trước kia, bữa nào nó cũng ăn năm bát cơm, vậy mà vẫn than đói suốt ngày. Còn bây giờ, ngay cả việc húp vài thìa cháo cũng trở nên khó khăn. Kể từ ngày bị ốm cách đây bốn tháng, nó đã sụt hơn 10 cân. Hôm đó, lúc chuẩn bị về, nó đã nói với tôi một câu: “Có lẽ là bọn mày nên chuẩn bị sẵn tinh thần đi. Tao không nghĩ là tao qua được Tết năm nay đâu”.

Đêm hôm ấy, tôi không ngủ được. Không ngừng nghĩ về câu nói ấy. Cho tới lúc ấy, tôi vẫn không biết được tình trạng bệnh tình thật của nó. Chỉ biết là nó đang bệnh rất nặng. Mặc dù ngoài miệng luôn động viên nó, nhắc nó rằng phải có niềm tin, nhưng chính niềm hy vọng lớn nhất, vững chãi nhất trong lòng tôi lúc này lại đang dao động. Lần đầu tiên, tôi nghĩ đến viễn cảnh một ngày, tôi không còn được nhìn thấy nó, cái ngày mà nó rời xa tôi mãi mãi. Một nỗi sợ vô hình dâng lên trong lòng, và mong ước phép màu xảy ra chưa bao giờ trở nên mạnh mẽ như lúc ấy.

Sau buổi gặp gỡ cuối cùng ấy, tôi phải đối mặt với nhiều áp lực. Đối mặt với kỳ thi cấp thành phố. Áp lực học trên trường tăng lên. Nhưng tôi không ngừng nghĩ tới nó, với khát vọng cháy bỏng về một điều kỳ diệu sẽ xảy ra, ngày mà nó sẽ khỏe lại, sẽ lại tới trường. Nhưng phép màu đã không xảy ra. Mồng 3 Tết Đinh Dậu (tức ngày 30/1/2017), nó đã ra đi, bỏ lại gia đình, bạn bè và tôi, để đi tới một nơi khác, không có đau đớn, mệt mỏi.

Hai ngày sau, tôi về Hà Nội. Việc làm đầu tiên là tới nhà nó. Để chia buồn với gia đình nó, những người yêu thương tôi như con ruột. Tôi đã rất bình tĩnh, và nghĩ rằng mọi chuyện sẽ đơn giản thôi. Nhưng khi tới trước cửa nhà nó, những kỷ niệm tràn về, như một thước phim quay chậm chạy trong ký ức. Tôi đã dặn lòng mình rằng không được khóc, phải làm điểm tựa cho cha mẹ nó, nhất là trong những giây phút đau lòng này. Nhưng, khi nhìn thấy mẹ nó, mở cửa cho tôi, nhìn thấy vị trí của cái giường nơi nó thường nằm trước kia đã được thay thế bằng một cái bàn thờ mới dựng, bát hương vẫn còn nghi ngút khói, nước mắt đã tuôn rơi không ngừng. Bức ảnh nhỏ trên bàn thờ cũng không phải là một tấm ảnh thẻ tử tế, là bức ảnh chụp vào một ngày nó khỏe mạnh, đang cười. Bầu không khí ấy, như bóp nghẹt trái tim tôi vậy. Đau đớn, xót xa, hụt hẫng.

Trong tiếng nấc nghẹn, mẹ nó kể cho tôi về căn bệnh thực sự của nó. Là ung thư máu. Một căn bệnh di căn rất nhanh, và có những dấu hiệu giống như cảm cúm thông thường. Lúc phát hiện ra căn bệnh này đã là giữa tháng 11 năm 2016, tức là chỉ ba tháng trước khi nó ra đi. Buổi chiều hôm trước đó, nó có dấu hiệu phát bệnh. Đau đớn, quằn quại, vùng vẫy, gào thét hàng tiếng liền, trước khi lịm đi. Tỉnh dậy một chút vào ban đêm, để nhìn mặt những người thân yêu lần cuối trước khi chìm vào giấc ngủ, mãi mãi. Lúc đó là 0 giờ 15 phút sáng. Bố nó động viên tôi, và trước khi ra về, dặn rằng, “Con đừng buồn quá, phải tiếp tục cố gắng, cố gắng thay cả phần của bạn nữa”.

Chưa có một đám tang nào mà tôi khóc nhiều như vậy. Dặn lòng rằng không được khóc, phải mạnh mẽ lên, khóc là nó không siêu thoát được đâu, nhưng một lần nữa, nước mắt lại trào ra, trước linh cữu nó. Cả tập thể lớp, những người bạn đã gắn bó với nhau nhiều năm, cũng có mặt đông đủ. Những tiếng thút thít vang lên không ngừng, và lần đầu tiên, tôi nhìn thấy những chàng trai rơi lệ nhiều đến vậy. Khoảnh khắc linh cữu nó được đưa vào lò hỏa thiêu, là lúc những tiếng khóc vang lên to nhất. Có thể lúc còn sống, nó không nói chuyện với những người bạn khác, nhưng một khi đã ra đi, dù còn thù hằn gì trong lòng, những lời trân trọng, cao quý nhất đều dành cho nó. Vì chúng ta là một gia đình. Dù nước mắt rồi sẽ ngừng rơi, nhưng nỗi nhớ trong lòng sẽ không bao giờ nguôi ngoai.

Sau đó, tôi bị khủng khoảng một thời gian. Thành tích học tập có sự sa sút, kết quả thi học sinh giỏi thành phố cũng không được như mong muốn. Nhưng câu nói của bố nó như một lời nhắc nhở tôi phải nỗ lực, bởi mình đang cõng trên vai cả phần của nó. Cắm đầu vào học, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, cho ước mơ của cả tao với mày.

Bọn tôi tới thăm nó vào lễ 100 ngày. Bàn thờ đã dời lên tầng ba, cái giường đã đặt vào chỗ cũ, như xưa. Cảm giác buồn bã, hụt hẫng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bên cạnh đó, bây giờ có thêm mục tiêu, thêm quyết tâm để mà hướng tới. Là tiếp tục bước đi trên con đường đời, dù không có mày sánh bước bên cạnh. Là đi tiếp cả phần của mày, bởi tao biết rằng mày luôn đồng hành với bọn tao, theo một cách nào đó. Hôm đó, một đại diện của lớp được đề nghị đứng lên, để thay mặt lớp, bày tỏ cảm nghĩ. Tôi đã từ chối không đảm nhiệm vai trò ấy. Thương nhớ chỉ để ở trong lòng là đủ, bởi không lời nào có thể diễn tả được nó.

Tôi đã vượt qua được kỳ thi ấy. Ngay hôm tôi thi xong môn cuối, tôi đã tới mộ thăm nó, không nói gì cả. Chỉ lặng lẽ ngồi, tựa lưng vào tấm bia mộ. Từ xưa tới nay, tôi vốn đã kém khoản ăn nói, ngay cả trong những giây phút quan trọng như thế này. Những lời muốn nói như một mớ tơ vò, muốn thốt ra nhưng lại mắc lại trong họng. Và lại tiếp tục kéo dài sự im lặng. Những tia nắng vàng lọt qua kẽ lá của cây xà cừ cổ thụ, rủ bóng xuống ngôi mộ nhỏ. Những giọt nắng ấy chứ dập dờn, nhảy nhót như đàn bướm ánh sáng, lượn quanh những ngôi mộ đá, như một điềm báo từ thế giới bên kia. Hãy luôn ủng hộ tao nhé, trên con đường đầy chông gai này, để tao có một điểm tựa vững chắc, vươn tới tương lai.

Đã hơn một năm kể từ ngày nó ra đi. Tôi đã bước được một nửa tuổi mười sáu, cái tuổi mạnh nhất, khỏe khoắn nhất. Đạt được ước mơ, vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước. Còn nó mãi dừng ở đó, ngưỡng cửa mười lăm đầy khát vọng, hoài bão. Mãi mãi ra đi, để lại mọi thứ, để lại một ước mơ còn đang dang dở, để lại sự đau buồn trong trái tim của những người ở lại. Nhưng tôi biết rằng, ít ra ở thế giới bên kia, nó sẽ không còn phải chịu đau đớn nữa. Không còn những xét nghiệm dài đằng đẵng, những ngày xạ trị đau đớn. Hy vọng ở nơi ấy, thế giới của nó sẽ tốt đẹp hơn.

Mất đi một người bạn thân thiết là rất đau đớn, nhưng mong rằng, cuộc sống của nó sẽ tốt đẹp hơn nơi miền cực lạc. Nó để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp, một tuổi thơ hạnh phúc, những ký ức không thể nào quên. Nó cũng đã để lại cho tôi một bài học về nghị lực sống, về sự kiên cường chống chọi trước cơn bạo bệnh. Những bài học đáng giá sẽ theo tôi suốt cuộc đời. Vĩnh biệt, tao hứa sẽ không quên mày, bạn thân.

 

0
“Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập.Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và  chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh  như các em họ của Sơn.         Thằng Cúc , thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm  bộ quần áo mới của...
Đọc tiếp

“Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập.Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và  chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh  như các em họ của Sơn.

 

        Thằng Cúc , thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm  bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng  ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ.. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi.Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên,hàm răng đập vào nhau”. Tìm các từ ghép có nghĩa tổng hợp có trong phần trích trên?

0
29 tháng 4 2022

a.Từ láy:quây quần,vồ vập,khinh khỉnh

b.BPTT:So sánh:"không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn."

Tác dụng:+Giúp cho câu văn sinh động hơn

                +Làm cho câu văn thêm gợi hình,gợi cảm hơn

c."Nam quốc sơn hà"khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước ta

29 tháng 4 2022

BPTT là so sánh đk bn