K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2021

Đường kính AB

lai 

14 tháng 10 2021

Đường kính AB 

3 tháng 1 2024

\(x\) - (10 - \(x\)) = \(x\) - 22

\(x\) - 10 + \(x\) = \(x\) - 22

2\(x\) - 10 = \(x\) - 22

2\(x\) - \(x\)  = -22 + 10

\(x\)         = - 12

19 tháng 1 2024

Dạ,em cảm ơn cô ạ!

21 tháng 8 2021

`a)`

`A=(x+1)(2x-1)`

`=2x^{2}+x-1`

`=2(x^{2}+(1)/(2)x-(1)/(2))`

`=2(x^{2}+(1)/(2)x+(1)/(16)-(9)/(16))`

`=2(x+(1)/(4))^{2}-(9)/(8)>= -9/8` với mọi `x`

Dấu `=` xảy ra khi :

`x+(1)/(4)=0<=>x=-1/4`

Vậy `min=-9/8<=>x=-1/4`

``

`b)`

`(4x+1)(2x-5)`

`=8x^{2}-18x-5`

`=8(x^{2}-(9)/(4)x-(5)/(8))`

`=8(x^{2}-(9)/(4)x+(81)/(64)-(121)/(64))`

`=8(x-(9)/(8))^{2}-(121)/(8)>= -(121)/(8)` với mọi `x`

Dấu `=` xảy ra khi :

`x-(9)/(8)=0<=>x=9/8`

Vậy `min=-121/8<=>x=9/8`

NV
21 tháng 8 2021

\(A=2x^2+x-1=2\left(x+\dfrac{1}{4}\right)^2-\dfrac{9}{8}\ge-\dfrac{9}{8}\)

\(A_{min}=-\dfrac{9}{8}\) khi \(x=-\dfrac{1}{4}\)

\(B=8x^2-18x-5=8\left(x-\dfrac{9}{8}\right)^2-\dfrac{121}{8}\ge-\dfrac{121}{8}\)

\(B_{min}=-\dfrac{121}{8}\) khi \(x=\dfrac{9}{8}\)

12 tháng 1 2022

ko bt

23 tháng 10 2016

Giống:
+ Đều thuộc thể loại văn học dân gian ( có tính truyền miệng, tập thể )
+ Đều có yếu tố kì ảo, hoang đường
Khác:
+ Truyền thuyết: là truyện đan xen giữa yếu tố kì ảo và yếu tố có thực. Truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, cách đánh giá của nhân dân
+ Cổ tích: là truyện có yếu tố hoàn toàn hoang đường. Truyện kể về những nhân vật quen thuộc như: nhân vật mồ côi, dũng sĩ, dì ghẻ. Truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, công lí
HAY THÌ K CHO MÌNH NHAA <3 <3

23 tháng 10 2016

giống:truyền thuyết và truyện cổ tích đều có những chi tiết tưởng tượng kì ảo.Đều là chuyện dân gian (la truyen  chuyên miệng)

khac: truyền thuyết kể về các n/vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,thể hiện thái độ của n/dân ta đối vs các n/vật ,sự kiện đc kể

cổ tích là loại truyện kể về cuộc đời của 1 số kiểu n/vật:n/vật bất hạnh;dũng sĩ;có tài năng kì lạ;thông minh và ngốc nghếch;n/vật là động vật

k mình nha

4 tháng 5 2019

- Lòng yêu nước: tình cảm gần gũi mà thiêng liêng, là tình yêu quê hương đất nước, nơi mình sinh ra, lớn lên, trưởng thành.

- Lòng yêu nước của em không cần phải là những hành động xả thân vì nghĩa lớn như một thuở binh đao ngày trước. Ngày nay, yêu nước thể hiện ở những hành động nhỏ nhất như:

+ Yêu làng quê, ngõ xóm nơi mình sinh sống.

+ Yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình, biết sống, học tập để dựng xây quê hương.

+ Biết chăm sóc cho nơi mình sinh sống, những mảnh đất mình đi qua được sạch đẹp.

+ Giới thiệu quê hương, đất nước mình với những người bạn ngoại quốc khi có điều kiện.

+ Lên án những hành động xâm phạm đến cảnh đẹp, giá trị văn hóa của quê hương.

- Với em, là một học sinh, hành động thiết thực nhất là cố gắng học tập, trau dồi để có nhận thức đúng đắn, rõ ràng, góp phần dựng xây quê hương. 

9 tháng 11 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

9 tháng 11 2018

Bài tham khảo 1

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

Bài tham khảo 2

Tôi 14 tuổi. Cái tuổi này chưa phải là lớn nhưng cũng không còn bé nữa. Tôi đã đủ lớn để nhận thức được đúng – sai. Tôi đã biết khóc trước những mảnh đời bất hạnh, biết cười khi thấy người khác vui. Tôi đã biết cúi xuống nhặt mảnh chai dưới đường để bảo vệ chân mình và chân những người đi sau. Tôi cũng đã biết biết ơn những người có ơn với tôi nữa….Tất cả những điều ấy đều là do thầy đã dạy tôi.

Tôi vẫn thường được nhìn thấy thầy vào mỗi buổi sớm mai, khi mà thầy đi dạy qua nhà tôi. Tôi vẫn thường cảm thấy lòng bồi hồi nhớ lại quãng thời gian trước đây vào lúc đó ngoài ra thì lại không (!?). Hôm nay thì lại khác…Tôi nghe một đoạn quảng cáo:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng

Là gì? Em biết không?

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi….

Câu hát này…sao nó thân quen quá! Cố lục tìm những mảng kí ức bừa bộn, tôi cố tìm những gì liên quan đến câu hát đó.

A! Phải rồi! Nó đây rồi!

Thầy của tôi vẫn để nhạc chuông điện thoại là bài hát này. Thầy hay nói với chúng tôi là thầy rất thích bài hát này, nó ý nghĩa. Thầy nói, sống trên đời là phải biết giữ lại những gì tốt đẹp, quên đi những gì đáng quên. Và đặc biệt là phải biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Như là để gió cuốn đi….

Thế đấy! Thầy đã dạy chúng tôi phải sống như thế đấy! Vậy mà, bây giờ tôi mới thấm thía. Còm hồi lớp 4, cái thời điểm thầy dạy thì tôi chỉ vâng dạ cho xong chuyện.

Bạn bảo tôi kể về kỉ niệm đáng nhớ về thầy giáo ư? Nhiều lắm, không kể nổi đâu! Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng chính thầy cũng là một kỉ niệm đáng nhớ với tôi rồi!

Tôi vẫn luôn thấy tiếc vì thời gian chúng tôi học với thầy quá ít ỏi. Đến nỗi, tôi cứ cảm thấy áy náy vì chưa làm được cho thầy điều gì cả. Thầy đã dạy dỗ 12 đứa học sinh chúng tôi rất chu đáo. Thầy dạy chúng tôi mẹo làm toán nhanh, dạy cả cách làm một bài văn thế nào cho đúng yêu cầu nữa. Thầy có hẳn một kho tàng chuyện cười, tôi nghĩ thế, nên cứ lúc nào chúng tôi mệt là thầy lại kể cho chúng tôi nghe. Học với thầy, chúng tôi luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Nhà thầy ở xa trường hơn 20 cây số, thế mà dù nắng hay mưa, thầy luôn đến lớp đúng giờ. Thầy đến, mang cho chúng tôi bao nhiêu là điều mới lạ. Thầy như cơn gió thổi vào lòng những đứa học sinh lam lũ của mình những luồng gió mới. Thầy như tia nắng ban mai thắp sáng ước mơ tôi, gieo cho chúng tôi bao nhiêu ước mơ và hoài bão.

Thầy vẫn bảo: “Nếu chỉ được một lần duy nhất đi trên con đường đầy hoa, các con sẽ chọn bông hoa nào?”. Giờ thì, con đã hiểu thầy nói gì rồi, thầy ạ. Con sẽ chọn cho con “bông hoa” cơ hội nào đẹp nhất. Thầy cũng bảo thầy không có con, thế nên thầy xem chúng tôi như con của mình vậy. Thầy đối xử với tôi rất tốt. Thế nên chúng tôi vẫn cố gắng làm thầy vui, như cách những đứa con đang báo hiếu cho cha mình vậy.

Thầy trò chúng tôi đã gắn bó với nhau như thế đấy. Ấy vậy mà, sự thật thật trớ trêu. Giữa học kỳ II lớp 4, thầy phải chuyển trường. Khi nghe thầy hiệu phó nói, chúng tôi như không tin vào tai mình. Tôi còn nhớ như in cái ngày hôm ấy. Đó là thứ 2, ngày 21, tháng 2. Chúng tôi đã khóc rất nhiều. Thầy của tôi sắp phải xa chúng tôi rồi! Phải làm thế nào đây? Thầy cũng đã rơi nước mắt đấy. Thầy trò chúng tôi cứ nhìn nhau mà khóc suốt. Thầy dặn chúng tôi: “Các con ở lại nhớ nghe lời thầy giáo mới, phải chịu khó mà học hành. Cơ hội đến với người ta không nhiều, thế nên các con phải biết nắm bắt. Chúc các con sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Thôi, chào các con ở lại, thầy đi đây! “Chúng tôi đã khóc nhiều lắm. Tôi còn ngây thơ hỏi: “Thầy đi thì bao giờ về ạ?”. Tôi đã từng nghĩ, thầy giờ đã không còn là thầy của tôi nữa rồi!

Nhưng mà không phải vậy đâu, thầy vẫn mãi là thầy của chúng tôi chứ. Bây giờ, mỗi sớm mai thấy thầy, tôi vẫn không quên chào thầy. Và, thật vui, thầy vẫn nhận ra tôi, thầy còn cười với tôi nữa. Tôi cũng rất tự hào vì đến giờ tôi vẫn làm theo lời thầy dạy: Biết tôn sư trọng đạo, biết ơn người có ơn với mình. Hạnh phúc hơn là, hồi lớp 7, khi tôi viết truyện về thầy, truyện của tôi được giải ba đấy. Thầy ơi, thầy có biết không, con viết về thầy được giải ba đấy, thầy ạ !

Đã hơn 4 năm rồi nhưng tôi vẫn không quên được thầy. Có lẽ vì thầy là kỉ niệm khó quên trong lòng tôi. Tuy xa thầy rồi, nhưng những bài học thầy dạy tôi vẫn chưa quên. Thầy ơi, tuy hôm nay đã là 26/11 rồi, nhưng con vẫn nhân ngày nhà giáo Việt Nam, con chúc thầy mạnh khỏe, có một cuộc sống hạnh phúc. Đặc biệt là thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý của mình. Và…thầy hãy chờ xem con thực hiện ước mơ của mình như thế nào, thầy nhé!

Bài tham khảo 3

Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.

Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.

Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.

Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.

Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui…”. Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.

Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.

Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.

20 tháng 2 2021

( - 25 ) : 10 = -15 : x

=> -15 : x = - 25 : 10

     -15 : x = - 2,5

     x          = -15 : -2,5

     x          = 6

Vậy x = 6

20 tháng 2 2021

Ta có: (-25) : 10 = (-15) : x

=>      -2,5          = (-15) : x

=>       x             = (-15) : (-2,5)

=>       x             = 6

Vậy x = 6